Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam

Phần mở đầu: 2
I/ Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam 3
1.1/Tổng quan nợ nước ngoài 3
1.1.1/Định nghĩa “nợ nước ngoài” 3
1.1.2/Phân loại nợ nước ngoài 4
1.1.4/Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài 5
1.1.5/Vai trò của nợ nước ngoài 6
1.2/Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 7
1.2.1. Khái niệm về quản lý nợ nước ngoài 7
1.2.2/Nội dung quản lý nợ nước ngoài 8
II/Thực trạng về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 8
2.1/Tình hình vay nợ nước ngoài của VN 8
2.1.1/Các cách vay nợ chủ yếu 8
2.2/Tình hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 11
2.2.1/Cơ chế quản lý 11
2.2.2. Đánh giá về tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam 12
2.2.3. Hiệu quả sử dụng nợ vay 13
2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 14
2.3.1.Các mặt đạt được 14
2.3.2/Một số tồn tại và nguyên nhân trong quản lý nợ nước ngoài 14
2.3.3/Nguyên nhân dẫn đến những mặt còn tồn tại 16
III/Các giải pháp tăng cường giám sát và quản lý nợ nước ngoài tại VN 16
3.1/Giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài 16
3.2/Các giải pháp giảm chi phí vay nợ 16
3.3. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ 17
3.4.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI 18
3.5. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ 19


Phần mở đầu:
1/Lý do chọn đề tài:
Sự tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây của đất nước ta không chỉ dựa vào những yếu tố nội sinh mà còn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Đặc biệt trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng thường có nhiều biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn từ nước ngoài trong đó vay nợ là một cách phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Nguồn vốn vay từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Việc quản lý và sử dụng nợ nước ngoài một cách có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo cho sự phát triển bền vững được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết trong chính sách tài chính tài chính của mỗi quốc gia.
Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Song cũng từ đó các nguồn cam kết vốn ODA từ các nước phát triển, các tổ chức tín dụng quốc tế cho Việt Nam ngày càng gia tăng và đa dạng hơn về các hình thức cho vay,trả nợ. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng quốc tế. Xuất phát từ những đặc điểm trên đã ngày càng nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề quản lý và sử dụng nợ nước ngoài.

Đề tài “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam” giúp chúng ta tìm hiểu về thực trạng vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho các vấn đề cụ thể.
2/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống quản lý nợ hiện hành và phân tích thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam thông qua các chỉ số kinh tế và chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào công tác quản lý nợ nước ngoài, các biến số và các chính sách có ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2010.
3/Mục đích nghiên cứu đề tài:
-Phân tích thực trạng vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam sau hội nhập
-Trên cơ sở phân tích đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp cho vấn đề nợ nước ngoài của đất nước ta
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, so sánh tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê và vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu .

I/ Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam
1.1/Tổng quan nợ nước ngoài
1.1.1/Định nghĩa “nợ nước ngoài”
Theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị
định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình)
Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hay lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tương cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”.
Hai khái niệm về nợ nước ngoài của quốc gia và quốc tế không có sự khác biệt về bản chất,tuy nhiên khái niệm về nợ nước ngoài của quốc tế rõ ràng hơn. Khái niệm nợ nước ngoài của quốc tế về cơ bản mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản quốc gia (SNA).Do vậy để đảm bảo tính nhất quán,đề tài sử dụng phần định nghĩa quốc tế về nợ nước ngoài
1.1.2/Phân loại nợ nước ngoài

4B267TGj3i3d0jY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status