Đề án Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008 - 2009 - pdf 15

Download miễn phí Đề án Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008 - 2009
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI 2007-2009 ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TOÀN CẦU
1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
2007-2009
2. Tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới giai
đoạn 2007-2009 đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn
cầu
2.1. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các
công ty, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)
2.1.1. Tác động làm thiếu hụt nguồn lực tài chính của các công ty, tập
đoàn xuyên quốc gia
2.1.2. Tác động do tâm lý e ngại về tình hình kinh tế ảm đạm đến hoạt
động đầu tư nước ngoài của các TNCs
2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
đến dòng vốn FDI theo từng khu vực trên thế giới
2.2.1. Khu vực các nền kinh tế phát triển: Bắc Mỹ, khu vực EU, các quốc
gia phát triển tại châu Á, khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập
CIS, các quốc gia phát triển khác
2.2.2. Khu vực các nền kinh tế đang phát triển (Đông, Nam và Đông Nam
Á, Tây Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh)
2.2.3. Khu vực các nền kinh tế chuyển tiếp
3. Chính sách đối phó của các quốc gia trên thế giới trước cuộc khủng
hoảng và suy thoái kinh tế và tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài
3.1. Những xu hướng chính về chính sách thúc đẩy hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
3.1.1. Chính sách trên cấp độ quốc tế
3.1.2. Chính sách trên cấp độ quốc gia
Chính sách đối phó cụ thể của một số nền kinh tế trong khu
vực
3.2.1. Trung Quốc
3.2.2. Ấn Độ
3.2.3. Khu vực các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
CHƯƠNG II: BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ
1. Nghiên cứu về bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.Cơ sở cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Lợi ích của nhà đầu tư
1.1.2. Lợi ích của quốc gia nhận đầu tư
1.2.Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.Những yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1. Nhóm yếu tố nền tảng của môi trường đầu tư
1.3.2. Nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ hoạt động đầu tư
1.3.3. Nhóm yếu tố chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư
1.4.Nhận xét về bản chất dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam
1.4.1. Nhóm đối tác tìm kiếm tài nguyên
1.4.2. Nhóm đối tác tìm kiếm thị trường
1.4.3. Nhóm đối tác tìm kiếm hiệu quả
2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam
2.1. Thế mạnh không còn là tài nguyên thiên nhiên
2.2.Cơ hội khi Việt Nam có cơ cấu dân số vàng
2.3.Những thách thức trong các ngành công nghiệp phụ trợ

2.4.Sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia trong khu vực

2.5.Trọng tâm xây dựng thế mạnh chiến lược của Việt Nam trong
tương lai
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn
sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế
3.1. Trên phạm vi toàn cầu
3.1.1. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo vùng
3.1.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo ngành
3.1.3. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u phát triển một số ý tưởng cụ thế cho chiến lược thu hút
FDI giai đoạn sau khủng hoảng, định hướng đến năm 2020.
Phần một nêu lên những mục tiêu phát triển của hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam
trong giai đoạn thế giới sau khủng hoảng và định hướng đến năm 2020. Những mục
tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể được xây dựng dựa trên định hướng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên các yêu cầu xuất phát từ thực tế
vận động và phát triền của nền kinh tế.
Phần hai sẽ đề ra các định hướng chiến lược trong hoạt động thu hút FDI vào Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích những đặc tính ổn định của dòng vốn đầu tư FDI, cũng như
những thay đổi về đặc điểm của môi trường đầu tư trong nước và quốc tế, những định
hướng được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau (theo ngành kinh tế, theo vùng kinh
tế, theo đối tác). Tuy nhiên, không vì thế mà các định hướng này mang tính rời rạc,
chúng được xây dựng theo chiều hướng kết hợp chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau.
lxxii
Phần ba hoạch định nhóm các giải pháp cho hoạt động thu hút FDI, bao gồm nhóm
các giải pháp cho Nhà nước, cụ thể là vai trò điều hành của chính phủ cũng như những
cải cách trong cơ chế và quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhóm
các giải pháp còn được đặt ra cho hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương, vì
đây cũng được đánh giá là nhân tố quan trọng, giữ vai trò chủ động trong việc thúc đẩy
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực và vùng kinh tế trong nước.
Nhóm giải pháp cũng được đề ra đối với các đối tượng là các doanh nghiệp trong
nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu
vực được đánh giá sẽ có vài trò chiến lược trong việc tạo cầu nối cho các doanh
nghiệp nước ngoài tiếp cận đầu tư vào nội địa.
2. Nội dung Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại
Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai
đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đặt xây dựng cơ cấu nguồn vốn hiệu quả,
ổn định, bền vững lên mục tiêu hàng đầu. Cơ cấu nguồn vốn hiệu quả là phải đáp ứng
được tính kinh tế trong hoạt động sử dụng nguồn vốn để tham gia sản xuất kinh
doanh, phát huy được tối ưu nguồn lực trong nước, tránh thất thoát, lãng phí. Cơ cấu
nguồn vốn ổn định là chú trọng vào chất lượng dòng vốn được đánh giá dựa trên năng
lực thực sự của nhà đầu tư cũng như tính chất đầu tư chiến lược hay tính chất đầu cơ
của các dự án. Yếu tố bền vững được dùng để đánh giá khả năng tăng trưởng bền
vững, chắc chắn của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua các thời kỳ và mang một vai
trò quan trọng trong chính sách ổn định phát triển của toàn nền kinh tế.
- Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài gắn với mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hiện đại theo hướng phát triển bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế các ngành công nghiệp trọng điểm, đặc biệt
trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn từ nay đến 2020.
lxxiii
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành phát huy được lợi thế về lao động,
không chỉ nhằm những mục tiêu kinh tế thuần túy, mà còn có tác động mạnh mẽ tới
tạo việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước. Vấn đề quan
trọng đặt ra trong định hướng thu hút FDI vào các ngành này là thay đổi cách
sản xuất và tăng năng suất lao động để nâng cao giá trị gia tăng. Giảm dần tỷ trọng gia
công chế tạo cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp đào
tạo nguồn nhân lực.
Thu hút dòng vốn FDI vào nhóm ngành công nghiệp được coi là nền tảng cho sự phát
triển nền kinh tế quốc dân với vai trò nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
Thuộc nhóm ngành này có công nghiệp năng lượng, công nghiệp phụ trợ, công nghệ
cao, vật liệu xây dựng, cơ khí sản xuất chế tạo máy… Trong đó, công nghiệp năng
lượng phải được dành sự ưu tiên hàng đầu.
Định hướng phát triển có giới hạn các dự án đầu tư quốc tế có xu hướng khai thác tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo. Gắn phát triển
khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản
phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thứ ba, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được cân bằng theo hướng
chủ động quản lý, giám sát, tránh lệ thuộc quá nhiều vào phía nhà đầu tư, bên cạnh
việc phát huy yếu tố linh hoạt hiệu quả.
2.2. Định hƣớng thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.2.1. Định hướng theo ngành và lĩnh vực kinh tế
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020 và định
hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút đầu tư
nước ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển
giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc
làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức
cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, phải chấp nhận khó có thể
lxxiv
tiếp cận một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực với các ngành nghề lĩnh vực thông qua
đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy trong giai đoạn trước đây đến nay, đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tuy đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp, nhưng định hướng lĩnh vực đầu tư chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn, khi mà các lĩnh vực còn quá dàn trải và thiếu tính liên kết. Do đó, định
hướng thu hút đầu tư cho các ngành nghề trong giai đoạn tới, thực chất là định hướng
thu hút đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm, những lĩnh đòi hỏi cần có yếu tố đầu
tư nước ngoài.
Một số định hướng cụ thể:
a, Ngành công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa, sự chuyển biến kinh tế - xã
hội này đòi hỏi đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất
trong các lĩnh vực năng lượng, cơ khí chính xác và luyện kim quy mô lớn.
- Công nhiệp năng lượng:
Điện và dầu mỏ là hai lĩnh vực năng lượng tối quan trọng cần tập trung định hướng
đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì trước hết, đây là những đòi hỏi thiết
yếu mà bất kỳ một nên công nghiệp nào cũng cần được cung cấp. Bên cạnh đó, trong
giai đoạn ngày càng khan hiếm các nguồn năng lượng đặc biệt là các nguồn năng
lượng không tái tạo, thì các lĩnh vực này cần được nhanh chóng đặt nền tảng vững
chắc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status