Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Lời nói đầu 1
Phần I 2
Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước 2
I. Lý luận chung về tiền lương và quỹ tiền lương 2
1/ Lý luận chung về tiền lương 2
1.1/ Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. 2
1.2/ Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 3
2- Quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước 4
2.1- Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương 4
2.1.1- Quỹ tiền lương 4
2.1.2- Thành phần của quỹ tiền lương 5
2.1.3- Kết cấu quỹ tiền lương của doanh nghiệp 5
2.2/ Phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 6
2.2.1/ Một số phương pháp xây dựng quỹ tiền lương trước khi có
chế độ tiền lương mới 6
2.2.2- Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương theo chế độ tiền lương mới 10
2.2.3- Phương pháp xây dựng quỹ lương của các bộ phận trong
doanh nghiệp nhà nước 16
2.2.4/ Phương pháp quản lý quỹ tiền lương 18
II/ Sự cần thiết phải hoàn thiện xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong
các doanh nghiệp nhà nước 19
Phần II 21
Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 21
I/ Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương 21
1/ Đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước 21
2/ Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nhà nước 22
3/ Đặc điểm về lao động và bộ máy quản lý 23
II/ Phân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 24
1/ Tình hình chung của việc xây dựng và quản lý tiền lương từ khi có
nghị định 26/CP về đổi mới quản lý tiền lương. 24
2- Phân tích tình hình xây dựng quỹ lương cho các doanh nghiệp nhà
nước 27
2.1- Tình hình xây dựng quỹ tiền lương theo phương pháp đơn giá
sản phẩm nhân với sản lượng kỳ kế hoạch 28
2.1.1- Xây dựng định mức lao động 28
2.1.2- Xây dựng mức lương tối thiểu 30
2.1.3- Xây dựng hệ số lương cấp bậc công việc 31
2.1.4- Xây dựng mức phụ cấp 34
2.1.5- Xây dựng đơn giá để tính quỹ lương kế hoạch 35
2.1.6- Xác định quỹ lương kế hoạch 36
2.2- Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa vào lao động định biên, hệ số lương cấp bậc trung bình và hệ số phụ cấp bình quân 40
3- Tình hình khoán quỹ tiền lương trong năm thực hiện 45
3.1- Tình hình khoán quỹ tiền lương thực hiện theo phương pháp đơn giá sản phẩm nhân với sản phẩm kỳ kế hoạch 45
3.2- Tình hình khoán quỹ tiền lương thực hiện theo phương pháp đơn giá nhân với doanh thu thực hiện 47
3.3- Các phương pháp khoán quỹ lương thực hiện khác 49
4- Phân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương trong các khối, phân
xưởng và bộ phận trong các doanh nghiệp nhà nước 50
4.1- Quỹ tiền lương của các khu vực quản lý 51
4.2- Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất 55
III- Phân tích tình hình quản lý quỹ lương ở các doanh nghiệp nhà nước 61
1- Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương bình
quân 62
2- Mối quan hệ về tiền lương giữa bộ phận trực tiếp và gián tiếp 63
3- Mối quan hệ giữa quỹ lương thời gian và lương khoán sản phẩm 64
Phần III 66
Hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước 66
I- Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương 66
1- Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch cho toàn doanh nghiệp 66
1.1- Hoàn thiện mức tiền lương tối thiểu 66
1.2- Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức lao động 67
1.3- Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ số lao động định biên để
tính quỹ lương kế hoạch 68
1.4- Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ số cấp bậc bình quân 68
1.5- Hoàn thiện hệ số phụ cấp 69
2- Hoàn thiện phương pháp thành toán quỹ lương thực hiện 69
2.1- Hoàn thiện phương pháp thanh toán quỹ lương khi doanh nghiệp không bảo đảm chỉ tiêu nộp lợi nhuận so với năm trước liền kề 69
2.2- Đối với phương pháp thanh toán quỹ tiền lương theo doanh thu 70
3-Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ lương cho các bộ phận 72
3.1- hoàn thiện quỹ lương cho bộ phận gián tiếp 72
3.2- Hoàn thiện quỹ lương cho công nhân trực tiếp sản xuất 76
II- Hoàn thiện phương pháp quản lý quỹ tiền lương 78
1- Quản lý năng suất lao động khi xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 78
2- Quản lý các chỉ tiêu khác để quản lý tiền lương có hiệu quả 79
3- Tăng tỷ trọng quỹ lương sản phẩm và giảm quỹ lương thời gian 80
III- Một số biện pháp khác 80
1- Về công tác tổ chức lao động 80
2- Đầu tư đổi mói thiết bị cho doanh nghiệp nhà nước 81
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
Lời nói đầu

Kinh tế thị trường đồng nghĩa với tự do cạnh tranh, đó là quy luật phổ biến nhất trong nền kinh tế. Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải làm cho hàng hoá của mình có lợi thế hơn so với các hàng hoá khác để tiêu thụ và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Trong đó giảm giá thành là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định.
Trong giá thành sản phẩm có chi phí tiền lương, chiếm một tỷ trọng nhất định và có xu hướng ngày càng tăng. Do vậy việc quản lý tiền lương trong đó có công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp ngày càng quan trọng và càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp Nhà nước khi phải giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và quản lý tiền lương vẫn còn những tồn tại và vướng mắc cần giải quyết.
Trong thời gian thực tập ở Vụ tiền lương và tiền công, Bộ lao động, thương binh và xã hội và qua tìm hiểu tổ chức tiền lương ở một số doanh nghiệp. Em đã cố gắng tìm hiểu xung quanh vấn đề xây dựng và quản lý quỹ tiền lương để đánh giá thực trạng và nêu ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác này ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Bố cục bài viết được chia làm ba phần.
Phần I :Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Phần II :Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Phần III :Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương.


phần I
Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp
xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong
các doanh nghiệp Nhà nước
I. Lý luận chung về tiền lương và quỹ tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác như: tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp đồng thời động chạm đến lợi ích của đông đảo người lao động. Nhưng bên cạnh đó tiền lương cũng chịu tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử. Trong đó sự tác động của thể chế chính trị, cơ chế quản lý kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ mang yếu tố quyết định.
1/ Lý luận chung về tiền lương
1.1/ Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Trong cơ chế quản lý kinh tế cũ tiền lương chịu ảnh hưởng của kế hoạch hoá tập trung cao độ nên tiền lương được định nghĩa: là một phần thu nhập quốc dân được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ do Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
Đây là khái niệm về tiền lương theo sơ đồ phân phối tổng sản phẩm của Các Mác. trong khái niệm này tiền lương không phải là giá cả của sức lao động vì trong điều kiện đó sức lao động không được coi là hàng hoá.
Thứ hai tiền lương là khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối dưới chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch hoá từ cấp Trung ương đến cơ sở, được Nhà nước thống nhất quản lý.
Như vây tiền lương phản ánh mối quan hệ phân phối sản phẩm giữa toàn thể xã hội do Nhà nước là thay mặt và người lao động. Nó là một bộ phận của thu nhập quốc dân nên mức lương lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thu nhập quốc dân và phần tiêu dùng để phân phối cho người lao động. Phần này chính là phần còn lại của tổng sản phẩm toàn xã hội sau khi trừ đi một bộ phận để bù đắp chi phí vật chất của thời kỳ trước, bộ phận dự phòng, chi phí quản lý, bộ phận dùng cho công ích toàn xã hội sau đó mới đem phân phối cho người lao động dưới hình thái tiền tệ và hiện vật (dưới dạng tem phiếu có bù giá). Nó được phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
1.2/ Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khái niệm và chính sách tiền lương hiện hành vừa lạc hậu vừa chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và công bằng xã hội. Từ thực tế đó việc xây dựng chính sách tiền lương mới đáp ứng đòi hỏi khách quan củâ công cuộc đổi mới vừa là yêu cầu cần thiết bức xúc trước mắt vừa là yêu cầu cơ bản và lâu dài đối với chúng ta
Khi chuyển đổi cơ chế để phù hợp với các quy luật trong nền kinh tế thị trường thì tiền lương được định nghĩ như sau
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (nhà nước, doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước.
Với định nghĩa này thì tiền lương một mặt bảo đảm được nguyên lý cơ bản về tiền lương của Mác đó là, tiền lương là biểu hiện của giá cả sức lao động đồng thời nó cũng đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, phát huy tối đa vai trò điều tiết của cơ chế thị trường góp phần sử dụng có hiệu quả hơn tiềm năng sức lao động, tiềm năng đất nước mà một thời đã bị sử dụng lãng phí.


q431Q9vPDVGDEg3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status