Hoàn thiện mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử thông qua trang web www.ecomviet.vn của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử thông qua trang web www.ecomviet.vn của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương



Mục Lục
 
Lời Thank 1
Tóm lược 2
Mục Lục 3
Danh mục từ viết tắt 6
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu 7
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài tài: 7
1.1.1. Thực trạng phát triển của TMĐT hiện nay: 7
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài: 8
1.2. Xác định và tuyên bố vấn đề: 9
1.2.1. Giới thiệu chung về website www.ecomviet.vn: 9
1.2.2. Hoạt động chủ yếu của website: 9
1.2.3. Quá trình tìm hiểu và lí do chọn đề tài: 9
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu: 10
1.4. Phạm vi nghiên cứu: 10
1.5. Kết cấu luận văn: 11
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu 12
2.1 Một số khái niệm cơ bản: 12
2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử: 12
2.1.2 Phân biệt Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử: 12
2.1.3 Khái niệm Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử: 12
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu: 13
2.2.1 Giới thiệu về mô hình kinh doanh: 13
2.2.2 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh: 14
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 15
2.3.1 Mô hình Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ TMĐT của Phần Lan (Finland): 15
2.3.2 Mô hình Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT của Virgnia: 16
2.3.3 Mô hình International Center for Electronic Commerce (ICEC) của Hàn Quốc: 17
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài: 18
2.4.1 Phân tích mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT nói chung: 18
2.4.2 Mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT của trang web www.ecomviet.vn: 20
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 22
3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu: 22
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 22
3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: 25
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT: 26
3.2.1 Tổng quan tình hình: 26
3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến việc hoàn thiện mô hình hỗ trợ TMĐT tại Trung tâm: 29
3.2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong đến việc hoàn thiện mô hình: 32
3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu: 34
3.3.1 Kết quả từ việc phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm: 34
3.3.2 Kết quả thu được từ bảng câu hỏi phỏng vấn: 40
3.3.3 Kết quả thu được từ nguồn dữ liệu thứ cấp: 42
Chương 4: Các kết luận và đề xuất 43
4.1 Các phát hiện và kết luận qua quá trình nghiên cứu: 43
4.1.1 Những kết quả đã đạt được của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử: 43
4.1.2 Tồn tại, chưa giải quyết: 47
4.1.3 Nguyên nhân: 48
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm thực hiện vấn đề: 49
4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới: 49
4.2.2 Định hướng phát triển của Trung tâm: 49
4.2.3 Phạm vi vấn đề giải quyết: 50
4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển, hoàn thiện mô hình: 50
4.3.1 Đối với Chính phủ: 50
4.3.2 Đề xuất đối với Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương: 52
Tài liệu tham khảo 55
Phụ lục 1: Phiếu điều tra ý kiến 56
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn 59
Phụ lục 3: Hệ thống hình vẽ phân tích từ dữ liệu điều tra 61
sơ cấp bằng phần mềm SPSS 61
Hình 1: Mức độ uy tín của trang web 61
Hình 2: Tần xuất cập nhật thông tin 62
Hình 3: cách các doanh nghiệp biết đến trang web EcomViet 63
Hình 4: Hoạt động xúc tiến điện tử thường được sử dụng 64
Hình 5: Mức độ quan tâm tới việc kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện mô hình 65
Hình 6: Dịch vụ chưa hoàn thiện và cần phát triển 66
Hình 7: Mức độ cần thiết hoàn thiện mô hình 67
Hình 8: Dịch vụ cần bổ sung 68
Hình 9: Khó khăn khi hoàn thiện mô hình 69
Phụ lục 4: Hệ thống bảng biểu 70
Bảng 1: Các khái niệm thương mại điện tử dưới các góc độ khác nhau 70
Bảng 2: Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh 71
Bảng 3: Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2B 72
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ở đâu đó và có thể sử dụng được cho quá trình nghiên cứu.
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm:
Thu thập nhanh
Ít tốn kém
+ Nhược điểm:
Mức độ đáp ứng yêu cầu cho mục tiêu nghiên cứu không cao
Chất lượng của dữ liệu đôi khi không chính xác
Dữ liệu tràn lan, không trọng tâm
Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:
- Nguồn tài liệu bên trong:
+ Văn bản giới thiệu về Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử
+ Thông tin từ website www.ecomviet.vn
- Nguồn tài liệu bên ngoài:
+ Các công trình khoa học đã thực hiện
+ Một số bài viết, tài liệu qua kênh tìm kiếm www.google.com
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:
* Phương pháp định lượng:
Chọn phần mềm để phân tích số liệu: Đồng thời với quá trình thiết kế mẫu, bảng câu hỏi và việc thu thập câu trả lời thì một điều quan trọng là phải xem xét việc sử dụng phần mềm nào hiệu quả cho việc xử lý số liệu thống kê. Việc chọn lựa phần mềm chuyên dụng sẽ giúp giảm thời gian xử lý số liệu, tăng độ chính xác của các phân tích phức tạp và tiết kiệm chi phí không cần thiết. Có rất nhiều loại phần mềm xử lý thống kê hiện nay, nhưng phổ biến và dễ sử dụng nhất vẫn là phần mềm SPSS, vì vậy trong nghiên cứu này, tui sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập được.
* Phương pháp định tính:
- Phương pháp quy nạp: Từ nhiều dịch vụ hỗ trợ mà EcomViet đã cung cấp cho các doanh nghiệp, nhận thấy còn tồn tại nhiều vướng mắc và thiết sót nên người viết đi sâu nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để phát triển các dịch vụ này ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp TMĐT.
- Phương pháp diễn dịch: Dựa vào hoạt động của website www.ecomviet.com nói riêng và những tài liệu, giáo trình, bài giảng, chuyên đề nghiên cứu nói chung về lĩnh vực TMĐT để làm sáng tỏ từng luận điểm, từng loại hình dịch vụ mà trang web cần bổ sung và phát triển.
- Phương pháp tổng hợp: đây là phương pháp cơ bản, được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. Luận văn tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đảm bảo một nội dung phong phú, đa dạng và thống nhất về mặt khoa học.
Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT:
Tổng quan tình hình:
* Thực trạng chung:
Đề án phát triển TMĐT tại Tp HCM:
Trong đề án này, Sở Bưu chính – Viễn thông thành phố đã đưa ra chương trình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông bằng việc triển khai, cung cấp dịch vụ công hỗ trợ thương mại điện tử.
Với mục tiêu thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy thành lập văn phòng đại diện, cấp phép kinh doanh các sản phẩm dịch vụ có điều kiện, cũng như tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thủ tục hải quan và liên thông kết nỗi các sở ngành, hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp tiến tới một cửa giải quyết hồ sơ hành chính qua mạng.
Tp HCM tập trung đẩy mạnh việc phát triển các chương trình như: phát triển Chính phủ điện tử, khai thuế qua mạng, Hải quan điện tử, xây dựng Trung tâm chứng thực điện tử và triển khai thực hiện chữ ký số.
Bằng việc tập trung xây dựng và nâng cấp kiến trúc công nghệ thông tin truyền thông của toàn Tp, Sở sẽ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng và đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công để hỗ trợ TMĐT và hoàn thành xây dựng hệ thống “một cửa điện tử” cung cấp thông tin về tình trạng hồ sơ và tiến tới “một cửa điện tử” giải quyết hồ sơ hành chính.
Đối với chương trình Hải quan điện tử, chương trình này do Cục Hải quan chủ trì thực hiện. Theo lộ trình nội dung từ nay đến năm 2010, Cục Hải quan sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công tác mở rộng thủ tục Hải quan điện tử đối với các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu và đối tượng doanh nghiệp tham gia.
Đồng thời mở rộng đối tượng tham gia thủ tục Hải quan Điện tử cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và triển khai dự án World Bank về hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, đến năm 2010 đạt trình độ quản lý hải quan hiện đại bằng các nước trong khu vực. (Theo www.vntrades.com, viết ngày 14/09/2007)
Đề án đưa dịch vụ công lên mạng:
Cơ quan hành chính nhà nước sẽ chuyển dần sang môi trường làm việc điện tử, thay cho “hành chính giấy tờ” lâu nay.
Đây là nội dung chính trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 (Quyết định số 48/2009/QĐ TTg), vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt.
Kế hoạch này nhằm hướng đến xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tạo thối quan làm việc của cán bộ, công chức trên môi trường mạn và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy.
Theo kế hoạch này, phấn đấu đến năm 2015, Nhà nước sẽ cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản ở dạng trực tuyến, cho phép người dân và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng.
Trong vấn đề nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, mục tiêu đến hết năm 2010, bảo đảm trung bình là 60% các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp Bộ, cấp tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tử hay trang thông tin điện tử.
Đồng thời sẽ nâng tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức tại các Bộ, UBND thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng thư điện tử cho công việc lên 80%; UBND cấp tỉnh là 60%, trong đó các tỉnh miền núi là 30%; và giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ, nhằm khuyến khích cán bộ, công chức khai thác thông tin trên mạng phục vụ công tác.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ người dân và doanh nghiệp, đến năm 2010 bảo đảm 100% các cơ quan cấp bộ, các UBND cấp tỉnh có cổng thông tin điện tử và 80% các trang này cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy, hay điền vào các mẫu đơn.
Trong giai đoạn 2009-2010, ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến, gồm: cấp giấy đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; giấy phép xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; giấy đăng ký ô tô, xe máy; đăng ký tạm vắng, tạm trú; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giấy đăng ký hành nghề y dược và cấp giấy phép hay dịch vụ đặc thù.
Ngoài ra, kế hoạch cũng thực hiện lộ trình từng bước xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước; xây dựng và nâng cấp các mạng LAN và mạng diện rộng của các cơ quan nhà nước. Từ đó phân tích, đánh giá cho việc lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình cấp huyện để phổ biến rộng rãi. (Theo www.vntrades.com, viết ngày 04/04/2009)
* Thực trạng tại doanh nghiệp: ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status