Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo



Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã góp phần tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, ngân hàng Nhà nước-NHNN đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch hoá chính sách, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện các cam kết gia nhập WTO liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, NHNN đã triển khai các hành động cụ thể:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nên cơ hội phát triển là rất lớn.
3.Cơ hội tiếp xúc, làm việc, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các nước phát triển như Mỹ, Nhật..
4. Thu hút được sự đầu tư và quan tâm của các tổ chức ngân hàng lớn như WB.
Thách thức:
1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu.
2. Do đồng Euro mất giá nên thách thức lớn đặt ra cho việc xuất khẩu qua các nước châu Phi.
3. Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới như myanmar, pakistan..
4. Xu hướng bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng.
Điểm mạnh
1.Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp…
2. Được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trohg WTO.
3. Thị trường tiềm năng lớn.
4.Thị trường trong nước tiếp tục ổn định.
Phối hợp SO
1. Chiến lược thâm nhập thị trường:
(S1, S3, O1, O2).
2. Chiến lược phát triển thị trường
( S1, S2, S4, O1, O2).
3. Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (S1, S2, S4, O3, O4)
Phối hợp ST
Phát triển sản phẩm với chất lượng cao (S1, S3,S4, W1, W4).
Điểm yếu
1. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển.
2. Cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống vận chuyển còn thấp…
3. Năng lực tài chính còn hạn hẹp, nguồn thông tin và nhân lực như các chuyên gia trình độ dự báo cung cầu còn nhiều hạn chế.
4. Chính sách của chính phủ chưa hợp lý…
Phối hợp WO
1. Đổi mới công nghệ
(W2, W3, O3,O4)
2. Mở rộng thị trường sản phẩm (W1, W4, O1, O2)
Phối hợp WT
1. Chiến lược cạnh tranh về giá
(W1, W2, W3, T1, T2)
2. Chiến lược hội nhập phía sau
(W1, W2, T1, T4)
2.1. Điểm mạnh bên trong: (S – Strength)
Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp: Khi gia nhập WTO, trong cam kết mở cửa thị trường nông sản trong đó có xuất khẩu “gạo” có cam kết “quyền đàm phán ban đầu (INR) nghĩa là trong quá trình thực hiện cam kết, một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế nhập khẩu “gạo” cao hơn mức cam kết. Trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin. Điều này cho thấy thuận lợi cho việc bảo hộ ngành xuất khẩu “gạo” cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu gạo của Việt Nam với các quốc gia cùng ngành.
Trong cam kết về trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam có quyền được trợ cấp nội địa thuộc “hộp xanh lá cây”, không phải cắt giảm, cũng không bị các nước khác khiếu kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” có thể đề xuất nhà nước áp dụng mà không vi phạm cam kết trong WTO như:
Nhóm trợ cấp các dịch vụ chung: như trợ cấp nghiên cứu khoa học về phân bón, đất đai, giống, kiểm soát dịch bệnh, kết cấu hạ tầng gồm điện, đường, thủy lợi... Điều này giúp cho năng suất lúa cao hơn, chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn, tạo được lòng tin từ nông dân giúp ngành xuất khẩu “gạo” tốt hơn tạo được lợi thế về giá và có nguồn cung dồi dào so với các nước khác.
Nhóm hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai: như hỗ trợ các khoản chi phí nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai về giống, thuốc bảo vệ thực vật, san ủi đồng ruộng. Với nhóm hỗ trợ này giúp cho bà con nông dân an tâm hơn trong việc canh tác dẫn đến chất lượng tốt hơn, diện tích đất trồng lúa không những không bị thu hẹp mà có thể còn mở rộng hơn do đất đai màu mỡ, và tỉ lệ dân cư được phân bố tại vùng nông thôn rất lớn và có trình độ học vấn thấp, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho họ, nâng cao đời sống, phục vụ cho việc xuất khẩu “gạo” phát triển hơn.
Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là các chương trình thu mua gạo của chính phủ để can thiệp với mức 10% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
Là nước đang phát triển trong WTO, Việt Nam cũng được hưởng các trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài (cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp để xuất khẩu…) và trợ cấp vận tải nội địa và quốc tế cho hàng xuất khẩu sẽ không bị xếp vào các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Đây là điểm có lợi cho Việt Nam khi gia nhập WTO để tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho ngành xuất khẩu “gạo” phát triển.
Thứ hai, được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trong WTO. Thị trường xuất khẩu được mở rộng với mức thuế quan MFN (có nghĩa là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác) thấp và ổn định. Như chúng ta đã biết trước khi trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu “gạo” nói riêng phải chịu mức thuế phổ thông (thường là mức thuế cao hơn) của nước nhập khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO (149 nước vào thời điểm 11/1/2007) có nghĩa vụ phải cho hàng hóa Việt Nam hưởng thuế suất MFN theo cam kết của họ trong WTO. Đây là một lợi ích rất lớn của việc gia nhập WTO mà các doanh nghiệp nông nghiệp cần tận dụng bởi vì khi đó doanh thu sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ tăng. Và khi gia nhập WTO, đối với ngành lúa gạo là ngành mà Việt Nam có tiềm lực xuất khẩu mạnh, vì vậy cần tận dụng cơ hội thuế nhập khẩu MFN vào các nước thành viên WTO thấp và ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu (chủ yếu thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại, quảng bá sản phẩm).
Thứ ba, thị trường tiềm năng lớn: Hiện nay các Bộ, ngành đã dành sự quan tâm thích đáng cho việc ban hành các văn bản pháp lý để thực hiện cam kết mở cửa thị trường nông sản điển hình là việc nhập khẩu “gạo”. Một trong số những cam kết đó là cam kết về thuế quan: mức thuế nhập khẩu của sản phẩm “gạo” thì giảm rất ít hay không giảm và việc cắt giảm này cam kết được thực hiện trong vòng từ 3-5 năm kể từ khi gia nhập WTO, mức giảm thuế sẽ được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm. Điều này giúp củng cố niềm tin của cộng đồng quốc tế vào quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ thành viên bên cạnh đó hiện nay Việt Nam đang áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp hơn so với cam kết đây là một vấn đề không đáng lo ngại bởi vì chúng ta có thể tăng thuế trở lại trong tương lai khi có nhu cầu bảo hộ đối với ngành xuất khẩu gạo trong nước, thiết lập được mối quan hệ ngoại giao để có cơ hội xâm nhập vào những thị trường tiềm năng mới và hội nhập với thị trường gạo thế giới.
Thứ tư, thị trường trong nước tiếp tục ổn định: V...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status