Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới



MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH - VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ TRONG NGÀNH DU LỊCH 5
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DU LỊCH 5
1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 5
2. Quan niệm về sản phẩm du lịch (Tour du lịch) 7
II. CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂN HÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 8
1. Đặc tính độc đáo của một chương trình du lịch - Tour 8
2. Sự hấp dẫn của một chuyến tour 9
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của một tour du lịch 9
III. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ 10
1. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành 11
2. Đặc trưng của hoạt động du lịch quốc tế 11
3. Chiến lược quản lý sản phẩm 13
4. Các hoạt động chuyên biệt của lữ hành quốc tế 16
5. Mối quan hệ giữa du lịch quốc tế và các hoạt động khác trong ngành du lịch 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 20
I. THỰC TRẠNG DU LỊCH Và CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 20
1. Thực trạng khách du lịch và một số đặc điểm cơ bản 20
2. Sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu thị trường 26
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở HÀ NỘI 27
1. Tình hình chung 28
2. Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế ở Hà nội. 33
3. Mối quan hệ giữa kinh doanh lữ hành quốc tế với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan 35
4. Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác 36
5. Bài học kinh nghiệm 38
6. Giới thiệu khái quát về các chương trình du lịch tại Việt nam 41
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM 48
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ 48
1. Định hướng phát triển Du lịch của Việt Nam 48
2. Mục tiêu của Du lịch Việt nam những năm tới 51
II. GIẢI PHÁP 53
1. Giải pháp trong khâu đa dạng hoá sản phẩm du lịch 54
2. Giải pháp về nâng cao vai trò của hướng dẫn viên du lịch 57
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác thiết kế 66
4. Xác định trách nhiệm và vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp 67
KẾT LUẬN 70
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ứng được như yêu cầu là không nhiều. Đây cũng là lý do làm chất lượng tour bị giảm sút.
Hiện nay, lượng hướng dẫn viên tự do khá nhiều. Mặc dù quy định của ngành Du lịch là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, được đào tạo kiểm tra và được cấp thẻ hướng dẫn nhưng số doanh nghiệp thực hiện đúng không nhiều, hầu hết là vi phạm quy định quản lý hướng dẫn, thậm chí có doanh nghiệp có hướng dẫn viên là người nước ngoài. Vì vậy, ngành Du lịch cần có những chế tài nghiêm minh, chặt chẽ hơn nữa để làm giảm và ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô lớn như Công ty ty du lịch Việt nam (VINATOUR), Công ty Du lịch Hà nội hoàn toàn có đội ngũ quản lý và nhân viên được đào tạo cơ bản, tuy nhiên đến mùa cao điểm vẫn nảy sinh tình trạng thiếu nhân viên chuyên nghiệp. Lúc này hướng dẫn viên được thuê có thể được đào tạo tốt nhưng khả năng ngoại ngữ, truyền đạt thông tin lại không tốt hay ngược lại. Do đó vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Các hướng dẫn viên thực sự chuyên tâm với nghề còn ít. Những người này thường tự tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức mới, khả năng ngoại ngữ, ý thức tìm hiểu văn hoá các nước khác để phục vụ khách tốt hơn, họ lấy công việc làm thước đo cho giá trị nghề nghiệp và thu nhập của bản thân mình. Đó là với những hướng dẫn thực sự yêu thích và tôn trọng nghề nghiệp của họ. Vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch Việt nam là làm thế nào để có được nhiều hơn nữa những hướng dẫn viên chuyên tâm như vậy. Đó là một vấn đề không đơn giản khi mà ngành Du lịch cũng chưa thâu tóm hết được những điểm mấu chốt, chưa giải quyết được những ngổn ngang tồn đọng trong khi Du lịch vẫn cứ trên đà phát triển.
* Thị trường khách quốc tế chủ yếu vào Việt Nam (đơn vị: người)
Năm
Nước
2000
Tỷ lệ so năm trước (%)
2001
Tỷ lệ so năm trước (%)
2002
Tỷ lệ so năm trước (%)
Pháp
86.492
100,5
99.700
115,2
111.546
111,9
Anh
56.355
128,5
64.673
114,7
69.682
107,7
Đức
32.058
147,6
39.096
122,0
46.327
118,5
ểc
68.162
108,1
84.085
123,3
96.624
114,9
Mỹ
208.642
99,2
230.470
109,5
259.967
112,8
Trung quốc
626.476
129,4
672.846
107,4
724.385
107,7
Đài Loan
212.370
122,1
200.061
94,2
211.072
105,5
Hàn Quốc
53.452
123,4
75.167
140,6
105.060
139,8
Nhật bản
152.755
134,6
204.860
134,4
279.967
136,6
SINGAPORE
39.100
107,8
32.110
82,12
35.261
109,8
Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế đến Việt Nam – Tổng cục Du lịch Việt Nam – 5/2003
Việc thống kê, xem xét cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm giúp các công ty lữ hành quốc tế xác định nên tập trung vào việc thu hút nguồn khách ở thị trường mục tiêu nào, xác định khả năng chi trả, xác định loại hình dịch vụ nào cho phù hợp với từng dòng khách để xây dựng nhưng chương trình du lịch phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách quốc tế.
* Doanh thu từ Du lịch của Việt Nam (1995-2000)
Báo cáo thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – năm 2002
Theo bảng thống kê thu nhập trên, ta thấy doanh thu của Ngành Du lịch tăng lên không ngừng và khá ổn định qua các năm, tuy nhiên thu nhập từ Du lịch thuần tuý có biến động nhẹ qua các năm do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan: năm 1998 ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, nếu ngành Du lịch Việt nam phát huy hết tiềm năng thì khả năng đóng góp GNP của ngành là rất đáng kể.
2. Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế
2.1. Nghiên cứu thị trường và thiết kế tour trọn gói
Hiện tại, hầu hết các tour lữ hành quốc tế bán ra là các tour theo kiểu truyền thống, chủ yếu là các tour giải trí thư giãn. Các tour được thiết kế và phát triển dựa trên các yếu tố môi trường, cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại làm việc và các quy phạm pháp luật. Hơn nữa, do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, tour thiết kế phải dựa trên nhu cầu và mong muốn của du khách. Ngày nay du khách luôn chú ý tới vấn đề môi trường nên nhiều công ty đã có những tour du lịch sinh thái đặc sắc.
Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô trung bình và nhỏ, chủ yếu khai thác, tiếp nhận khách và thiết kế tour cho người nước ngoài vào Việt nam, vì vậy các tour du lịch của Việt nam thường không lớn và không có sức thuyết phục trên thị trường du lịch quốc tế. Cũng vì vậy mà các sản phẩm du lịch của Việt nam cũng không được tiêu thụ nhiều ở nước ngoài.
Tuy nhiên, nhờ có sự hợp tác với PATA, ASEAN và một số tổ chức có uy tín, Du lịch Việt nam gần đây đã phát triển rất nhanh. Thiết kế tour chi tiết và hiệu quả hơn, tạo ra được các tour đặc biệt như tour hồi ức cho các cựu chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt nam, tour bảo tồn di sản văn hoá...Mỗi tour đều có nét đặc trưng riêng, nhưng nhược điểm của các tour còn ngắn, du khách không khám phá được nhiều. Vì thời gian ngắn nên du khách thường mệt mỏi sau tour, không đi mua sắm nhiều, sản phẩm du lịch và dịch vụ tiêu thụ ít, quan trọng hơn là tạo cho khách một tâm lý không muốn quay trở lại Việt nam lần thứ 2 mặc dù đôi khi giá tour trọn gói được giảm, thậm chí một số tour còn rẻ hơn giá tour bình thường ở các nước trong cùng khu vực.
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 10-20 công ty lữ hành quốc tế nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ nên rất nhiều các công ty lữ hành khách phải phụ thuộc vào họ để có thông tin một cách chính xác.
2.2 Bán và thực hiện tour
Khi bán và thực hiện các tour, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có thể thành lập văn phòng ở một hay nhiều nước khác và quảng cáo và tiếp thị được coi là khâu quan trọng nhất để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt nam còn yếu trong khâu này. Họ thường không xây dựng một kế hoạch chiến lược cho các mối quan hệ với công chúng ở các nước đó, không nghiên cứu mong muốn của công chúng ở các nước đó về sản phẩm, đất nước, con người Việt nam. Các công ty lữ hành quốc tế Việt nam ở nước ngoài cũng ít quan tâm đến việc in ấn tờ rơi, sách giới thiệu... về đất nước, con người Việt nam cũng như tình hình du lịch ở Việt nam.... Vì vậy, khâu quảng cáo và thúc đẩy bán hàng chưa được thực hiện tốt. Hầu hết các du khách quốc tế đến Việt nam thông qua các công ty lữ hành quốc tế nước ngoài, hay tạp chí du lịch Việt nam được xuất bản bởi các công ty nước ngoài.
Sau quảng cáo, bán hàng là việc thực hiện các chương trình tour. Các tour chỉ có chất lượng cao khi có sự theo dõi, phân tích và đoán sát sao để có tình hình thích hợp với những thay đổi trong quá trình thực hiện tour. Các doanh nghiệp lữ hành thường không có đủ các chi nhanh địa phương để thu hút, cung cấp nhiều hơn các nhu cầu đa dạng của du khách. Các kênh phân phối chủ yếu dựa vào bộ phận marketing và hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trong khi thực hiện tour. ấn tượng của du khách phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách ứng xử, trình độ hiểu biết và khả năng ngoại ngữ của hướng dẫn viên.. Hướng dẫn viên là người duy nhất t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status