Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm trong công ty May Chiến Thắng - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm trong công ty May Chiến Thắng



MỤC LỤC
 
PHẦN I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SXSP
I. Giới thiệu khái quát về công ty May Chiến Thắng . 1
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty May Chiến Thắng .1
2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh . . 1
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty May Chiến Thắng 3
4. Đặc điểm tổ chức kế toán. . . . . . .4
4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 4
4.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán .5
II.Thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành SXSP tại công ty May Chiến Thắng . .8
1.Kế toán chi phí sản xuất .8
1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất ở công ty May Chiến Thắng 8
1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 8
1.3 Kế toán các khoản mục CPSX .9
1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .9
1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 11
1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung .12
1.3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất .15
2. Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty May Chiến Thắng 15
2.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm .15
2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty May Chiến Thắng 16
2.3 Phương pháp tính giá sản phẩm ở công ty May Chiến Thắng .17
PHẦN II : MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SXSP TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG .17
I. Đánh giá chung thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành SXSP tại công ty May Chiến Thắng .17
1. Những ưu điểm . 17
2. Những tồn tại 18
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . .20
KẾT LUẬN
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phí sản xuất và tính giá thành cũng có sự khác biệt nhất định giữa các loại hình đó.
Để tập trung nghiên cứu có chiều sâu, trong khuôn khổ chuyên đề này em chỉ xin trình bày đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc. Đây là lĩnh vực không còn mới nhưng lại có nhiều vấn đề cần quan tâm. Hơn nữa sản xuất gia công hàng may mặc là loại hình sản xuất đặc thù của công ty May Chiến Thắng nói riêng hay ngành may mặc nói chung và nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty.
1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng
Ở Công ty may Chiến Thắng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu, thường xuyên, liên tục là gia công xuất khẩu cho các hãng nước ngoài. Do loại hình sản xuất kinh doanh mang tính chất đặc thù nên chi phí sản xuất cũng có điểm khác biệt đó là chi phí nguyên vật liệu chính không có trong giá thành và chi phí nguyên vật liệu phụ (nếu có) cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng giá thành. Nguyên nhân là: nguyên vật liệu, phụ liệu chính đều do bên đặt hàng cung cấp theo đúng số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng.
Thỉnh thoảng có trường hợp bên đặt gia công không cung cấp đầy đủ phụ liệu hay nhờ Công ty mua hộ (theo thoả thuận hợp đồng).
Hiện nay, Công ty may Chiến Thắng tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục sau
- Chi phí NVLTT: gồm chi phí vật liệu phụ để gia công trong trường hợp khách hàng không cung cấp đủ.
- Chi phí NCTT: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của CNSXTT.
- Chi phí SXC :gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng xí nghiệp.
1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Công ty may Chiến Thắng có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục được thực hiện trong phạm vi từng xí nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là theo từng xí nghiệp và chi tiết cho từng mã sản phẩm.
Đối với những chi phí, liên quan đến một mã sản phẩm, kế toán sẽ căn cứ vào số liệu của chứng từ để tập hợp trực tiếp cho mã sản phẩm đó. Đối với những chi phí có liên quan đến nhiều mã sản phẩm, kế toán lựa chọn tiêu thức phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp (tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm).
1.3. Kế toán tập hợp CPSX.
1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành hai loại chính :
Chi phí nguyên liệu chính trực tiếp bao gồm các lại vải chính, dựng mếch, bông, lông, da… Vải chính là các loại chủ yếu cấu tạo nên sản phẩm.
Chi phí vật liệu phụ trực tiếp : khoá, ôzê, cúc các loại, mác đồng bộ, ken vai, đệm nhựa.. là các loại vật liệu tham gia cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
a) Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu chính.
Tại công ty May Chiến Thắng, đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc thì toàn bộ nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng. Số lượng nguyên vật liệu chính chuyển đến công ty trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức nguyên liệu. Ngoài phần nguyên vật liệu tính toán theo định mức, khách hàng còn phải chuyển cho công ty từ 2- 3% số nguyên liệu để bù vào sự hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu.
Trong loại hình sản xuất gia công, kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của nguyên vật liệu theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất do phòng xuất nhập khẩu lập thì cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp, kế toán không hạch toán giá trị nguyên vật liệu xuất dùng vào sản xuất.
Tuy toàn bộ số lượng nguyên vật liệu chính được khách hàng cung cấp nhưng công ty phải chịu chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từ cảng Hải Phòng về đến kho của công ty, số chi phí vận chuyển này được công ty hạch toán vào tài khoản 641 "Chi phí bán hàng".
Tại các xí nghiệp căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng xuất nhập khẩu sẽ nhận nguyên vật liệu về gia công. Trên cơ sở lệnh sản xuất thì thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho cho các xí nghiệp.
Sau khi xí nghiệp nhận được nguyên vật liệu chính về gia công chế biến. Mỗi loại vải được sản xuất gia công nhiều mặt hàng khác nhau và mỗi mã hàng lại được sản xuất từ nhiều loại vải với kích cỡ khác nhau. Để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu của bên đặt hàng mà lại tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu nhất công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo bàn cắt trên "Phiếu theo dõi bàn cắt" nhằm phản ánh chính xác số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mã liên quan "Phiếu theo dõi bàn cắt" được mở cho từng xí nghiệp, trong đó theo dõi chi tiết cho từng mã sản phẩm.
Cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp dựa vào các "Phiếu theo dõi bàn cắt" báo cáo số NVL tiết kiệm được để tính theo quy định và lập bảng báo cáo quyết toán nguyên vật liệu cho từng mã hàng (Biểu số1).
Đối với NVL tiết kiệm được, ở công ty thành lập một tổ làm giá và xác định giá trị số NVL tiết kiệm được theo giá mà công ty có thể bán ra ngoài và được hạch toán trên tài khoản 1385.
Trong kỳ nếu số nguyên vật liệu tiết kiệm được xuất dùng cho sản xuất hay bán ra ngoài, kế toán căn cứ vào đơn giá nguyên liệu tiết kiệm trước đó để tính giá hàng xuất kho.
b) Kế toán chi phí vật liệu phụ:
Vật liệu phụ không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm song nó giúp tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm đó.
Vật liệu phụ có 2 trường hợp:
* Nếu khách hàng cung cấp đầy đủ vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm thì trường hợp này cũng giống như vật liệu chính. Công ty vận chuyển về nhập kho theo số lượng trong hợp đồng quy định, bao gồm về phần vật liệu phụ theo định mức và 2% phụ liệu để bù vào hao hụt trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp này, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng thông qua chứng từ gốc mà không hạch toán giá trị.
* Nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ vật liệu phụ, công ty phải đi mua theo yêu cầu của khách hàng. Kế toán sẽ theo dõi cả hai mặt : số lượng và giá trị và được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm .
Khi xuất kho, “phiếu xuất kho” chỉ tạm thời ghi phần số lượng phụ liệu xuất dùng. Cuối tháng kế toán xác định giá trị thực tế vật liệu phụ xuất dùng theo phương pháp đích danh.
Kế toán căn cứ vào “Bảng kê chứng từ TK 15221- vật liệu phụ may ” ( biểu số2). Bảng kê chứng từ được lập vào cuối tháng cho toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng tài khoản và từng mã sản phẩm trên cơ sở các phiếu xuất, phiếu nhập nhập vào máy, máy sẽ tự động kết chuyển sang bảng kê chứng từ. Số liệu trên bảng kê chứng từ này là căn cứ để ghi vào các bảng kê chứng từ TK 1541 - "CPSXKDD May", TK 627 - "Chi phí sản xuất chung".
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Chứng từ
Diễn giải
TKđ/ ứng
PS Nợ
PS Có
NT
SH
Tiền Việt Nam
11/01
PC 193/1
Mua khoá PN 3/1
111
370.000
….
….
….

….
Cộng
32.957.380
06/01
PX 5/1
Chi phí SXKD XN 1Mitsu- mã áo GAJ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status