Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương



Trong những năm gần đây lượng khách lưu lại qua đêm tại khu du lịch vẫn còn rất thấp mà như vậy có nghĩa khu du lịch nói chung và các nhà kinh doanh du lịch đã mất một nguồn thu rất lớn, chưa khai thác hết tiềm năng của khu du lịch. Trong những năm tới chúng ta phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày càng cao để thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Các nhà quản lý và kinh doanh tại khu du lịch phải quan tâm để nâng số ngày bình quân lưu trú của khách quốc tế là 2.5 ngày từ năm 2005 và đến năm 2010 là 3 ngày. Bình quân số ngày lưu trú của khách nội địa vào năm 2002 là 2 ngày, đến năm 2005 đạt 2.5 ngày và tăng dần lên đến năm 2010 đạt 3 ngày.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

.
%
8.6
8.9
9.4
8,7
9.0
100%
101%
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy số nộp ngân sách của chùa Hương từ năm 1998-2000 tăng nhanh nhưng đến năm 2002 thì tình hình nộp ngân sách giảm chỉ đạt 4,23 tỷ đồng; giảm 8% so với năm 2000 và giảm 9.9 % so với kế hoạch năm 2002. Mặc dù tình hình nộp ngân sách Du lịch của toàn tỉnh là tăng. Đây là tình trạng đáng lo ngại đối với hoạt động Du lịch tại khu vực chùa Hương. Do đó, toàn ngành Du lịch tỉnh Hà Tây đặc biệt là huyện Mỹ Đức cần có biện pháp đầu tư, quản lý phát triển du lịch để thu hút khách, tăng tổng doanh thu để tăng nhanh nguồn thu ngân sách của khu vực và toàn ngành nói chung và tỉnh nói riêng. Ngoài ra chính biện pháp quản lý còn lỏng lẻo, nhiều cán bộ chỉ vì lợi ích trước mắt đã giúp những hộ kinh doanh chốn thuế. Nhiều cán bộ làm ở bộ phận gác cổng đã cấu kết với những người làm nghề môi giới đón khách giữa đường. Khi đó khách vẫn phải bỏ số tiền bằng vé tham quan nhưng nhà nước không thu được đồng nào mà hoàn toàn vào tay những người đó.
Muốn nâng cao nguồn ngân sách nhà nước không chỉ tập chung đầu tư phát triển kinh doanh. thu hút khách mà cần có biệt pháp quản lý chạt chẽ, hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với cán bộ vi phạm.
2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển Du lịch.
2.1.4.1. Cơ sở phục vụ lưu trú.
Đây là việc cung cấp các phòng trọ trong khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các điểm lưu trú cho khách nghỉ qua đêm.
Bảng 6 : Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú tại khu vực chùa Hương năm 2002
Nội dung
Đ/vị tính
Số lượng
Nhà nước
Số khách sạn
Khách sạn
3
Số phòng
Phòng
146
Tư nhân
Khách sạn,
nhà nghỉ
Khách sạn
9
Số phòng
Phòng
80
Nhà trọ
Nhà
100
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét :
Đây là toàn bộ đơn vị kinh doanh lưu trú trong khu vực có đăng kí kinh doanh. Đây là lĩnh vực kinh doanh phục vụ khách còn rất nhiều hạn chế chưa tìm ra được biện pháp tốt. Tuy số các khách sạn còn ít so với lượng khách đến vào mùa lễ hội nhưng vẫn không sử dụng hết công suất phong vì rất nhiều yếu tố như chất lượng cơ sở vất chất cũng nh trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên. Trong các khách sạn của công ty và khách sạn tư nhân đều chưa đạt tiêu chuẩn. Các khách sạn nhìn chung còn có chất lượng kém do lâu ngày không được tu bổ sửa chữa. Các tiện nghi sinh hoạt trong khách sạn còn cùng kiệt nàn, trang thiết bị không đồng bộ nên khả năng đáp ứng nhu cầu của khách là kém. Điều này dẫn đến tình trạng doanh thu từ việc thuê phòng của các công ty Du lịch chưa cao và không hấp dẫn khách ở lại qua đêm tại các điểm Du lịch.
Các nhà trọ của người dân trong vùng càng không đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách. Tình trạng chen lấn mất vệ sinh kéo dài. Thêm vào đó công trình vệ sinh không có hay không đảm bảo. Mặc dù điều kiện như vậy nhưng giá cả thường không ổn định gây ra không ít khó khăn cho khách.
2.1.4.2. Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống.
Trong những năm qua, dịch vụ ăn uống tại đây còn tỏ ra yếu kém, không đủ năng lực phục vụ khách. Thực tế là trong các cửa hàng ăn uống của các Nhà hàng, món ăn chưa được phong phú, nấu nướng chưa ngon, thái độ phục vụ chưa tốt, đặc biệt là giá cả quá đắt đỏ. Với những lý do đó thì hầu như các cửa hàng ăn uống của các công ty Du lịch chỉ phục vụ một số ít các khách theo đoàn còn chủ yếu khách mang theo đồ ăn hay ăn tại các quán tư nhân.
Các cửa hàng phục vụ ăn uống của tư nhân được làm tạm thời nên vệ sinh chưa thật đảm bảo. Vào mùa lễ hội số lượng khách tập trung nhiều vào một thời điểm rất ngắn nên việc phục vụ cũng như sinh hoạt của khách còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 7: Tình hình cung ứng dịch vụ ăn uống tại khu vực chùa Hương năm 2002
STT
Địa điểm
Số lượng cửa hàng
Diện tích (m2)
1
Khu Bến Đục
15
350
2
Khu Bến Yến
21
465
3
Khu Thiên Trù
30
569
Tổng cộng
66
1384
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Đây là con số các nhà hàng ăn uống có đăng ký kinh doanh và có quy mô, chỉ phục vu du khách nhu cầu ăn uống. Tuy nhiên ở khu du lịch chùa Hương dịch vụ ăn uống đa phần được các nhà trọ tư nhân phục vụ chung với dịch vụ lưu trú các nhà trọ này không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng như nơi đón tiếp khách. Phần chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của du khách trong mùa lễ hội là rất lớn, chiếm 40 - 50% tổng số chi tiêu của khách trong cả chuyến đi. Nếu được tổ chức tốt dịch vụ ăn uống thì các công ty du lịch vừa được một khoản doanh thu lớn mà còn giải quyết được những vấn đề môi trường do hậu quả từ việc khách tự mang đồ ăn và vứt rác làm mất vệ sinh gây ô nhiễm cảnh quan, môi trường. Mặt khác các quán hàng tư nhân mọc lên gây lộn xộn trong các điểm du lịch làm mất mỹ quan. Hơn nữa rác thải của các quán ăn vứt bừa bãi xung quanh dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
2.1.4.3. Giao thông.
Đây là một nhược điểm lớn của khu Du lịch. Tuy có hệ thống đường bộ và đường sông khá phong phú nhưng quy mô và chất lượng đường còn kém.
Trên các tuyến đường chính lòng đường nhiều đoạn còn quá hẹp do việc lấn chiếm của nhân dân hai bên đường. Nhiều đoạn đường bị cày xới khấp khểnh do đào cống thoát nước hay sử dụng lâu ngày mà không được tu sửa đặc biệt là đoạn đường cách chùa hơn 10km.
- Thêm vào đó khu vực chùa Hương là vùng đồng chiêm trũng thường xuyên bị ngập úng và hàng năm có từ 2-5 trận lũ núi vì vậy đường xá bị sạt lở xuống cấp gây nhiều khó khăn cho du khách.
- Hệ thống đường mòn nối giữa các đền chùa, hang động cũng không đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Với chất lượng đường như vậy vào mùa lễ hội tình trạng ách tắc giao thông luôn xẩy ra, một số vụ tai nạn trên các tuyến đường này cũng tăng nhanh trong trong những năm vừa qua. Tình trạng này gây nên tốc độ di chuyển của các phương tiện vận chuyển là thấp, tốn thời gian nghỉ ngơi của du khách trong các chuyến Du lịch gây bất tiện và tâm lý không thoải mái cho khách.
- Ngoài ra, đặc điểm của khu Du lịch chùa Hương là phải qua suối Yến bằng đò một đoạn đường dài trong thời gian hơn 1 tiếng do đó giao thông trên nước ở đây cũng rất quan trọng. Tuy nhiên số xuồng được trang bị đủ thậm chí rất nhiều hơn so với lượng khách tới tham quan (6000 đò) nên dẫn đến tình trạng tranh giành khách mất trật tự trị an.Vào mùa lễ hội lượng khách tập trung rất đông đặc biệt vào thứ bảy và chủ nhật nên khu vực bến đò lúc nào cũng tắc đường gây cản trở khó khăn cho khách.
- Vệ sinh trên suối tuy đã được công ty vệ sinh môi trường xử lý nhưng vẫn chưa đảm bảo. Vẫn còn nhiều rác trên suối Yến gây mất vệ sinh và mất mỹ quan. Dọc hai bên bờ suối các hộ kinh doanh và khách du lịch vứt xuống không được dọn kịp thời.
2.1.4.4. Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác.
* Hệ thống cung cấp nước:
- Hệ thống cung cấp nước máy cho toàn khu vực đường là một vấn đề nóng bỏng của toàn khu vực này. Nước đã được đưa lên các vùng cao để phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho khách nhưng chưa được đáp ứng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status