Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................... 3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT................................. 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm của lãi suất...................................................
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................
1.1.2. Đặc điểm........................................................................................
1.2. Phân loại và một số phân biệt về lãi suất......................................
1.2.1. Phân loại lãi suất ..........................................................................
1.2.1.1. Theo tính cạnh tranh của công cụ nợ.........................................
1.2.1.2. Theo nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại............
1.2.1.3. Phân loại theo thời gian..............................................................
1.2.2. Một số phân biệt về lãi suất...........................................................
1.2.2.1. Lãi suất thực - lãi suất danh nghĩa.............................................
1.2.2.2. Lãi suất - Lợi tức.........................................................................
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất..............................................
1.3.1. Tác động của cung – cầu tiền vay................................................
1.3.2. Lạm phát kỳ vọng..........................................................................
1.3.3. Đầu tư............................................................................................
1.3.4. Thuế thu nhập...............................................................................
1.3.5. Ngân sách Chính phủ...................................................................
1.3.6. Các yếu tố khác của đời sống xã hội............................................
1.4. Vai trò của lãi suất..........................................................................
1.4.1. Vai trò vĩ mô..................................................................................
1.4.1.1. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô..............................................
1.4.1.2. Lãi suất có vai trò tích cực trong kiềm chế lạm phát..................
1.4.1.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư và tiết kiệm..........................
1.4.2. Vai trò vi mô..................................................................................
1.4.2.1. Lãi suất là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả....
1.4.2.2. Lãi suất là công cụ để cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.....
1.5. Một số chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường..............
1.5.1. Chính sách lãi suất cố định..........................................................
1.5.2. Chính sách lãi suất trần................................................................
1.5.3. Chính sách tự do hóa lãi suất ......................................................
1.5.4. Chính sách lãi suất ưu đãi............................................................ 4
4
4
4
4
4
5
6
6
6
6
6
7
8
9
9
9
9
10
10
10
11
11
12
12
13
13
13
13
13
14
CHƯƠNG II : TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. ....................................................... 14

2.1. Thực trạng chính sách lãi suất và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam..................................................................................................
2.1.1. Giai đoạn 1986 – 1994...................................................................
2.1.2. Giai đoạn 1994 – 1997...................................................................
2.1.3. Giai đoạn 1998 – 1999...................................................................
2.1.4. Giai đoạn 1999 – 2000 ..................................................................
2.1.5. Giai đoạn từ 2000 đến nay............................................................
2.2. Những hạn chế của chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới................................................................................................
2.3. Một số giải pháp chính sách lãi suất trong thời gian tới..............
2.3.1. Hoàn thiện môi trường tự do hóa lãi suất bằng VND.................
2.3.2.Nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suất.................................
2.3.3. Chính sách lãi suất cân bằng........................................................ 14

14
17
21
23
25
29

31
31
31
31
KẾT LUẬN.............................................................................................. 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 38
















LỜI MỞ ĐẦU
Điều hành chính sách lãi suất không phải là vấn đề mới. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương ở Anh đã đề cập đến việc điều hành chính sách lãi suất với quan điểm áp dụng biện pháp hạ thấp lãi suất để kích thích đầu tư và tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh quốc tế về giá bán. Nội dung chính sách lãi suất tiếp tục được đề cập đến bởi những nhà kinh tế thuộc các trường phái cổ điển, tân cổ điển… như A. Smith, Ricardo, Marshall… Chính sách lãi suất còn là đề tài mà K.Mark, J. M. Keynes cũng như M. Friedman rất quan tâm. Nhưng mãi cho đến nay, ở Việt Nam, chính sách lãi suất vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự, gây ra nhiều tranh luận bởi nhiều tác giả với nhiều quan điểm khác nhau.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới, đất nước đã có những cải cách cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng và tài chính. Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lí và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều này không chỉ quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn và hiện đại hóa đất nước.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước, em xin chọn đề tài: “Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam”.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm của lãi suất
1.1.1. Khái niệm
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng. Giá cả theo quan hệ vay mượn hay cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hay các dạng thức tài sản khác nhau.
Có nhiều quan điểm khác nhau về lãi suất nhưng theo Samuelson: “Lãi suất là giá cả của người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoản thời gian xác định”.
1.1.2. Đặc điểm
Lãi suất có 2 đặc điểm chính:
- Tính cạnh tranh: Lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng... Mỗi ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải có lãi suất hấp dẫn khách hàng trên nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả và giữ được vị trí cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
- Tính linh hoạt: Lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén, thích ứng với mọi hoàn cảnh, đối tượng. Sự thay đổi thường xuyên của lãi suất tín dụng phù hợp với sự biến động của cung và cầu vốn vay, tỷ lệ lạm phát, thu - chi ngân sách Nhà nước, yếu tố tâm lí của người đi vay và người cho vay trên thị trường tiền tệ, tín dụng.
1.2. Phân loại và một số phân biệt về lãi suất
1.2.1. Phân loại lãi suất
1.2.1.1. Theo tính cạnh tranh của công cụ nợ
- Nhóm lãi suất chịu tác động của quan hệ cung - cầu:
+ Lãi suất tín phiếu kho bạc.
+ Lãi suất công cụ huy động vốn của các trung gian tài chính.
+ Lãi suất vay vốn giữa các Ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng.
+ Lãi suất của các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay.
- Nhóm lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố để điều hành chính sách tiền tệ:
+ Lãi suất chiết khấu
+ Lãi suất tái cấp vốn.
+ Lãi suất cho vay qua đêm.
+ Lãi suất định hướng thị trường liên ngân hàng.....
1.2.1.2. Theo nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại
- Lãi suất huy động vốn: là lãi suất thường do các Ngân hàng thương mại đưa ra để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành chứng chỉ tiền gửi,...
- Lãi suất cho vay: là lãi xuất thường do các Ngân hàng thương mại công bố hay thực hiện cho khách hàng vay vốn.
Phân loại theo tiêu thức này nhằm giúp cho các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại có thể quyết định nên ấn lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là bao nhiêu? Quyết định này giúp cho các tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào, sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời, giúp cho người gửi có thể lựa chọn đến nơi lãi suất cao nhất; người vay có thể đến nơi với lãi suất thấp nhất.
1.2.1.3. Phân loại theo thời gian
- Lãi suất ngắn hạn: là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
- Lãi suất trung hạn: là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn trên 1 năm cho đến 5 năm.
- Lãi suất dài hạn: là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn trên 5 năm.
Phân loại lãi suất theo thời gian giúp chúng ta ấn định lãi suất phù hợp với nguyên tắc: thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
1.2.2. Một số phân biệt về lãi suất
1.2.2.1. Lãi suất thực - lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực được định nghĩa là lãi suất danh nghĩa trừ đi mức lạm phát dự tính. Nó là một phép đo tốt hơn đối với những ‎‎y muốn đi vay hay cho vay so với lãi suất danh nghĩa và nó là công cụ chỉ báo tốt hơn về độ căng thẳng của các điều kiện ở thị trường tín dụng so với lãi suất danh nghĩa. Tỉ lệ lạm phát hay tỉ lệ trượt giá của đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực trở lên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa.Vì vậy lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi vì tỉ lệ lạm phát nói trên.

7PT0Ln0QTmjXOOb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status