Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - pdf 15

Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về biển với biển dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), có vị trí địa kinh tế và địa chiến lược đặc biệt, ven biển có nhiều tiềm năng cũng như có lịch sử lâu đời trong phát triển kinh tế biển. Biển chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là kém hiệu quả. Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém. Để trở thành một quốc gia biển thì cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh về kinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển. Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”. Trong quá trình tìm kiếm các con đường đưa Việt Nam trở thành nước “mạnh về biển”, việc nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về quản lý kinh tế biển để học hỏi vận dụng vào Việt Nam là hết sức cần thiết.

2. Tính hình nghiên cứu

Có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước về quản lý kinh tế biển. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý kinh tế biển vẫn còn nhiều vấn đề còn tranh luận và nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

3. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của quản lý kinh tế biển của một số nước trên thế giới, trường hợp Trung Quốc, Malaysia và Singapore.

4. Phạm vi nghiên cứu

Quản lý kinh tế biển là một lĩnh vực rộng, nó bao gồm cả quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước về kinh tế biển.  Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ở tầm vĩ mô, tức là nghiên cứu quản lý của nhà nước đối với kinh tế biển, trong đó tập trung vào các chính sách quản lý kinh tế biển và các cơ quan quản lý kinh tế biển, với trọng tâm là quản lý nhà nước đối với vào năm lĩnh vực là kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển, khai hải sản, du lịch biển và các khu kinh tế biển.

Đề tài cũng đặt trọng tâm vào nghiên cứu kinh nghiệm quản lý kinh tế biển của 3 nước Trung Quốc, Malaysia và Singapore.

Về thời gian, đề tài nghiên cứu kinh nghiệm quản lý kinh tế biển của các nước trong giai đoạn từ những năm 1980 tới nay (2011), bởi vì giai đoạn những năm 1980 đến nay là thời kỳ kinh tế biển của các nước này phát triển mạnh và có nhiều nét đặc trưng nổi bật.

5. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore nhằm rút ra kinh nghiệm có ích cho Việt Nam, từ đó có một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.

6. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung cũng như trong kinh tế học nói riêng như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh, dự báo để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đáng tin cậy của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước.

Đề tài còn sử dụng phương pháp hội thảo khoa học, phương pháp trao đổi, khảo sát thực tế,…

7. Những đóng góp của đề tài

- Hệ thống hoá các vấn đề về quản lý kinh tế biển, từ khái niệm, vai trò, chiến lược, chính sách, mô hình đến thể chế phát triển kinh tế biển.

- Lần đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống những cơ sở lý luận của quản lý kinh tế biển: Khái niệm, vai trò, các quan điểm và cách tiếp cận,…

- Đề tài nghiên cứu thực tiễn quản lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore, để tìm ra các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển nói chung.

- Từ các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển được rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn Việt Nam, đề tài đưa ra một số đề xuất, mang tính gợi ý chính sách về quản lý kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tới.

Bạn nào cần download miễn phí thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status