Quản lý tiền lương tại Công Ty May Công Nghiệp - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Quản lý tiền lương tại Công Ty May Công Nghiệp



Hầu như tất cả các công ty may công nghiệp của nước ta đều áp dụng cách tính trả lương cho nhân viên của công ty mình là theo thời gian lao động và theo số sản phẩm. Do đó cách tính trả lương tại công ty may 20 cho nhân viên là việc theo thời gian như sau:
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo Nhà nước quy định.
- Lương tháng : được quy định cho từng bậc lương trong bản lương, áp dụng cho nhân viên thuộc các phòng quản lý.
- Lương ngày : căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và đơn giá ngày công một ngày để tính trả lương cho nhân viên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u dùng.
+ Một số khái niệm cơ bản dùng trong sơ đồ DFD
. Tiến trình (chức năng): Nó có chức năng biến đổi thông tin đầu vàot heo một cách nào đó tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hay tạo ra thông tin mới.
. Dòng dữ liệu (Flow): là việc chuyển thông tin vào hay ra khỏi một tiến trình. Nó được chỉ ra trên sơ đồ bằng một đường kẻ có mũi tên ít nhất một đầu. Mũi tên chỉ ra hướng của dòng thông tin.
. Các thông tin đầu vào và đầu ra: được ký hiệu bằng hình chữ nhật. Chúng biểu diễn thông tin đầu vào và đầu ra dưới dạng vật lý.
+ Phương pháp tạo ra sơ đồ dòng dữ liệu:
. Dùng sơ đồ DFD: Việc phân rã chức năng trong sơ đồ DFD cũng được dùng để chỉ ra mức độ mà từng tiến trình hay tiến trình con phải xuất hiện trong sơ đồ DFD.
. Dùng sơ đồ ngữ cảnh: Như mức cao nhất có thể được DFD, trong đó ta có thể đạt tới tiến trình sơ đồ mức 0 bằng cách phân rã chức năng tiến trình trung tâm của sơ đồ ngữ cảnh.
3.3.2.3. Phân tích các thông tin nghiệp vụ (Phân tích dữ liệu)
Phân tích dữ liệu là một phương pháp xác dịnh các đơn vị thông tin cơ sở có ích cho hệ thống (các thực thể) và định rõ mối quan hệ bên trong hay các tham chiếu chéo nhau giữa chúng.
Mô hình dữ liệu
Có hiều mô hình dữ liệu
* Mô hình dữ liệu quan hệ
* Mô hình dữ liệu phân cấp
* Mô hình dữ liệu E-R ()
Hiện nay tất cả các quan hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều thường dùng dữ liệu quan hệ.
Những khái niệm cơ sở
Cơ sở dữ liệu: là một hay một số bảng có liên quan với nhau
Kho dữ liệu; Trong một hệ thống thông tin đều có những kho dữ liệu, đó là nơi cất giữ dữ liệu mọt cach có tổ chức sao cho có thể tỉm kiếm được một cách nhan chóng những dữ liệu cần thiết.
Ngân hàng dữ liệu: Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống dùng máy tính điện tử để lưu trữ, quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau. Theo ngôn ngữ mô hình dữ liệu thì ngân hàng dữ liệu là một tập hợp các cơ sở dữ liệu có liên quan với nhau.
Hệ thống quản lý dữ liệu: Bản thân kho dữ liệu hay ngân hàng dữ liệu cùng với con người và các phương tiện để duy trì hoạt động của nó tạo thành hệ thống quản lý dữ liệu với tầm quan trọng lớn lao của hệ thống quản lý dữ liệu mà người ta thường ví nó như hệ thống nhớ của cơ quan
Hệ quan trị cơ sở dữ liệu: là hệ thống chương trình máy tính giúp tạo lập, duy trì sử dụng các hệ cơ sở dữ liệu.
Thực thể: là tập hợp các đối tượng quản lý cùng loại. Trong thực thể có thể hiện lần xuất của thực thể (thực thể cụ thể).
Kiểu thực thể: Là một lớp thực thể cho có các đặc trưng mà các đơn vị cơ sở quan tâm giống nhau, mô tả cho một loại thông tin chữ không phải cho bản thân thông tin.
Thuộc tính: là những thông tin cần lưu trữ cho mỗi thực thể hay cho đặc trưng của thực thể, biểu thị bằng trường hay cột của bảng.
+ Thuộc tính khóa: là một hay nhiều thuộc tính trong kiểu thực thuể được dùng để gán cho mỗi thực thể một cách tham khảo duy nhất.
+ Thuộc tính mô tả: là những thông tin mô tả cho thực thể được trỏ tới. Thông tin này làm tăng hiểu biết của ta về thực thể và sẽ phục vụ cho các mục đích bên trong hệ thống.
+ Thuộc tính kết nối: là những thuộc tính được dùng để chỉ ra quan hệ giữa thực thể đã có và một thực thể khác trong bảng khác. Thuộc tính kết nối rất giống thuộc tính mô tả thông thường trong bản thân thực thể chứa nó nhưng ở trong một thực thể khác thì nó lại là một thuộc tính khác.
Tệp cơ sở dữ liệu: là tập hợp các bản ghi mô tả về các thực thể.
Quan hệ: bản thân của mỗi quan hệ là tổ chức và tạo nên cách sử dụng trong việc điều khiển hoạt động nghiệp vụ.
Số mức quan hệ: trong các mối quan hệ của một thực thể thì quan hệ đó phải thể hiện độ đậm nhạt, tức là chi ra mức độ tham gia vào thực thể đó, bao gồm mỗi quan hệ 1-1-, 1-N và N-N.
Mô hình dữ liệu quan hệ: là một bản khắc họa cơ sở dữ liệu, nó chỉ ra các thực thể, các thuộc tính của mỗi thực thể và những mối quan hệ giữa các thực thể trong cơ sở dữ liệu.
II. Các giai đoạn trong quá trình xây dựng mô hình dữ liệu
- Xác định các thực thể của CSDL
- Xác định mỗi quan hệ giữa các thực thể trong CSDL
1. Xác định các kiểu thực thế CSDL
Mục đích của giai đoạn này là đưa ra các bảng chính lưu trữ thông tin về hệ thống trong lĩnh vực nghiên cứu, để xem xét và mở rộng về sau.
Giai đoạn này được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định các thông tin đầu vào mà ta thu thập được và những thông tin đầu ra ra cần có.
Bước 2: Liệt kê toàn bộ danh sách thuộc tính căn cứ theo những thông tin đầu vào và những thông tin đầu ra.
Bước 3: Thực hiện việc chuẩn hóa
. Chuẩn hóa mức 1:
+ Chuẩn hóa mức 1 (1NF) quy định rằng trong mỗi danh sách không được chứa những thuộc tính lặp.
+ Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính riêng và thêm thuộc tính định dạng của danh sách gốc.
. Chuẩn hóa mức 2:
+ Chuẩn hóa mức 2 (2NF) quy định rằng trong một danh sách các thuộc tính phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không phụ thuộc vào một phần của khóa.
+ Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách. Đặt cho danh sách mới này một tến riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
. Chuẩn hóa mức 3 (3NF) quy định rằng trong một danh sách không có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính.
2. Xác định các mỗi quan hệ giữa các thực thể
Sau khi xác định các thực thể chính, vấn đề bây giờ là xác định các liên kết tự nhiên giữa chúng và phải ghi các liên kết đó dưới dạng quan hệ một chiều.
Đây là giai đoạn phát triển mô hình quan hệ thực thể bằng cách mô tả chi tiết từng bảng dữ liệu
- Các bước xác định mỗi quan hệ
+ Mô tả các thực thể (bảng) và các thuộc tính của nó.
+ Xác định các khóa (khóa chính và khóa ngoại lai)
Khóa chính là tập thuộc tính mà giá trị của chúng xác định duy nhất một bản ghi.
Khóa ngoại lai là các thuộc tính kết nối, thường là thuộc tính khóa chính ở bảng khác.
+ Tiến hành chuẩn hóa dữ liệu đối với từng thực thể (bảng): là quá trình khảo sát các danh sách các thuộc tính, áp dụng các quy tắc phân tích vào các danh sách đó, chuyển chúng thành một dạng mà tối thiểu việc lặp lại, tránh sự dư thừa, xác định và giải quyết sự nhập nhằng về ý nghĩa của từng thuộc tính khóa trong bảng.
- Thông qua việc chuyển quan hệ N-N thành quan hệ 1-N
- Thông qua các dạng chuẩn
Phụ thuộc hàm: Với mọi giá trị của khóa tại mọi thời điểm được xét, chỉ có một giá trị cho từng thuộc tính khóa trong bảng
Những nguyên tắc thực hiện tiến hành chuẩn hóa:
+ Các thực thể có quan hệ 1 - 1 thường được đồng nhất thành một thực thể mang các thuộc tính của cả hai thực thể ban đầu.
+ Quan hệ N-N thể hiện mỗi quan hệ chưa được chuẩn hóa, thông thường sẽ được chuyển thành các quan hệ 1-N thông qua các thực thể trung gian. Hay nói cách khác là mô hình dữ liệu sẽ được chuẩn hóa để đạt được dạng cần thiết đảm bảo tính nhất quán sau này của hệ thống.
3. T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status