Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG 3
THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 3
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 3
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3
1.1.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế 3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 4
1.1.3.1. Các nhân tố khách quan 4
1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan 5
1.2. Các phương thanh toán hàng xuất nhập khẩu chủ yếu. 6
1.2.1. cách đổi chứng từ trả tiền 6
1.2.1.1. Khái niệm 6
1.2.1.2. Ưu nhược điểm của cách đổi chứng từ trả tiền 6
1.2.2. cách chuyển tiền 6
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm 6
1.2.2.2. Ưu nhược điểm của cách chuyển tiền 6
1.2.3. cách nhờ thu 7
1.2.3.1. Khái niệm 7
1.2.3.2. Ưu nhược điểm của cách nhờ thu 7
1.2.4. cách tín dụng chứng từ 8
1.2.4.1 . Khái niệm 8
1.2.4.2 Ưu nhược điểm của cách tín dụng chứng từ 8
1.3. Các chứng từ chủ yếu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 10
1.3.1. Các nguyên tắc lập và kiểm tra chứng từ 10
1.3.1.1. Một số nguyên tắc lập chứng từ: 10
1.3.1.2. Một số nguyên tắc khi kiểm tra chứng từ 11
1.3.2. Các loại chứng từ chủ yếu dùng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 12
1.3.2.1. Các chứng từ về hàng hoá 12
1.3.2.2. Chứng từ vận tái 13
1.3.2.3.Chứng từ bảo hiểm. 14
 Khái niệm hối phiếu (Bill of exchange – B/L) 14
1.4. Các công việc cần làm trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp 16
1.4.1. Các công việc cần thực hiện trước khi ký kết hợp đồng. 16
1.4.2. Các công việc cần thực hiện trước khi giao hàng 17
1.4.3. Các công việc cần thực hiện sau khi giao hàng 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN 21
QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TỔNG HỢP I 21
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK tổng hợp I 21
2.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần XNK tổng hợp I 21
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty GERENALEXIM 21
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty GENERALEXIM 23
2.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty 23
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản trị 23
Ban giám đốc: 23
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty GERENALEXIM 25
2.1.3.1. Nguồn nhân lực của công ty 25
2.1.3.2. Cơ sở vật chât kỹ thuật 26
2.1.3.3. Nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty 26
2.2. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 26
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu chung của công ty 26
2.2.2. Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu 27
2.3. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty GENERALEXIM 32
2.3.1. Những bộ phận tham gia hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty. 32
2.3.2. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty GERENALEXIM 33
Giống như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, quy trình thực hiện chung của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của công ty cổ phần XNK tổng hợp I cũng có thể chia làm 3 giai đoạn. Đó là: Các công việc thực hiện trước khi ký hợp đồng, các công việc thực hiện trước khi giao hàng và các công việc thực hiện sau khi giao hàng. 33
2.3.2.1. Thực trạng thực hiện các công việc thanh toán hàng xuất trước khi ký kết hợp đồng. 34
2.3.2.2.Thực trạng thực hiện các công việc thanh toán hàng xuất sau khi giao hàng 38
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện các công việc thanh toán hàng xuất sau khi giao hàng . 41
2.4. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty GENERALEXIM 45
2.4.2. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty 45
2.4.2. Những hạn chế về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty 46
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty 47
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY GENRENALEXIM 49
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của công ty 49
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty 49
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty năm 2008 49
3.2. Các giái pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần XNK tổng hợp I. 50
3.2.1. Kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của phía đối tác nước ngoài trước khi chính thức ký kết hợp đồng kinh tế. 50
3.2.2. Vận dụng các cách thanh toán thích hợp nhât cho từng mặt hàng và từng loại hình xuất khẩu. 51
3.2.3. Nâng cao trình độ, kiến thức của đội ngũ là công tác thanh toán 52
3.3. Kiến nghị 53
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng. 53
3.3.2. Kiến nghị với nhà nước 55
Hoàn thiện hệ thống pháp lý về thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu. 55
LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra rất sôi động và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nhu cầu giao lưu, trao đổi, buôn bán các mặt hàng của Việt Nam với nước ngoài ngày càng lớn.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại và phát triển được. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu nếu được thực hiện tốt bởi đây là bước bảo đảm cho người xuất thu được tiền hàng và người nhập khẩu nhận được hàng, là mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp phát triển.
Giái quyết tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần quan trọng, thiết thực và tạo tiền đề thuận lợi trong việc thương thảo và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, mở rộng quan hệ làm ăn và có những bạn hàng tốt.
Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương nên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I, em lựa chọn đề tài sau:
“Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp”
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I để từ đó có những giái pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty trong thời gian tới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I, trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, logic, lịch sử, thống kê, phân tích so sánh và tổng hợp.
4. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài được chia làm 3 phần sau:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Chương III: Các biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất khẩu tổng hợp I.







































CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế, các nước đều đạt được lợi ích từ việc tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Thật vậy, nó không chỉ thoả mãn nhu cầu của nước tham gia mà bản thân không thể tự đáp ứng được mà còn giúp các nước đó ngày càng phát triển hơn thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán giữa các quốc gia. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa của ngân hàng của các nước liên quan.”
Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế:
Ngân hàng trung ương: là ngân hàng tham gia, vào thanh toán quốc tế với cương vị là người thay mặt chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là Ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế.
Ngân hàng thương mại: là chủ thể chủ yếu của trung gian tài chính tham gia thanh toán quốc tế.
Các chủ thể khác: bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch vận tái, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao.


HUwFI36teSOIZ11
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status