Tỷ giá hối đoái và vấn đề áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ 2
1-/ Khái niệm tỷ giá, thị trường ngoại hối 2
2-/ Vai trò của tỷ giá 2
3-/ Những nhân tố tác động tới tỷ giá 3
4-/ Sự can thiệp điều hành tỷ giá 4
5-/ Các chế độ tỷ giá trong lịch sử 7
PHẦN II - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 10
I-/ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC 10
1-/ Đức 10
2-/ Mêhicô 11
3-/ Các nước ASEAN và NICs 12
II-/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 13
1-/ Bối cảnh áp dụng chế độ tỷ giá thời gian qua ở Việt Nam 13
2-/ Quan điểm chế độ tỷ giá cố định 17
3-/ Quan điểm phá giá đồng tiền 19
4-/ Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay 21
PHẦN III - CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN VÀ ĐƯA CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ. 23
1-/ Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. 23
2-/ Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. 23
3-/ Các cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn chỉnh hơn. 24
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
lời nói đầu
Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Nó là qui luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương. Quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách kinh tế đối ngoại phải kể đến vai trò quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái mỗi quốc gia. Chúng ta chưa quên sự can thiệp bất thành của 15 Ngân hàng Trung ương trước sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Châu Âu những năm 90; sự phá giá bất ngờ của đồng Bảng Anh tháng 9/1996 trước sự tấn công của những kẻ đầu cơ mặc dù đã có sự can thiệp tích cực của Ngân hàng Trung ương Đức và Anh với khối lượng 15 tỷ Bảng Anh; hay hai sự kiện làm rung chuyển thế giới chỉ trong một thời gian ngắn, đó là: Sự khủng hoảng của đồng Pê-sô (Mê hi cô) tháng 12/1998 và sự mất giá kỉ lục trong năm 1999, rồi lại lên giá đột biến của đồng USD năm 1996.
Là một nước đang đi những bước đi đầu tiên cả về phương diện lí luận và thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỉ giá hối đoái đang trở thành vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu Tỷ giá hối đoái và vấn đề áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam.
Cấu trúc bài viết gồm các phần:
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ.
PHẦN II: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM.
PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN VÀ ĐƯA CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ.
Do tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối là những vấn đề rất phức tạp không thể nghiên cứu triệt để nên chỉ xoay quanh phạm vi: những khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối và đi sâu phân tích việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, những khiếm khuyết hạn chế là khó tránh khỏi, vì vậy em rất mong được sự phê bình góp ý của các thầy cô để những bài viết sau đạt chất lượng cao hơn.


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ
1-/ Khái niệm tỷ giá, thị trường ngoại hối:
Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia dùng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Ví dụ: 1 USD = 106 JPY.
Tuy nhiên, không phải đồng tiền nào cũng được nhận để thanh toán bên ngoài quê hương của nó. Để chuyển đổi ra nội tệ của nước nào đó, nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền có thể chuyển đổi thành nội tệ của một nước khác được gọi là ngoại tệ, nó được xem là phương tiện thanh toán và đầu tư quốc tế. Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi, phổ biến như: USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh),...
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. Đặc điểm của thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia có thể khác nhau. Ở Mỹ thị trường ngoại hối được tổ chức thành thị trường qua tay, tại đó hàng trăm nhà kinh doanh (đa số là ngân hàng) sẵn sàng mua và bán các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ. Tính cạnh tranh trên thị trường này là rất lớn. Mua bán trên thị trường ngoại hối là những giao dịch trị giá trên một triệu USD.
2-/ Vai trò của tỷ giá:
Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia:
Thứ nhất, nó là phương tiện để thực hiện trao đổi thương mại quốc tế. Một quốc gia muốn mua hàng hoá ở nước khác phải đổi đồng tiền nước mình ra tiền nước đó để thực hiện các giao dịch. Tỉ giá hối đoái sẽ qui định tỉ lệ qui đổi giữa hai loại đồng tiền đó.
Thứ hai, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn. Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở thành rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở thành đắt hơn (các yếu tố khác không đổi).
Tỷ giá tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, gây ra thâm hụt hay thặng dư cán cân.
Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô. Tác động vào tỷ giá sẽ làm ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu từ đó ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp,... Việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng. Tỷ giá còn góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài,...
3-/ Những nhân tố tác động tới tỷ giá:



Bản Doc
3P7YSB9eQ7K8wRi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status