Giao tiếp máy tính với kit vi xử lý 8085 - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Giao tiếp máy tính với kit vi xử lý 8085



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ
Lời nói đầu
PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương I: CẤU TRÚC VI XỬ LÝ 8085
I. Cấu Trúc Bên Trong Của Vi Xử Lý 8085
II. Sơ Đồ Cấu Trúc Bên Ngoài Và Chứ Năng Các Chân Của
Vi Xử Lý 8085
III. Bộ Nhớ
IV. Kết Nối Bộ Nhớ Với Vi Xử Lý
V. Vấn Đề Giải Mã Cho Bộ Nhớ
Chương II: GIỚI THIỆU TẬP LỆNH CỦA VI XỬ LÝ 8085
Chương III: GIAO TIẾP VỚI MÁY TÍNH
I. Giao Tiếp Song Song
1. Giao Tiếp Qua Cổng Máy In
2. Giao Tiếp Qua Cổng Slot Card
II. Giao Tiếp Nối Tiếp Qua Cổng COM RS232
1. Vài Nét Cơ Bản Về Cổng nối Tiếp
2. Sự Trao Đổi Của Các Đường Tín Hiệu
Chương IV: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KIT 8085
1. Tần Số Làm Tần Số Làm Việc
2. Tổ Chức Bộ Nhớ
3. Các IC Ngoại Vi
4. Khối Giải Mã Hiển Thị Sử Dụng IC 8279
5. Khối Giài Mã Bàn Phím
PHẦN GIAO TIẾP
Chương V: Giao Tiếp Nối Tiếp Dùng Vi Mạch 8251
I. Truyền Thông Tin Nối Tiếp
II. Vi Mạch Usart 8251
1. Sơ Đồ Chân Và Sơ Đồ Khối
2. Các Thanh Ghi
III. Ưng Dụng Của 8251 Để Truyền Thông Tin Nối Tiếp
1. Truyền Thông Tin Nối Tiếp Giữa Hai Kit Vi Xử Lý
2. Truyền Thông Tin Nối Tiếp Giữa Vi Xử Lý Và Máy Tính
Chương VI: Giao Tiếp Song Song Dùng Vi Mạch 8255
I. Giơi Thiệu Về Vi Mạch 8255
II. Sơ Đồ Chân, Sơ Đồ Logic, Chức Năng Các Chân Của Vi Mạch 8255
III. Cấu Trúc Bên Trong và Hoạt Động Của Vi Mạch 8255
1. Sơ Đồ Khối, Cấu Trúc Bên Trong Của Vi Mạch 8255
2.Hoạt Động Của Vi Mạch 8255
3. Từ Điều Khiển
IV. Giao Tiếp Giữa Vi Xử Lý Với 8255
1. Giao Tiếp Kiểu I/O
2. Giao Tiếp Kiểu Bộ Nhớ
Chương VII. Phần Cứng Và Phần Mềm Giao Tiếp
I. Lưu Đồ Và Chương Trình Truyền- Nhận Dữ Liệu
1. Lưu Đồ Truyền Dữ Liệu
2. Lưu Đồ Nhận Dữ Liệu
3. Chương Trình Truyền Dữ Liệu
4. Lưu Đồ Nhận Dữ Liệu
II. Thiết Kế Và Thi Công Phần Giao Tiếp
1. Giới Thiệu Về Vi Mạch Max 232
2. Sơ Đồ Mạch Kết Nối
3. Sơ Đồ Mạch In
 
PHẦN TỔNG KẾT
Phụ Lục
Hướng Phát Triển Đề Tài
Kết Luận
Tài Liệu Tham Khảo
Mục Lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tại địa chỉ (SP-1), thanh ghi C được cất vào ngăn xếp tại địa chỉ (SP-2), nội dung thanh ghi SP giảm đi 2.
+ Lệnh này chiếm 1 byte, số chu kì xung clock =12.
+Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
(Tương tự cho các lệnh khác)
Lệnh cất cặp thanh ghi DE:
Cú pháp: PUSH D
Lệnh cất cặp thanh ghi HL:
Cú pháp: PUSH H
Lệnh cất cặp thanh ghi AF:
Cú pháp: PUSH PSW
VIII. NHÓM LỆNH POP:
Lệnh chuyển nội dung ngăn xếp vào cặp thanh ghi:
+ Cú pháp: POP B
1 1 0 0 0 0 0 1
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: chuyển nội dung từ ngăn xếp vào cặp thanh ghi BC. Nội dung ngăn xếp có địa chỉ chứa trong SP được chuyển cho thanh ghi C, nội dung của ngăn xếp có địa chỉ (SP+1) được chuyển cho thanh ghi B, sau lệnh POP nội dung của SP tăng lên 2.
+ Lệnh này chiếm một byte, số chu kì clock =12.
+ Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi teạng thái.
(Tương tự cho các lệnh khác cùng nhóm).
Lệnh chuyển nội dung ngăn xếp vào cặp thanh ghi DE:
+ Cú pháp: POP D
Lệnh chuyển nội dung ngăn xếp vào cặp thanh ghi HL:
+ Cú pháp: POP H
Lệnh chuyển nội dung ngăn xếp vào cặp thanh ghi AF:
+ Cú pháp: POP PSW
IX. NHÓM LỆNH CỘNG CẶP THANH GHI VỚI CẶP THANH GHI:
Lệnh cộng cặp thanh ghi BC:
+ Cú pháp: DAD B
0 0 0 0 1 0 0 1
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung cặp thanh ghi BC được cộng với cặp thanh ghi HL, kết quả cất trong cặp thanh ghi HL. Thanh ghi L được cộng với C, thanh ghi H được cộng với B.
+ Lệnh này chiếm 1 byte, số chu kỳ clock =10.
+ Lệnh này chỉ làm ảnh hưởng đến bit trạng thái Cy.
Tương tự cho các lệnh cùng nhóm này như sau:
Lệnh cộng cặp thanh ghi DE:
+ Cú pháp: DAD D
Lệnh cộng cặp thanh ghi HL:
+ Cú pháp: DAD H
Lệnh cộng cặp thanh ghi SP:
+ Cú pháp: DAD SP
X. NHÓM LỆNH TĂNG CẶP THANH GHI:
1.Lệnh tăng cặp thanh ghi BC:
+ Cú pháp: INX B
0 0 0 0 0 0 0 1
+ Mã đối tượng:
+Ý nghĩa: nội dung cặp thah ghi BC tăng thêm một đơn vị.
+ Lệnh này chiếm 1 byte, số chu kỳ clock =6.
+ Lệnh này không làm ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
(Tương tự cho các lệnh khác)
Lệnh tăng cặp thanh ghi DE:
+ Cú pháp: INX D
Lệnh tăng cặp thanh ghi HL:
+ Cú pháp: INX H
Lệnh tăng cặp thanh ghi SP:
+ Cú pháp: INX SP
XI. LỆNH GIẢM CẶP THANH GHI:
Lệnh giảm cặp thanh ghi BC:
+ Cú pháp: DCX D
0 0 0 0 1 0 1 1
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung cặp thanh ghi BC giảm thêm 1 đơn vị.
+ Lệnh này chiếm 1 byte, số chu kỳ clock=6.
+ Lệnh này không làm ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
(Tương tự cho các lênh khác)
Lệnh giảm cặp thanh ghi DE:
+ Cú pháp: DCX D
Lệnh giảm cặp thanh ghi HL:
+ Cú pháp: DCX H
Lệnh giảm cặp thanh ghi SP:
+ Cú pháp: DCX SP
XII. NHÓM LỆNH GIÁN TIẾP DÙNG CẶP THANH GHI:
Lệnh lưu trữ gián tiếp dùng cặp thanh ghi BC:
+ Cú pháp: STAX B
0 0 0 0 0 0 1 0
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung thanh gi được lưu trữ gián tiếp vào ô nhớ có địa chỉ chứa trong cặp thanh ghi BC.
+ Lệnh này không ảnh hưỏng đến thanh ghi trạng thái.
(Tương tự cho các lênh khác cùng nhóm)
Lệnh lưu trữ gián tiếp dùng cặp thanh ghi DE:
+ Cú pháp: STAX D
Lệnh nạp gián tiếp dùng cặp thanh ghi BC:
+ Cú pháp: LDAX B
0 0 0 0 1 0 1 0
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung ô nhớ có địa chỉ chứa trong cặp thanh ghi BC được chuyển vào thanh ghi A.
(Tương tự cho các lệnh khác)
Lệnh lưu trữ gián tiếp dùng cặp thanh ghi DE:
+ Cú pháp: LDAX D
XIII. NHÓM LỆNH TRỰC TIẾP:
Lệnh lưu trữ trực tiếp:
+ Cú pháp: STA ADDR
0 0 1 1 0 0 1 0
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung thanh ghi A được lưu trữ vào ô nhớ có địa chỉ ADDR.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ clock=13.
+ Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
Lệnh nạp trực tiếp:
+ Cú pháp: LDA ADDR
0 0 1 1 1 0 1 0
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung ô nhớ có địa chỉ là ADDR được chuyển vào thanh ghi A.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ xung clock =13.
+ Lệnh nầøy không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
Lệnh lưu trữ trực iếp cặp thanh ghi:
+ Cú pháp: SHLD ADDR
0 0 1 0 0 0 1 0
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung cặp thanh ghi HL đựoc lưu vào 2 ô nhớ liên tiếp là ADDR và (ADDR+1). Nội dung thanh ghi L được lưu trữ vào ô nhớ có địa chỉ là ADDR, nội dung của thanh ghi H được lưu trữ vào ô nhớ có địa chỉ là (ADDR+1).
+ Lệnh nầy chiếm 3 byte, số chu kỳ xung clock = 16.
+ Lệnh nầy không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
Lệnh nạp trực tiếp cặp thanh ghi:
+ Cú pháp: LHLD ADDR
0 0 1 0 1 0 1 0
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung của 2 ô nhớ có địa chỉ liên tiếp là ADDR và (ADDR+1) được lưu trữ vào cặp thanh ghi HL. Nội dung của ô nhớ có địa chỉ ADDR được nạp vào thanh ghi L, nội dung của ô nhớ có địa chỉ (ADDR+1) được nạp vào thanh ghi H.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ xung clock =13.
+ Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
XIV. NHÓM LỆNH XOAY THANH GHI A:
Lệnh dịch thanh ghi A sang trái:
+ Cú pháp: RLC
0 0 0 0 0 1 1 1
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung thanh ghi A dịch từ phải sang trái, bit MSB được chuyển sang bit Cy và bit LSB.
+ Lệnh này chiếm 1byte, số chu kỳ lock =4.
+ Lệnh này chỉ ảnh hưởng đến bit trạng thái Cy.
Lệnh dịch thanh ghi A sang phải:
+ Cú pháp: RRC
0 0 0 0 1 1 1 1
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: nội dung thanh ghi A dịch từ trái sang phải, bit LSB được chuyển sang bit Cy và bit MSB.
+ Lệnh này chiếm 1byte, số chu kỳ lock =4.
+ Lệnh này chỉ ảnh hưởng đến bit trạng thái Cy.
( Tương tự cho các lệnh khác).
Lệnh dịch thanh ghi A sang trái thông qua bit Cy:
+ Cú pháp: RAL
Lệnh dịch thanh ghi A sang phải thông qua bit Cy:
+ Cú pháp: RAR
XV. NHÓM LỆNH NHẢY:
Lệnh nhảy không điều kiện:
+ Cú pháp: JMP ADDR
1 1 0 0 0 0 1 1
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ ý nghĩa: vi xử lí sẽ nhảy đến địa chỉ ADDR để tiếp tục thực hiện chương trình.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ clock =10.
+ Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
Lệnh nhảy khi bit Z=0:
+Cú pháp: JNZ ADDR
1 1 0 0 0 0 1 0
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: vi xử lí sẽ nhảy đến địa chỉ ADDR để tiếp tục chương trình khi bit Z=0, ngay sau khi thực hiện lệnh ảnh hưởng đến bit z của thanh ghi trạng thái.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ clock là 7/10.
+ Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
( Tương tự cho các lệnh khác).
Lệnh nhảy khi bit Z=1:
+ Cú pháp: JZ ADDR
Lệnh nhảy khi bit C=0:
+ Cú pháp: JNC ADDR
Lệnh nhảy khi bit C=1:
+ Cú pháp: JC ADDR
Lệnh nhảy khi bit P=0:
+ Cú pháp: JPO ADDR
Lệnh nhảy khi bit P=1:
+ Cú pháp: JPE ADDR
Lệnh nhảy khi bit S=0:
+ Cú pháp: JP ADDR
Lệnh nhảy khi bit S=1:
+ Cú pháp: JM ADDR
XVI. NHÓM LỆNH GỌI:
Lệnh gọi không điều kiện:
+ Cú pháp: CAAL ADDR
1 1 0 0 1 1 0 1
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: vi xử lý sẽ thực hiện chương trình tại địa chỉ ADDR sau đó sẽ trở về chương trình chính khi gặp lệnh trở về.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ clock =18.
+ Lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi trạng thái.
Lệnh gọi khi Z=0:
+ Cú pháp: CNZ ADDR
1 1 0 0 1 1 0 1
8 bit thấp
8 bit cao
+ Mã đối tượng:
+ Ý nghĩa: vi xử lý sẽ thực hiện chương trình tại ADDR khi bit Z=0, ngay sau khi thực hiện lệnh ảnh hưởng đến bit Z của thanh ghi trạng thái. Sau đó sẽ trở về chương trình chính khi gặp lệnh trở về.
+ Lệnh này chiếm 3 byte, số chu kỳ clock =9/...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status