Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam



Qua 15 năm, khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kểcho sựphát triển của
nền kinh tếnước ta. Thật khó có thểphân định rõ những gì là kết quảriêng ở
Việt Nam trong những năm qua do FDI mang lại. Song có thểkhái lược trên các
mặt sau đây :
­ Thứnhất, FDI đã góp phần quan trọng bổsung nguồn vốn đầu tưphát triển,
khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.
­ Thứhai, FDI giúp điều chỉnh cấu trúc kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển sức mạnh sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh và hiệu
quảkinh tế.
­ Thứba, FDI giữvai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh
tếquốc tếcủa Việt Nam



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

guồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam, số Tết Quý Mùi)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có số dự án
lớn nhất, nhưng số vốn đầu tư và vốn thực hiện được lại không bằng hình thức
liên doanh.
Về đối tác Việt Nam, trong số các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các doanh
nghiệp liên doanh đang hoạt động, DNNN tham gia chiếm 92% tổng số các
doanh nghiệp với 96% số dự án và 99% số vốn đăng ký. Trong khi đó, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có số dự án và số vốn đầu tư chiếm tỷ trọng không
đáng kể.
Như vậy, tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài ở nước ta chủ yếu là khu vực
kinh tế Nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm một tỷ lệ quá nhỏ bé, thể hiện
sự hạn chế về năng lực tài chính và quản lý của khu vực kinh tế này, đây là một
đặc điểm khác biệt cơ bản giữa nước ta và các nước trong khu vực khi tham gia
hợp tác đầu tư với nước ngoài.
2.1.1.2. Về tình hình thực hiện vốn FDI ở Việt Nam thời gian qua
Tính đến hết tháng 12/2002, chỉ tính các dự án còn hiệu lực, số vốn đã thực hiện
của các dự án FDI là 20,739 tỷ USD trong tổng vốn FDI khoảng 39,104 tỷ USD.
Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, các
nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động,
thị trường phát triển chưa đầy đủ... thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực
hiện được ở mức như vậy là không thấp. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm các dự
án sau khi được phê duyệt thường chưa đủ các điều kiện để triển khai ngay. Do
đó, số vốn thực hiện trong năm chủ yếu là của các dự án đã được phê duyệt từ
những năm trước đó. Nguyên nhân của vấn đề này là do:
- Tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực buộc các nhà đầu tư
32
phải dừng hay chấm dứt không thể tiếp tục đầu tư.
- Một số nhà đầu tư khi lập dự án tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi
triển khai gặp phải một số vấn đề phát sinh vượt quá khả năng tài chính cũng
như các điều kiện cho triển khai dự án.
- Một số nhà đầu tư nước ngoài không đủ năng lực tài chính, nên triển khai
thực hiện dự án chậm, có khi mất cả khả năng thực hiện. Đến hết năm 2001 đã
có gần 1775 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 58,13% tổng số
dự án còn hiệu lực), 604 dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện (bằng
19,78% số dự án còn hiệu lực), 437 dự án chưa triển khai nhưng có khả năng
thực hiện (bằng 14,3% số dự án còn hiệu lực), 237 dự án chưa triển khai không
có khả năng thực hiện có thể bị rút giấy phép (bằng 7,76% số dự án còn hiệu
lực).
Có gần 800 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng
vốn, mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là hơn 6 tỷ
USD (bằng gần 15% tổng vốn đăng ký và bằng gần 30% số dự án được cấp giấy
phép).
Có 127 dự án hết hạn thực hiện hợp đồng (bằng 3,4% số dự án được cấp giấy
phép). 792 dự án đã bị rút giấy phép trước thời hạn (chiếm 14,77%).
Bên nước ngoài góp vốn chủ yếu bằng tiền mặt và trang thiết bị do đó trong giai
đoạn đầu triển khai dự án, thực hiện các công việc xây dựng cơ bản bị phụ thuộc rất
nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nước ngoài. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản,
đối tác nước ngoài gần như nắm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của liên
doanh. Do trình độ cán bộ, nên rất ít liên doanh mà trong đó cán bộ của đối tác Việt
Nam giành được tiếng nói chi phối các hoạt động này. Đến hết năm 2001, các đối
tác nước ngoài đã đưa vốn vào thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam là 13.341
triệu USD (gấp gần 6 lần số vốn của Việt Nam tham gia vào hoạt động này).
Đối tác Việt Nam góp vốn tham gia liên doanh chủ yếu bằng giá trị quyền sử
33
dụng đất và giá trị thiết bị, nhà xưởng hiện có. Tất cả nguồn vốn này thường
được chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu
tư, do đó nếu theo giấy phép đăng ký thì bên Việt Nam góp 21,9% bên nước
ngoài góp 68,7%. Số vốn góp của bên Việt Nam ở thời điểm này gồm 74% bằng
giá trị quyền sử dụng đất; 15% bằng giá trị nhà xưởng, thiết bị, và 11% là bằng
tiền mặt, nguyên vật liệu và các dịch vụ.
Số vốn của bên nước ngoài gồm 76,6% bằng tiền mặt và 15,4% bằng giá trị thiết
bị, máy móc, phần còn lại là bằng các dịch vụ tư vấn, công nghệ...
Nếu xét trên tổng thể hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (không
phân chia theo hình thức đầu tư) thì tỷ trọng vốn nước ngoài đang chiếm phần
lớn 85% trong tổng số vốn hoạt động. Không những thế, tỷ trọng vốn nước
ngoài đang có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng vốn của bên Việt Nam đã thấp lại
đang có xu hướng giảm xuống đáng kể.
2.1.2. Những mặt tác động tích cực và các hạn chế của hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
2.1.2.1. Những tác động tích cực của hoạt động FDI ở Việt Nam
Qua 15 năm, khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của
nền kinh tế nước ta. Thật khó có thể phân định rõ những gì là kết quả riêng ở
Việt Nam trong những năm qua do FDI mang lại. Song có thể khái lược trên các
mặt sau đây :
 Thứ nhất, FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển,
khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.
 Thứ hai, FDI giúp điều chỉnh cấu trúc kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển sức mạnh sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh và hiệu
quả kinh tế.
 Thứ ba, FDI giữ vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam.
34
 Thứ tư, cùng với đầu tư trong nước, FDI đã góp phần quan trọng trong việc
hình thành hệ thống 67 khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước, góp phần
phân bố lại công nghiệp một cách hợp lý, xử lý môi trường tốt hơn, nâng cao
hiệu qủa đầu tư và hiệu lực quản lý.
 Thứ năm, FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
trong nước.
 Thứ sáu, FDI tạo ra tiềm lực kinh tế quan trọng cho việc phát triển kinh tế
quốc gia.
 Thứ bảy, FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao
động, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập.
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đóng góp của hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP thời kỳ 1990 - 2001
Chỉ tiêu 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01
Tốc độ tăng GDP
(%)
5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 9,3 9,0 6,5 5,6 6,7 6,8
Tỷ lệ đóng góp của
FDI trong GDP (%)
- - 2,0 3,6 6,1 6,9 7,7 8,6 9,5 10,3 12,2 13,5
Nguồn: - Niên giám thống kê Việt Nam năm 1998 của NXB Thống kê Hà Nội
1999
- Báo cáo về tình hình FDI năm 1999- 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp
hoá - hiện đại hoá
Các nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đều tăng lên nhưng
với tốc độ khác nhau nên đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status