Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO



Dựa vào những phân tích đánh giá ở trên có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport đã được nâng lên đáng kể và đã có những bước phát triển đáng kích lệ. Điều này đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO, được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu ở bề rộng sau đây:
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản, thịt, tinh dầu, hương liệu, gỗ tăng lên đã góp phần quan trọng cho sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Minexport ngày càng gia tăng ở mức độ khá cao (bình quân 14% giai đoạn 2002 – 2007).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nông sản xuất khẩu nói riêng trong quá trình hội nhập WTO. Có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản như sau:
2.4.3.1. Nguyên nhân dẫn đến những điểm mạnh.
Thứ nhất: Những đổi mới về cải cách luật pháp, chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường cũng như chính sách mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư sản xuất và xuất khẩu của Minexport phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động cải cách thủ tục hành chính có nhiều điểm chuyển biến tích cực, giúp cho Minexport giảm gánh nặng về thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai: Công tác huy động các nguồn vốn được thực hiện tốt đã tăng cường đáng kể nguồn lực cho xuất khẩu, góp phần quan trọng mở rộng quy mô sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của Minexport.
Thứ ba: Công tác phát triển thị trường của Minexport đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mở ra nhiều thị trường mới rộng lớn và tiềm năng: như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn quốc,… Đặc biệt là thâm nhập được vào thi trường Hoa Kỳ là một bước phát triển quan trọng vì Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ nông sản lớn đầy tiềm năng. Hoạt động xúc tiến thương mại đã từng bước được hình thành và dành được nhiều quan tâm của lãnh đạo công ty. Hình thức xúc tiến thương mại đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường, thúc đầy xuất khẩu, xây dựng chỗ đứng và hàng nông sản Minexport trên thị trường quốc tế.
Thứ tư : Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Minexport được cải thiện, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống phục vụ cho hoạt động sản xuât và xuất khẩu. Khoa học công nghệ là giải pháp có hiệu quả nhất để nâng cao sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường.
2.4.3.1. Nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu, tồn tại.
Trước hết: Mặc dù chủ trương tự do hóa thương mại, những cho đến nay, hàng nông sản trên thế giới vẫn được bảo hộ rất nặng nề bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đặc biệt là ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn như chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm… ở các nước phát triển. Nhiều nước vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường mức trợ cấp xuất khẩu nhằm ngăn cản hay bóp méo các hoạt động thương mại nông sản quốc tế. Điều này gây khó khăn lớn cho các nước mà sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu còn chưa cao như Việt Nam. Hơn thế nữa các vòng đàm phàn Doha của WTO hiện đang ở giai đoạn cao trào và các nước phát triển có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2013 và các nước đang phát triển khác thì có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2018, trong khi Việt Nam đưa ra cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu ngay sau khi gia nhập WTO nên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như Minexport sẽ gặp khó khăn hơn.
Thứ hai: Khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới và chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi, tận dụng triệt để lợi ích của các Hiệp định thương mại đã kí kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác tiềm năng xuất khẩu của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc của Minexport con yếu, dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó khăn. Ngoài ra giá cả hàng nông sản trên thị trường thế giới luôn biến động thất thường với biên độ cao, nhiều khi bị suy giảm ở mức quá thấp làm cho giá trị tăng thêm của giá trị hàng nông sản không tương ứng với mức tăng sản lượng.
Thứ ba: Chi phí chế biến nông sản cao, kém cạnh tranh do sản xuất không tập trung, thiếu quy hoach, phát triển công nghệ chế biến nông sản thiếu đồng bộ.
Thứ tư: Việc đầu tư cho công tác thu thập thông tin còn yếu kém, chủ yếu là do các bộ phận tự xử lý thông tin. Do thiếu thông tin nên nhiều trường hợp Minexport phải chịu thiệt hại hàng nghìn USD.
Thứ năm: Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu nông sản tuy đã có nhiều thay đổi nhưng năng lực kinh doanh và tổ chức liên kết với các lực lượng tham gia thị trường chưa chặt chẽ, còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, không hiệu quả.
Thứ bảy: Đầu tư của Minexport cho công tác nghiên cứu phục vụ cho nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản vẫn còn ở mức thấp so với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác.
*
* *
Tóm lại: Trong chương 2, luận án đi sâu phân tích đánh giá một số thực trạng sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO dựa theo các tiêu chí được nghiên cứu ở chương 1. Mặt hàng thịt, tinh dầu, gỗ, mây tre đan đang trở thành mặt hàng chiến lược của công ty, có sức cạnh tranh khá trên thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, xét về tổng thể sức cạnh tranh của các mặt hàng này còn thấp chưa phản ánh hết tiềm năng và thực lực của đất nước và của Công ty. Điều này thể hiện quy mô về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá còn nhỏ bé, thị trường xuất khẩu chưa ổn định, chủ yếu qua trung gian, giá cả bị phụ thuộc vào giá thế giới, chất lượg hàng xuất khẩu chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế, hầu hết các hàng nông sản xuất khẩu đều chưa có thương hiệu…
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra những trở ngại khó khăn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport, đó là xuất hiện ngày càng nhiều các rào cản thương mại mới, tinh vi, làn sóng các hiệp định thương mại ngày càng nhiều, sự biến động thất thường của giá cả hàng hoá, công tác quy hoạch và công tác tổ chức tạo nguồn xuất khẩu yếu kém…
Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexport trên thị trường thế giới, chuyên đề đã đưa ra những quan điểm mang tính chất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này trong điều kiện hội nhập WTO ở chương 3
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NỐNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.
3.1. DỰ BÁO TIỀM NĂNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ MINEXPORT.
3.1.1. Dự báo tiềm năng thương mại một số mặt hang nông sản của Việt Nam.
3.1.1.1. Mặt hàng thủy sản.
3.1.1.2. Mặt hàng thịt.
3.1.1.3. Mặt hàng tinh dầu.
Ở nước ta hiện nay nguồn nguyên liệu tinh dầu khá dồi dào, phổ biến như: bạc hà, hương nhu, bạch đàn, húng quế, hoắc hương, quế, hồi, sả... Các cây có tinh dầu là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không cần nhiều công sức, không sợ bị úng lụt hay khô hạn, ít mắc sâu bệnh, đặc biệt giá trị cao hơn hẳn so với các cây ngũ cốc. Đặc biệt, cây tràm Australia và bạch đàn chanh đang được nhân rộng ở một số tỉnh miền trung còn có t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status