Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội - pdf 15

Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


 Đề tài luận án: “Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”.

         Chuyên ngành:  Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế

         Mã số:  62 72 73 15

         Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh

         Họ và tên người hướng dẫn:  1, PGS.TS. Lê Văn Bào       

                                                        2, PGS.TS. Phạm Lê Tuấn

         Cơ sở đào tạo:  Học viện Quân y

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:    

         - Đã xác định được thực trạng tàn tật,  nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) và phục hồi chức năng (PHCN) của người tàn tật (NTT): tỷ lệ NTT phân bố theo phường từ 6-8%,; Tỷ lệ NTT nữ (56,9%), nam (43,1%); 17,5% không biết đọc, viết; Sau khi bị tàn tật, 28% không có khả năng làm việc và không tìm được việc làm;  Tỷ lệ có gia đình  58,1%. 100% NTT có bệnh: bệnh về mắt (69,2%), bệnh khớp (39,8%), bệnh tim mạch (27,8%)... Tỷ lệ lựa chọn cơ sở KCB là trạm y tế (TYT) phường (29,4%), tại nhà (2,7%). Tỷ lệ có khuyết tật về nhìn cao nhất (67,2%); nhóm khó khăn về vận động (51,3%)... Nguyên nhân mắc tàn tật do mắc phải (86,3%); bẩm sinh (13,7%). Nhu cầu PHCN cao và được phân bố theo các lĩnh vực: vận động (52,7%), sinh hoạt (21,7%), giao tiếp (28,8%), hòa nhập xã hội (86,9%).

         - Điểm nổi bật của luận án là đã xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình “Quản lý, CSSK và PHCN cho NTT” tại quận với các hoạt động  quản lý, KCB tại nhà và TYT phường. Hiệu quả: Đối với gia đình NTT, tỷ lệ người chăm sóc chính hiểu biết đúng các nội dung chăm sóc NTT tại nhà tăng so với trước can thiệp và so với nhóm chứng: 82,3% biết theo dõi các biểu hiện bệnh, 91,1% biết về dinh dưỡng, 85,9% biết cho uống thuốc đều đặn,… CSHQCT từ 58,2% đến 918,1%. Đối với NTT: 100% có nhận được ít nhất một sự hỗ trợ từ cộng đồng và tiếp cận với các dịch vụ CSSK, so với trước can thiệp (63,2%), nhóm chứng (71,4%), CSHQCT là 50,5%... Sau can thiệp: 95,6% có hoạt động thể lực (CSHQCT: 5,29% và 86,6%). Tỷ lệ không cần phục hồi chức năng trong vận động di chuyển tăng lên 70,8%; sinh hoạt (84,0%); giao tiếp (80,0%); hòa nhập xã hội (15,2%); Tăng so với trước can thiệp và so với nhóm chứng (CSHQCT: 49,8%; 17%; 25,9%; 184,8%). Tỷ lệ có nhu cầu PHCN, cần người trợ giúp hay không thực hiện các hoạt động trên đã giảm đi có ý nghĩa thống kê.   





TM. tập thể hướng dẫn

 

 

 

 

PGS.TS. Lê Văn Bào



Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

Nguyễn Thị Minh





 

Bạn nào cần download miễn phí thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status