Một số phương hướng và biện pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cơ khí Hà Nội - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, từ
nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp
chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, mỗi doanh
nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh tế của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh
nghiệp phải vận động trên thị trường, tìm mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và
tìm khách hàng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Phương châm chi phối hoạt động
của các doanh nghiệp là “sản xuất và đưa ra thị trường cái mà thị trường cần chứ
không thể bắt thị trường chấp nhận những sản phẩm mà doanh nghiệp có sẵn”. Điều
đó chứng tỏ rằng, thị trường là chiếc “cầu nối” giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường
là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không
những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản
phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ luôn bám sát, thích ứng được
với mọi biến động của thị trường và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình,
kể cả khi sản phẩm đó đang được người tiêu dùng sử dụng. Vì thế, để tiêu thụ được
sản phẩm, trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thật sự không
phải là vấn đề đơn giản. Các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thị
trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó đề ra các phương hướng và
biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - một trong những
yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.
Là sinh viên Khoa Quản lý Doanh nghiệp - cử nhân quản trị kinh doanh tương
lai - tui mong muốn được hiểu được những vấn đề liên quan tới thị trường một cách
hệ thống và sâu sắc. Và đó là lý do thôi thúc tui quyết định chọn đề tài:
“Một số phương hướng và biện pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Cơ khí Hà Nội”.
Kết cấu luận văn gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng công tác duy trì và đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm của Công ty Cơ khí Hà Nội.
Phần thứ ba: Một số phương hướng và biện pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Cơ khí Hà Nội.
Phần thứ nhất
Lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
I. Các quan điểm cơ bản về thị trường
1. Khái niệm thị trường
Theo Các Mác, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho
người sản xuất tiêu dùng mà sản xuất ra để bán. Hàng hóa được bán ở thị trường.
Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường:
1.1. Theo định nghĩa của kinh tế học: Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của
quá trình mà thông qua đó các quyết định của các công ty về sản xuất ra cái gì, sản
xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều
được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.
1.2. Theo quan điểm của Marketing: Thị trường là tổng số nhu cầu (hay tập
hợp nhu cầu) về một loại hàng hóa nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng
hóa bằng tiền tệ. Theo khái niệm này, thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ
cấu của tổng cung và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó. Thị trường bao gồm
cả yếu tố không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua
bán và các quan hệ hàng hóa tiền tệ.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp, do đó các yếu tố ảnh hưởng tới thị
trường cũng rất phong phú và phức tạp. Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thị
trường, cần phân loại các nhân tố đó.
2.1. Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường
Người ta chia ra các nhân tố thuộc về kinh tế - chính trị - xã hội, tâm sinh lý.
 Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết định, bởi vì nó có tác động trực tiếp
đến cung cầu, giá cả, tiền tệ, quan hệ cung cầu... Các nhân tố thuộc về kinh tế
rất phong phú.
 Các nhân tố thuộc về chính trị - xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến thị trường.
Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tộc, quan
hệ quốc tế, chiến tranh và hoà bình... Nhân tố chính trị – xã hội tác động trực
tiếp tới kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp đến thị trường.
 Các nhân tố tâm, sinh lý tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng và do đó tác
động mạnh mẽ tới nhu cầu và mong muốn trên thị trường.
 Cũng như các nhân tố thuộc về tâm, sinh lý, nhân tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh
hưởng trực tiếp to lớn đến người tiêu dùng, tới nhu cầu và mong muốn. Tuy
nhiên, thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị
trường.
2.2. Theo tính chất quản lý, cấp quản lý
Người ta chia ra các nhân tố quản lý vĩ mô và các nhân tố thuộc quản lý vi
mô.
 Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô là các chủ trương, chính sách, biện pháp của
Nhà nước, các cấp tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể
hiện sự quản lý của Nhà nước với thị trường, sự điều tiết của Nhà nước đối với
thị trường.
 Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời kỳ mà các
chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường
mạnh mẽ khác nhau.
 Những nhân tố thuộc quản lý vi mô là những chiến lược, chính sách và biện
pháp của các cơ sở kinh doanh sử dụng trong kinh doanh. Những nhân tố này
rất phong phú và phức tạp. Những nhân tố này thường là các chính sách làm
sản phẩm thích ứng với thị trường như phân phối hàng hóa, giá cả, quảng cáo,
các bí quyết cạnh tranh... Đó cũng là những chiến lược, chính sách, biện pháp
để các cơ sở kinh doanh tiếp cận và thích ứng với thị trường... Các cơ sở kinh
doanh quản lý được các nhân tố này.
Nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích thị trường về mặt lượng và mặt chất.
Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là tìm ra những khoảng trống của thị
trường, tìm chiến lược thị trường (vô khúc, đa khúc đa đoạn, một khúc trung tâm) để từ
đó xác định được chiến lược Marketing thích ứng cho khúc hay đoạn thị trường đó.
Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng thâm
nhập thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Hiện nay, người ta thường tiến
hành hai loại nghiên cứu thị trường và tương ứng với chúng là các phương pháp nghiên
cứu khái quát thị trường và nghiên cứu chi tiết thị trường.
II. Các quan điểm cơ bản về tiêu thụ
1. Khái niệm về tiêu thụ
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ (bán hàng) là quá trình chuyển giao hàng hóa cho khách
hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó, người có nhu cầu tìm người có cung hàng hóa tương
ứng, hay người có cung hàng hóa tìm người có cầu hàng hóa, hai bên thương lượng và
thỏa thuận về nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên thống nhất, người bán trao
hàng và người mua trả tiền.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động bán hàng (tiêu thụ sản phẩm) của
doanh nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng: Đó là một quá trình từ tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với một
loạt hoạt động hỗ trợ, tới thực hiện những dịch vụ sau bán hàng.
Đứng trên giác độ luân chuyển tiền vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình
chuyển hóa hình thái giá trị của vốn từ hình thái sản phẩm hàng hóa sang hình thái tiền
tệ. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận tiền bán hàng
(hay người mua chấp nhận trả tiền).
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm


/file/d/0B3i-z- ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status