Tổ chức công tác kế toán thành phẩm ở xí nghiệp dược phẩm TW II-Hà nội - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Tổ chức công tác kế toán thành phẩm ở xí nghiệp dược phẩm TW II-Hà nội



-Kế toán thanh toán với ngân hàng: thực hiện việc giao dịch với ngân hàng cùng các bộ phận khác có liên quan lập và hoàn chỉnh chứng từ thanh toán gửi ra ngân hàng kịp thời. Hiện nay xí nghiệp giao dịch với 3 ngân hàng:Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương.
-Kế toán tổng hợp gía thành: phản ánh ghi chép chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, phân bổ các chi phí đó vào các đối tượng tính giá thành, tính toán giá thành sản phẩm đã hoàn thành đối chiếu với kế hoạch, tổng dự toán chi phí sản cuất, đề xuất biện pháp hạ thấp giá thành, cung cấp thông tin cho phân tích hoạt động kinh tế và dự toáng chi phí sản xuất kỳ sau.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tế quốc dân, từ đó xác định được GDP, đến tích luỹ và sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia.
2. Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm:
2.1. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết qui trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hay thuê ngoài gia công chế biến đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật qui định và nhập kho thành phẩm hay giao trực tiếp cho khách hàng.
Thành phẩm trong các doanh nghiệp được biểu hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị:
+ Hiện vật được thể hiện cụ thể bởi số lượng (khối lượng) và chất lượng của sản phẩm. Trong đó mặt số lượng phản ánh qui mô thành phẩm mà doanh nghiệp tạo ra nó và nó xác định bằng các đơn vị đo lường: Kg, lít, mét, bộ, cái... còn chất lượng của thành phẩm phản ánh giá trị của thành phẩm và được xác định bằng tỷ lệ % tốt xấu phân cấp thứ hạng (loại I, loại II...) của sản phẩm.
+ Giá trị thành phẩm chính là giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán.
2.2. Để quản lý tốt thành phẩm về mặt số lượng đòi hỏi phải thường xuyên kịp thời phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm phát hiện kịp thời thành phẩm, hàng hoá ứ đọng để có biện pháp giải quyết nhanh chóng để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.
Về mặt chất lượng phải làm công tác kiểm tra phân cấp sản phẩm và có chế độ bảo quản riêng đối vơí từng loại sản phẩm.
Về mặt giá trị yêu cầu phải đặt ra là phải làm tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm nhằm phản ánh và đánh giá một cách chính xác thành phẩm. Ngoài ra cần cải tiến mẫu mã (hình thức, màu sắc...) để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
3. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm.
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý nêu trên, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời và gián đốc chặt chẽ về tình hìnhhiện có và sự biến động( nhập , xuất , tồn) của từng loại thành phẩm trên cả hai mặt: hiện vật và giá trị.
Theo dõi phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và các khoản thu nhập khác.
Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp , phản ánh và giám đốc tình hình phân phối kết quả lao động, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. Đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với các hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả của doanh nghiệp .
II. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và bán hàng của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
1. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm:
1.1. Nguyên tắc tổ chức hạch toán thành phẩm.
- Phải tổ chức hạch toán thành phẩm theo chủng loại thành phẩm theo đúng số lượng và chất lượng thành phẩm.
- Phải kết hợp ghi chép giữa kế toán thành phẩm, thủ kho và phân xưởng sản xuất để đảm bảo cho thành phẩm được phản ánh kịp thời, chính xác.
- Sự biến động của thành phẩm có rất nhiều nguyên nhân vì vậy để phản ánh được tình hình biến động của thành phẩm, phải tổ chức công tác ghi chép ban đầu một cách khoa học, hợp lý.
- Khi hạch toán thành phẩm nhập - xuất kho phải ghi chép theo giá trị thực tế ngoài có thể sử dụng thêm giá hạch toán, vì giá thành của mỗi bên nhập xuất kho luôn biến động.
- Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng nhóm, loại sản phẩm.
1.2. Đánh giá thành phẩm
1.2.1. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán:
Do sự biến động thường xuyên và do cả việc xác định giá thực tế của thành phẩm sản xuất ra chỉ theo một định kỳ. Vì vậy để ghi chép kịp thời giá trị thành phẩm nhập xuất doanh nghiệp cần sử dụng một loại giá trị ổn định trong một thời gian dài, gọi là giá hạch toán. Cuối kỳ tổng hợp giá thành phẩm nhập kho, xác định hệ số giá của từng loại thành phẩm và tính giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ theo công thức chung:
=
x hệ số gía
Trị giá thực tế thành phẩm Trị giá hạch toán thành phẩm
Xuất kho trong kỳ xuất kho trong kỳ
Trong đó:
+
+
Trị giá thực tế thành Trị giá thực tế thành
Hệ số giá =
phẩm tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán Trị giá hạch toán
thành phẩm tồn đầu kỳ thành phẩm nhập trong kỳ
1.2.2 Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế
Phương pháp tính theo giá bình quân gia quyền:
+
Giá thành thực tế Giá thành thực tế
Đơn giá
bình quân =
thành phẩm tồn đầu kỳ thành phẩm nhập trong kỳ
+
Số lượng thành phẩm Số lượng thành phẩm
x
=
Giá thành thực tế thành Số lượng thành phẩm Đơn giá bình
phẩm xuất kho trong kỳ xuất kho trong kỳ quân
b. Phương pháp tính theo đơn giá thực tế tồn cuối kỳ:
Phương pháp này căn cứ vào trị giá hàng tồn kho đầu kỳ, hàng nhập trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ dùng công thức cân đối:
=
-
+
Trị giá thành Trị giá thành Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm
phẩm xuất kho phẩm tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ
c. Phương pháp hạch toán theo giá đích danh:
Phương pháp này dựa trên cơ sở thực tế xuất thành phẩm ở lô nào thì lấy đúng giá thực tế của lô đó để tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho.
d. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Thành phẩm nào nhập trước thì xuất trước, khi xuất lô nào đơn giá thực tế của nó để tính giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho.
e. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Thành phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước và khi tính toán trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho thì lấy đơn giá thực tế của thành phẩm xuất kho theo giả thiết để tính.
2Kế toán nhập xuất kho thành phẩm.
2.1.Kế toán chi tiết thành phẩm
Nội dung kế toán chi tiết thành phẩm cần được theo dõi cho từng loại, nhóm ở từng kho trên cả hai loại chỉ tiêu: hiện vật và giá trị.
Kế toán chi tiết được thực hiện ở kho thành phẩm và ở phòng kế toán , doanh nghiệp có thể vận dụng các phương pháp kế toán chi tiết như: phương pháp ghi sổ song song, phương pháp ghi sổ số dư, phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
2.2.Kế toán tổng hợp thành phẩm .
Kế toán tổng hợp sự biến động của thành phẩm sử dụng các tài khoản chủ yếu.
TK 155: Thành phẩm
TK 157: Hàng gửi bán đi
TK 632: Giá vốn hàng bán
* TK 155: Thành phẩm:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
* TK 157: Hàng gửi đi bán.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của hàng hoá, sản phẩm đã gửi hay đã chuyển cho khách hàng, hay nhờ bán đại lý, ký gửi, trị giá của lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
* TK 632: Giá vốn hàng bán.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.
Kết cấu, n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status