Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Lời mở đầu 1
Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập 4
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Đặc điểm, vai trò hoạt động gia công xuất khẩu 6
1.2.3. Các hình thức gia công xuất khẩu 7
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư phát triển của ngành Da- Giây 7
1.3. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế quốc dân 10
1.3.1. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế 10
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Da- Giầy 12
1.4. Một só thị trường Gia- Giầy của Việt Nam trên thế giới 13
1.4.1. Thị trường Mỹ 13
1.4.2. Thị trường EU 15
1.4.3. Thị trường Nhật Bản 17
1.4.4. Một số thị trường khác
Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng 19
2.1. Tổng quan về công ty 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ câu, bộ máy tổ chức quản lý 21
2.2. Tình hình sản xuất gia công xuất khẩu giầy của công ty 25
2.2.1. Các nguồn lực sản xuất 26
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng 26
2.2.1.2. Vốn 28
2.2.1.3. Lao động 29
2.2.1.4. Công nghệ 31
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty 33
2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 33
2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy xuất khẩu 35
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty 36
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty 39
2.2.3.1. Những mặt đạt được 39
2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế 40
2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng đó 41
Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty 43
3.1. Phương hướng sản xuất củ ngành Da- Giầy Việt Nam trong tiến trình hội nhập 43
3.2. Chiến lược kinh doanh của công ty 45
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gia công xuất khẩu 48
3.3.1. Thuận lợi 48
3.3.2. Khó khăn 49
3.4. Một số biện pháp đối với công ty 50
3.4.1. Nhóm biện pháp nhà nước 50
3.4.1.1. Tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi 50
3.4.1.2. Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới công nghệ trong nước 52
3.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực 53
3.4.1.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại 54
3.4.2. Nhóm biện pháp từ phía công ty 54
3.4.2.1. Tạo vốn cho sản xuất 54
3.4.2.2. Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và quản lý sử dụng tài sản 55
3.4.2.3. Tích cực tham gia tìm hiểu thị trường 55
3.4.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 56
3.4.2.5. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ người lao động trong tổ chức quản lý 57
Kết luận 59
Danh mục tài liệu tham khảo 60
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

doanh nghiệp). Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có rất nhiều công ty sản xuất giầy dép với qui mô tương đối lớn giải quyết công việc cho lao động trẻ tại các vùng nông thôn của các huyện trong tỉnh. Đây là ngành nghề cần ít vốn đầu tư thu hồi vốn nhanh, rủi ro ít. Công việc tương đối đơn giản nên không tốn nhiều thời gian đào tạo nhân công, không đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật quá cao. Chính điểm này rất phù hợp vời tình hình lao động chung của tỉnh cũng như lao động chung của Việt Nam có lực lượng dồi dào nhưng trình độ thấp. Tuy nhiên, thuận lợi như vậy nhưng không phải là không có những khó khăn, ngành nghề giầy dép là ngành nghề mà có khá nhiều nước sản xuất do đó việc phải cạnh tranh với các quốc gia khác có công nghệ tốt và lao động tương đối lành nghề như Thái Lan, Trung Quốc…đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức nỗ lực. Cùng với đó là sự thiếu kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế cho nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thường bị kiện bán phá giá, bị áp dụng hạn ngạch. Và điều cần bàn ở đây là hầu hết các doanh nghiệp Giầy ở Việt Nam cũng như công ty đều phải lựa chọn hình thức gia công sản xuất cho các đối tác nước ngoài, tất yếu đem đến là lợi nhuận sẽ không cao. Bởi các doanh nghiệp này đều tiến hành sản xuất trong tình trạng thiếu vốn thiếu công nghệ, không tự tìm được thị trường cho xuất khẩu…Đứng trước khó khăn đó công ty đã trải qua 10 năm sản xuất gia công xuất khẩu cho đến nay mới được vài năm ổn định và phát triển và đang dần từng bước phát triển khẳng định mình. Trong tương lai không xa với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực cố gắng của tập thể công nhân viên cán bộ công ty, công ty sẽ tiếp tục mở rộng nâng cao sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa để có điều kiện chăm lo đến đời sống của lao động công ty cũng như tạo thêm được công ăn việc làm giúp ổn định cho lao động địa phương.
2.2.1. Các nguồn lực sản xuất
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm thiết bị sản xuất, nhà xưởng và các khu phục vụ cho sản xuất. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của công ty còn nhiều hạn chế, máy móc còn cùng kiệt nàn lạc hậu, qui trình công nghệ còn giản đơn. Nhà xưởng được xây dựng từ những năm 1968 ở tình trạng cũ, đã có sửa chữa cải tiến nhưng chưa tương xứng với các doanh nghiệp khác như công ty giầy Hải Dương hay công ty giầy Cẩm bình ở trên địa bàn tỉnh. Trong hệ thống các văn phòng đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối để phục vụ cho quá trình quản lý điều hành như điện thoại, máy fax, máy tính có kết nối mạng. Thiết bị dây chuyền tại các phân xưởng sản xuất chủ yếu là thiết bị của Hàn Quốc và Đài Loan được sử dụng từ những ngày đầu thành lập. Theo khảo sát có thể thấy được đa phần máy móc của công ty đã lạc hậu, giá trị còn lại thấp, tỷ lệ dây chuyền phục vụ cho sản xuất còn thấp. Chính vì vậy khó có thể phát triển mở rộng sản xuất nếu như máy móc không được đầu tư cải tiến. Điều này đã đem lại những bất lợi cho công ty như việc đáp ứng những đơn đặt hàng với số lượng lớn, không đảm bảo về mặt chất lượng. Tình hình máy móc như vậy cũng không dễ dàng khi triển khai việc cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu thị trường. Máy móc cũ nên năng suất lao động khôgn cao, cơ cấu không đồng bộ vì vậy hiệu quả sử dụng thấp. Hầu hết máy móc của công ty đang sử dụng là máy móc cũ từ công ty vật tư tổng hợp cũ, sang đến năm 2005 công ty đã dành cho đầu tư máy móc bằng một dây chuyền sản xuất hiện đại của Ý để phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất các đơn hàng.
Bảng 02. Tình hình máy móc thiết bị của công ty đến năm 2006
STT
Chủng loại
máy móc - thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
Giá trị còn lại (%)
1
Máy bàn 1 kim
Hàn Quốc
115
45
2
Máy bàn 2 kim
Hàn Quốc
30
50
3
Máy bàn 2 kim
Đài Loan
34
15
4
Máy trụ 1 kim
Hàn Quốc
50
75
5
Máy trụ 2 kim
Liên Xô
5
33
6
Máy Zíc Zắc
Nhật
9
35
7
Máy chặt
Đài Loan
10
50
8
Máy dập
Hàn Quốc
15
42
9
Máy gấp mép
Nhật
5
35
10
Máy xén
Tiệp Khắc
4
40
11
Dây chuyền mũ giầy HC
Liến Xô
1
65
12
Dây chuyền bồi vải cắt viền
Đài Loan
1
70
13
Máy cắt vòng
Đài Loan
2
37
14
Dây chuyền giầy thể thao
Italy
1
95
Nguồn: Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu công ty
Cũng trong năm 2005 công ty bỏ vốn xây dựng thêm 900 m2 nhà xưởng và xây dựng thêm một nhà ăn phục vụ cho công nhân viên trong công ty. Việc đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, máy móc, cũng như nhà ăn đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển nhưng đó cũng chỉ là những bước đầu, bởi do nguồn vốn ít nên sự đầu tư còn tương đối hạn chế. Những năm tiếp theo công ty có chủ trương tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng có thể mở rộng thêm chủng loại sản phẩm để tăng hiệu quả kinh tế.
2.2.1.2. Vốn
Vốn là nhân tố quan trọng trong sản xuất của một doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên hoàn. Da- Giầy là một ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên hầu hết các nước cùng kiệt như nước ta hiện nay đều có thể dễ dàng phát triển ngành công nghiệp này so với ngành công nghiệp nặng như chế tạo máy móc…đầu tư rất lớn mà thời gian thu hồi vốn lâu.
Bảng 03. Tổng hợp nguồn vốn của công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Nguồn vốn
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn cố định
4.339.930
4.442.530
4.882.110
3.721.935
4.469.658
Vốn lưu động
1.286.820
1.688.820
178.325
1.842.200
2.979.772
Vốn đầu tư–xây dựng cơ bản
15.675
17.500
21.400
1.242.180
32.385
Vốn khác
4.007.230
4.094.340
5.314545
4.663.945
4.859.772
Tổng
9.649.655
10.243.190
10.396.380
11.470.240
12.309.152
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ vốn cố định của công ty trên tổng nguồn vốn không cao, vì trước năm 2005 công ty vẫn còn là doanh nghiệp nhà nước, hầu hết nguồn vốn cố định là do nhà nước cấp và bàn giao, tỷ lệ vốn cố định thấp nên việc dành đầu tư cho cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho sản xuất là tương đối thấp. Vốn lưu động của công ty có tăng nhưng chưa cao so với mức giá cả trên thị trường. Công ty hoạt động theo hình thức nhập nguyên liệu giao thành phẩm nên lượng vốn lưu động như vậy có thể gọi là tạm ổn định còn nếu hoạt động theo mua nguyên liệu và bán thành phẩm hay tự sản xuất để xuất khẩu thì nguồn vốn như vậy không đủ cho quá trình sản xuất. Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng cò chậm. Riêng năm 2005 do công ty tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng và nhập thêm máy móc công nghệ nên lượng vốn dành cho xây dựng đầu tư tăng vọt lên so với các năm, các năm khác chỉ dưới 40 triệu nhưng đến năm 2005 tăng vọt lên 1,2 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2006 tổng nguồn vốn vẫn có xu hướng ổn định ở nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động.
2.2.1.3. Lao động
Lao động là một yếu tố quan trọng trọng việc phát triển công nghiệp Da- Giầy, dù được công nghiệp hoá nhưng đây vẫn là một ngành sử dụng nhiều lao động. Thời gian qua, công ty chủ y...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status