Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các Doanh nghiệp FDI tại Việt nam - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các Doanh nghiệp FDI tại Việt nam



Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung. 3
I. Một số vấn đề cơ bản về Thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu. 3
1. Lý thuyết về Thương mại quốc tế. 3
2. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu: 4
2.1. Khái niệm xuất khẩu: 4
2.2. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu: 5
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu: 5
3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân: 5
3.2. Đối với doanh nghiệp : 7
4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu: 7
4.1. Xuất khẩu trực tiếp: 7
4.2. Xuất khẩu uỷ thác: 8
4.3. Buôn bán đối lưu: 8
4.4. Xuất khẩu theo nghị định thư: 8
4.5. Xuất khẩu tại chỗ: 8
4.6. Gia công quốc tế: 8
4.7. Tạm nhập, tái xuất: 8
4.8. Chuyển khẩu: 9
5. Các bước cần thiết để tiến hành hoạt động xuất khẩu: 9
5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: 9
5.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu: 9
5.3. Lập phương án giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 10
II. Xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI: 10
1. Doanh nghiệp FDI : 10
1.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI: 10
1.2. Phân loại doanh nghiệp FDI: 11
2. Vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế quốc dân Việt nam: 14
2.1. Tăng vốn đầu tư cho sản xuất và khai thác tiềm năng. 14
2.2. Tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn và có chất lượng để xuất khẩu. 14
2.3. Tạo công ăn việc làm giải quyết thất nghiệp. 15
2.4. Thực hiện chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho lao động và quản lý . 16
2.5. Mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. 16
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. 16
3.1. Yếu tố kinh tế trong nước và định hướng xuất khẩu của Chính phủ. 17
3.2. Quy chế xuất nhập khẩu. 17
3.3. Quan hệ kinh tế quốc tế. 18
3.4. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của các quốc gia. 18
3.5. Quan hệ tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền của các nước. 18
3.6. Trình độ khoa học- công nghệ của các nước. 19
3.7. Lợi thế so sánh của một nước. 19
3.8. ảnh hưởng của yếu tố văn hoá. 19
4. Khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI: 20
4.1. Các doanh nghiệp FDI có khả năng huy động nguồn vốn lớn nên việc đầu tư vào xuất khẩu hàng hoá cao. 20
4.2. Có trang thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ thúc đẩy công tác xuất khẩu. 20
4.3. Luật đầu tư nước ngoài đã được thực thi hơn 13 năm, đến nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ với nhiều tập đoàn kinh tế- tài chính lớn đầu tư vào nước ta. 20
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của các DN FDI tại Việt nam trong thời gian vừa qua 22
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1996 đến 2001. 22
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu trong các DN FDI tại Việt nam thời gian vừa qua. 25
1. Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu: 25
2. Về tình hình xuất khẩu: 30
3/ Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của các DN FDI. 47
4. Những biện pháp được Doanh nghiệp FDI thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu: 49
4.1. Các biện pháp về tổ chức hoạt động xuất khẩu. 49
4.2. Các biện pháp hỗ trợ và phục vụ hoạt động xuất khẩu. 50
5. Một số hạn chế- Nguyên nhân trong việc tiến hành xuất khẩu. 52
5.1. Về quản lý Nhà nước. 52
5.2. Về phía các doanh nghiệp. 54
Chương III: 56
Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN FDI tại Việt nam trong thời gian tới 56
I. định hướng về xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2010. 56
1. Các quan điểm chỉ đạo. 57
2. Các định hướng. 57
2.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng: 58
2.2. Về cơ cấu hàng hoá và dich vụ xuất khẩu. 59
2.3. Về thị trường xuất khẩu . 69
II. Các kiến nghị: 74
1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: 74
1.1. Đổi mới quan điểm, luận cứ khi xây dựng cơ chế chính sách. 74
1.2. Đổi mới căn bản nội dung cơ chế chính sách. 75
1.5. Chú trọng đến các địa bàn thuận lợi: 90
1.6. Các vấn đề về thị trường - thông tin và xúc tiến thương mại .91
1.7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ các rào cản bất hợp lý đang cản trở hoạt động xuất khẩu 92
2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp FDI: 95
2.1.Khai thác triệt để công nghệ để sản xuất hàng hóa có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường quốc. 95
2.2. Các DN FDI phải đưa ra được các mục tiêu: 95
2.3. Sử dụng hiệu quả mạng lưới và kênh tiêu thụ của các DN FDI để thâm nhập thị trường. 96
Kết luận 98
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n.
Trong thời buổi cạnh tranh, có được bạn hàng là rất khó, duy trì đượcmối quan hệ còn khó hơn. Điều cốt yếu giành chiến thắng trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng, sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng, làm ăn có uy tín. Đối với các DN FDI thì phong cách kinh doanh, cách cư sử với bạn hàng và khách hàng luôn thể hiện chữ tín, giúp đỡ và đảm bảo lợi ích cho bạn hàng một cách sòng phẳng kể cả hy sinh một phần lợi ích của mình, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi cả một mối quan hệ lâu dài, mất nhiều thời gian và công sức mới gây dựng lại được. Các doanh nghiệp luôn đánh giá được tương lai và triển vọng của các bạn hàng, khách hàng cũ để từ đó xác định việc nên tập trung coi trọng mối quan hệ nào nhất để đem lại hiệu quả trong hợp tác kinh doanh cả về hiện tại và lâu dài.
4.2.3. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:
Uy tín của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng tạo thuận lợi cho việc thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài trong việc nhận được các đơn đặt hàng, hợp đồng uỷ thác, các hoạt động dịch vụ có liên quan. Do đó, các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn quan tâm và có những sự chỉ đạo cụ thể đến từng thương vụ kinh doanh, có sự xử lý linh hoạt và kịp thời các tình huống phát sinh. Luôn giáo dục mỗi cá nhân, mỗi bộ phận của doanh nghiệp thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, của phần mình, gắn bản thân vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp đã có những hoạt động quảng cáo khuếch trương để tăng cường uy tín của mình. Họ tổ chức quảng cáo dưới mọi hình thức đa dạng và phong phú về các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, khuếch trương những thành tựu đã đạt được, tìm cách tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
5. Một số hạn chế- Nguyên nhân trong việc tiến hành xuất khẩu.
5.1. Về quản lý Nhà nước.
* Về nhận thức.
Chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phải nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân nên có liên quan như thế nào đối với vận mệnh đất nước nên không toàn tâm toàn ý lo cho mục tiêu này.
Chưa thấy hết ý nghĩa của đầu tư ( đi sâu hơn là xuất khẩu) có quan hệ thế nào với việc nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân, vẫn ỷ lại vào tiềm năng lao động, đất đai. Điều mà giờ đây không còn là lợi thế tuyệt đối nữa bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức. Khi khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức. Khi khoa học công nghiệp đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất thì chỉ có con người với hàm lượng khoa học cao mới là lợi thế lớn nhất của các quốc gia.
* Về chính sách qui định của Nhà nước:
Cơ chế chính sách của Nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất.Hệ thống pháp luật của Việt nam vẫn còn nhiều bất cập.Các văn bản dưới luật còn chưa đồng bộ và ổn định, nhiều văn bản của các Bộ và các Ngành còn chưa chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu chặt chẽ. Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm túc, vẫn còn khá tuỳ tiện, còn tình trạng “ phép vua thua lệ làng” ở một số địa phương trong cả nước. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện, liên tục được sửa đổi bổ xung.Sự hay thay đổi của pháp luật và thể chế quản lý đã tạo ra tâm lý trông chờ, hoang mang cho các nhà đầu tư. Từ đó dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực đầu tư nước ngoài giảm và kéo theo hoạt động xuất khẩu cũng giảm theo. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành xuất khẩu của Việt nam còn rất nhiều điểm chưa hợp lý làm cản trở hoạt động xuất khẩu của các DN FDI. Một mặt, các chính sách đề cao việc đẩy mạnh xuất khẩu nhưng những hàng rào thuế quan lại bảo hộ sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và có phần mâu thuẫn với chiến lược hướng về xuất khẩu.
* Về quản lý ngoại hối:
Như chúng ta đã biết, quản lý ngoại hối (quản lý về tỷ giá hối đoái, những quy định về chuyển đổi ngoại tệ và tiếp cận ngoại tệ) là một phần quan trọng trong cơ chế đầu tư nước ngoài ở tất cả các quốc gia. Một cơ chế hay việc trao đổi ngoại tệ hợp pháp của các nhà đầu tư có thể làm hạn chế đến các lợi thế khác và làm cho đất nước trở lên kém hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. ở Việt nam sự không chắc chắn về khả năng chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ hiện nay đang là một trở ngại lớn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư nước ngoài. Điều này tạo ra một sức ép lớn buộc các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để tự đảm bảo cân đối ngoại tệ, nhưng lại không khuyến khích đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay sản xuất kinh doanh, dịch vụ không có điều kiện thu được ngoại tệ. Do khả năng chuyển đổi ngoại tệ ở Việt nam còn nhiều hạn chế nên nhiều DN FDI phải tự giải quyết bằng cách tích trữ các khoản thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu tại các ngân hàng Nhà nước để khỏi bị chuyển đổi. Điều này tất nhiên sẽ gây bất lợi cho các DN FDI trong việc quay vòng vốn cũng như mở rộng đầu tư và tái đầu tư.
* Về thuế xuất nhập khẩu( cũng như thuế xuất khẩu):
Trở ngại lớn nhất trong lĩnh vực này là các quy định về thuế và các mức thuế không nhất quán, điều này đã gây ít nhiều ảnh hưởng đến các dự án, không khuyến khích đầu tư mới so thiếu ổn định và chính sách thuế. Đáng lưu ý là có những vấn đề tưởng như rõ ràng theo quy định của luật về miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu dùng để xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp, nhưng mỗi khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải giải trình khá vất vả với các cơ quan duyệt kế hoạch nhập khẩu và cơ quan Hải quan mới được giải quyết.
Đặc biệt là phương pháp áp dụng thuế giá trị gia tăng( VAT) trực tiếp đã tạo ra 2 chế độ trả thuế VAT, trái ngược với tính hợp lý của hệ thống thuế VAT: ví dụ như các công ty sử dụng phương pháp khấu trừ thuế VAT đã đóng góp và được trả bởi các nhà sản xuất. Vì vậy sẽ làm tăng thêm gánh nặng về thuế VAT đối với các DN FDI.
* Cơ sở hạ tầng thấp kém:
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chỉ có viễn thông là ở mức tương đối hoàn thiện. Các yếu tố khác như đường bộ, đường sắt, sân bay, cầu cảng, các phương tiện vận tải... hầu như chưa đáp ứng được các nhà đầu tư. Thiếu tiện nghi và đắt đỏ vẫn là thực trạng của cơ sở hạ tầng Việt nam. Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm làm ra.
* Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
Năng lực cạch tranh của nền kinh tế Việt nam còn rất thấp đã ảnh hưởng không ít đến chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu. Những điều này phần lớn là do cơ chế, chính sách của Việt nam chưa hợp lý.
* Về thủ tục hải quan:
Mặc dù ngành hải quan đã có nhiều cải cách nhằm đơn giản ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status