Lịch sử thuế ở Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Lịch sử thuế ở Việt Nam



Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy, hệ thống thuế phải bao quát được hết các nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác cho NSNN, từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tiêu dùng xã hội, mọi thu nhập cao v.v. Phấn đấu để thuế chiếm tỷ trọng trên 80%-90% trong tổng số thu Ngân sách; phải đề cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ khai báo, nộp thuế của mọi tổ chức, cá nhân.
 
Mức động viên về thuế bao giờ cũng phải lấy từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Do đó, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Khả năng có thể động viên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế phải góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế. Phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ và nhất trí cao trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân từ mức động viên thích hợp, thông qua hệ thống chính sách thuế hợp lý, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hời giá lên cao, biểu thuế điền thổ tăng 50%, thuế nhập khẩu tăng từ 5% lên 10% và từ 15% lên 20% (Sắc lệnh số 218 ngày 20/8/1948)
 Bước vào năm 1949, căn cứ vào tình hình chung có nhiều biến động có lợi cho ta, Chính Phủ ra lệnh "Tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công". Ngày 8-5-1949, sắc lệnh số 36 ra đời, đặt ra quỹ "Tham gia kháng chiến" quy định suất đóng góp bắt buộc cho mỗi công dân là 60 đồng, tương đương 10 ngày sinh hoạt phí của bộ đội.
 Năm 1950, lực lượng quân sự của ta mạnh mẽ hơn nhiều. Cách mạng Trung quốc thành công có ảnh hưởng tích cực tới cuộc kháng chiến của ta, Liên Xô, các nước XHCN và nhiều nước khác lần lượt công nhận Chính Phủ ta làm cho địa vị quốc tế của nước ta ngày càng tăng thêm, thế của ta càng mạnh.
 Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu kháng chiến ngày càng nhiều theo hướng tích cực trên các lĩnh vực, ngày 12-12-1950 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh Tổng động viên nhân tài vật lực của toàn dân theo phương châm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" Tất cả các địa phương, toàn dân thi đua thực hiện bằng được khẩu hiệu "Thuế không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Cuộc vận động trên không những chỉ có đồng bào ở vùng tự do hăng hái thi đua làm nghĩa vụ đóng góp đảm phụ, nộp thuế mà cả đồng bào vùng tạm bị chiếm cũng hăng hái, phấn khởi góp quân lương, bán thóc cho Chính Phủ. Nhân dân ta còn vượt qua bao nguy hiểm của vòng vây của giặc để tự nguyện gánh, thồ thóc ra vùng tự do "đóng nhanh lúa tốt"...
 Nhìn chung trong các năm 1950-1951, kinh tế – tài chính của ta gặp rất nhiều khó khăn do cuộc kháng chiến phát triển, chi tiêu ngày càng nhiều. Việc thi hành chính sách tài chính còn nhiều thiếu sót, mức động viên còn mang tính bình quân, chính sách thuế còn dè dặt . . Thuế thu vừa thấp, vừa chưa đánh mạnh vào các tầng lớp có nhiều thóc, nhiều tiền . Thuế thu bằng tiền chỉ bảo đảm phần nhỏ yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế điền thổ và quỹ công lương từ năm 1950 đã chuyển sang thu bằng hiện vật, theo luỹ tiến nhưng mức huy động còn chưa sát với các tầng lớp nhân dân. Số thu cho NSNN còn thấp nên Chính phủ phải dựa nhiều vào việc phát hành giấy bạc để đáp ứng đủ yêu cầu chi tiêu về quân sự, hành chính.
 Trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Cứu quốc về kết quả tổng động viên, Bác Hồ đã nói :"Từ nay trở đi, cuộc tổng động viên phải tiếp tục rộng lớn, đều hơn, mạnh hơn. Phải làm cho bộ đội đủ ăn, đủ mặc, đủ người giúp việc trong khi chuẩn bị chiến trường, sửa sang đường sá" (Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Sự thật - Tập 5- Trang 316)
 Về tài chính, phương hướng đề ra là động viên đến mức cao nhất khả năng đóng góp của nhân dân một cách công bằng, hợp lý. Chuyển hướng quan trọng đối với các khoản đóng góp chính là không thu bằng tiền mà thu bằng hiện vật, chủ yếu là bằng thóc, nhằm tránh ảnh hưởng của lạm phát, đồng bạc của ta bị sút giảm, đảm bảo cho bộ đội ăn no đánh thắng và cung cấp đủ lương thực cho công nhân viên chức Nhà nước. Trên tinh thần đó, "Quỹ tham gia kháng chiến" ban hành năm 1949 với mức quy định là 60 đồng/suất được chuyển thành "Quỹ công lương" thu bằng 10kg thóc/suất. Đồng thời tăng cường thu các loại thuế được duy trì sau khi loại bỏ các loại thuế nô dịch, mang tính chất bóc lột; sửa lại thuế điền thổ hợp lý hơn và đánh luỹ tiến vào hoa lợi của chủ ruộng đất, phù hợp hơn với khả năng của người nộp thuế, đặc biệt là động viên hợp lý vào địa chủ, phú nông có nhiều ruộng đất phì nhiêu, thu hoạch cao. Thuế môn bài được điều chỉnh tăng gấp đôi; thuế trước bạ tăng gấp 2 lần, thuế thuốc lào, thuốc lá tăng gấp 4 lần cho phù hợp với thời giá (Bộ Tài chính - Lịch sử Tài chính Việt nam - Tập 1- 1993- trang 76).
 Nhằm thu hồi bớt một số lượng tiền phát hành quá mức, đẩy giá lên cao, Chính phủ ta đã dùng đến hình thức phát hành công trái. Theo Sắc lệnh 122 ngày 16/7/1946, Nam bộ là nơi đầu tiên được phát hành công trái (gọi là "công thải") để huy động sự đóng góp tài lực của nhân dân, với mức vay là 5 triệu đồng, chia làm 5 kỳ, lãi không quá 5%/năm.
 Phát huy thắng lợi của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, theo Sắc lệnh số 166 ngày 11/4/1948, Chính phủ cho phát hành công phiếu kháng chiến nhằm hai mục đích: Huy động số tiền nhàn rỗi trong dân, phục vụ sản xuất chiến đấu và dùng công phiếu kháng chiến như một thứ tiền dự trữ, đề phòng trường hợp đứt liên lạc với trung ương, UBKCHC địa phương có thể ra lệnh lưu hành Công phiếu kháng chiến như giấy bạc, theo giá trị ghi trên Công phiếu kháng chiến. Dự kiến phát hành 500 triệu đồng, lãi suất 3%/năm, thời hạn trả lãi 5 năm. Do công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, việc bán Công phiếu kháng chiến kéo dài đến hết năm 1949, tiền sụt giá nhanh, cũng chỉ bán được 2/3 số phiếu phát hành.
 Rút kinh nghiệp Công phiếu kháng chiến, ngày 19/9/1950, Chính phủ đã cho phát hành Công trái quốc gia, ghi bằng thóc để bảo đảm giá trị số tiền dân cho vay với tổng mức phát hành là 100.000 tấn thóc, lãi suất 3%/năm, thời hạn hoàn trả 5 năm. Công tác tuyên truyền làm tốt hơn nhưng kết quả cũng chỉ đạt khoảng 30% dự tính. Nguyên nhân chủ yếu là hình thức công trái còn xa lạ với số đông dân chúng, chỉ quen nộp thuế, ủng hộ, chưa mạnh dạn bỏ nhiều tiền ra mua công trái, một phương tiện cất giữ tiền và sinh lợi.
 Nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến tăng nhanh hơn nhiều so với những cố gắng và kết quả động viên dươí các hình thức tự nguyện và bắt buộc nêu trên đây. Do đó trong 4 năm kháng chiến (1947-1950), số thu Ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu chi tiêu, còn lại phải dựa vào phát hành (Bốn mươi năm trưởng thành của ngành Tài chính Việt nam 1945-1985 - trang 13).
 Nhìn chung, các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ từ sau cách mạng tháng 8 đến năm 1950 đã khơi dậy được lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và tinh thần đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã từng bước góp phần khắc phục được những khó khăn cực kỳ gay gắt, bảo đảm các nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều trong bước đầu của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân mà người cùng kiệt lại hăng hái hơn người giầu có thì kết quả còn rất hạn chế. Chế độ động viên theo nghĩa vụ chưa được hình thành chặt chẽ, chính sách thuế còn sơ sài, chắp vá trên một số loại thuế dưới chế độ cũ; hệ thống thuế mới chưa được xây dựng; tư tưởng muốn xoá thuế, xem nhẹ thuế, còn phổ biến trong một số cán bộ. Số thu vào NS chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu chi tiêu, phải dựa chủ yếu vào nguồn phát hành tiền, một lợi thế mà cách mạng đã giành được qua lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ Tịch là rất cần thiết và có tác dụng to lớn nhưng cũng có những tồn tại, hậu quả không tốt do tình trạng lạm phát, giá trị đồng tiền ngày càng giảm sút.
Giai đoạn 1956 - 1965 - Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới Chính quyền cách mạng
B
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status