Tiểu luận: Y TẾ VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Y TẾ VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA
-
Có 8.800.000 trường hợp mới của bệnh lao và 1.750.000 trường hợp tử vong do bệnh lao mỗi năm
Tại Việt Nam, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài và thương mại quốc tế đã và đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam, cũng như các nước chậm phát triển, đang phát triển khác đã phải đối mặt với việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, trong đó có y tế.
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác động đến hệ thống y tế, đến sức khoẻ của nhân dân:
1. Toàn cầu hoá và Phát triển kinh tế của Việt Nam.
Toàn cầu hoá tác động đến sức khoẻ thông qua tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, ví dụ
như tốc độ tăng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) sẽ làm tăng thu nhập của quốc gia và đó là một trong những yếu tố quyết định đến sức khoẻ. Thu nhập bình quân của một quốc gia càng cao, thì khả năng của người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn. Các chỉ số về sức khỏe như tuổi thọ tăng, tỷ lệ suy dinh dương, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi chết giảm nếu như quốc gia đó có hệ thống chính trị ổn định, hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, việc quản lý nhà nước được vận hành có hiệu lực, hiệu quả, có tiếp cận với hệ thống y tế công cộng một cách phổ cập và rộng khắp.
Các số liệu sau ở Việt Nam sẽ chứng minh cho nhận định đó: Theo Niên giám thống kê y tế hàng
năm thì Tổng sản phẩm quốc nội năm 1996 là 272.000 tỷ đồng đã tăng lên 536.098 tỷ đồng năm 2002, trong đó, ngân sách y tế tuyệt đối năm 1996 là 3.610 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 4,76% trong tổng chi ngân sách nhà nước thì năm 2002 là 7.266 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 5,2% trong tổng chi ngân sách nhà nước.
Rõ ràng là khi GDP tăng thì ngân sách chi cho y tế cũng ngày càng tăng, đồng thời thu nhập dân cư
tăng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn và điều đó đã tác động tích cực đến sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.2. Toàn cầu hoá và Sự phân bố thu nhập của Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hóa đã góp phần làm tăng thu nhập quốc gia ở Việt Nam nhưng cũng kéo theo sự
gia tăng về bất bình đẳng trong thu nhập giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo.
Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2004, do tăng trưởng kinh tế nên tỷ lệ hộ nghèo
giảm mạnh qua các năm, hiện chỉ còn khoảng 10% nhưng khoảng cách sự phân hoá giàu nghèo cũng tăng nhanh, năm 2002 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, sự chênh lệch giàu nghèo ở khu vực thành thị tăng nhanh hơn khu vực nông thôn, ở khu vực phía Nam cao hơn khu vực phía Bắc.
Sự chênh lệch giàu nghèo đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến sức khoẻ. Để thực hiện công bằng
trong khám chữa bệnh, trong khi nhu cầu và khả năng chi trả của người dân lại khác nhau dẫn đến nhu cầu cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng khác nhau, đặc biệt là giải quyết vấn đề khám chữa bệnh cho người nghèo đòi hỏi phải chuyển đổi chính sách y tế cho phù hợp với thực tế đó.
Toàn cầu hóa là không mới, nhưng hiện đã lan rộng hơn và tốc độ thay đổi cũng đang trở nên nhanh hơn. Thuật ngữ Toàn cầu hoá thường được hiểu là “sự hoà nhập k
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status