Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông phục vụ kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông phục vụ kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương



MỤC LỤC
 
1. MỞ ĐẦU1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài1
1.2. Mục đích và yêu cầu3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU4
2.1. Tình hình sử dụng nước4
2.2. Vai trò thủy nông đối với sản xuất nông nghiệp
2.3. Hiện trạng hoạt động của một số hệ thống thuỷ nông ở nước ta
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.2. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm và mức đống dân cư
4.3.1. Dân số
4.3.2. Lao động và việc làm
4.3.3. Thu nhập và mức sống dân cư
4.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006
4.4.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng các loại đất
4.4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
4.5. Hiện trạng hệ thống thuỷ nông huyện Ninh Giang
4.5.1. Phân chia khu vực tưới, tiêu trong hệ thống
4.5.2. Hiện trạng các công trình của hệ thống
4.6. Tình hình hạn úng và hiệu quả phục vụ của hệ thống
4.6.1. Tình hình hạn
4.6.2. Tình hình úng
4.6.3. Hiệu quả phục vụ của hệ thống
4.7. Tình hình tổ chức quản lý hệ thống thuỷ nông
4.7.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thuỷ nông
4.7.2. Tình hình phục vụ tưới, tiêu của Xí nghiệp KTCT thuỷ lợi Ninh Giang
4.8. Những nguyên nhân tồn tại của hệ thống và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010
4.8.1. Những nguyên nhân tồn tại của hệ thống
4.8.2. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010
4.9. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phục vụ KHSDĐ đến năm 2010
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng lúa nước
LUC
7.337,21
82,04
1.1.1.1.2
- Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
124,03
1,39
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC
150,69
1,68
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
444,71
4,97
1.2
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
886,93
9,92
(Nguồn: Số liệu thống kê đất năm 2006)
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2006, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 8.943,57 ha, chiếm 66,05% diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản (Bảng 4.12; phụ biểu 01):
* Đất sản xuất nông nghiệp có 8.056,64 ha, chiếm tỷ lệ 90,08% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm là 7.611,93 ha, chiếm tỷ lệ tuyệt đối 94,48% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa (7.461,24 ha) phân bố trên toàn huyện, đất trồng cây hàng năm khác còn lại 150,69 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ 1,68 %. Ninh Giang là vùng chuyên canh lúa của Hải Dương, năng suất lúa cả năm bình quân đạt 11,9 tấn/ha; Sản lượng lúa bình quân đầu người đạt 588 kg, cao hơn mức bình quân của tỉnh là 25%.
- Đất trồng cây lâu năm có 444,71 ha, chiếm 5,52% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đây là diện tích trồng cây ăn quả trong các khu dân cư và một số diện tích đã được chuyển đổi mục đích từ ruộng trũng sang đào ao lập vườn trồng cây ăn quả.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản 886,93 ha, chiếm 9,92% diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây có sự chuyển đổi mạnh từ đất sản xuất lúa vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản ở khắp các xã trong huyện. Hiện tại đang có những dự án lớn của tỉnh triển khai về chuyển đổi nuôi trồng thủy sản với diện tích hàng trăm ha. Đây là mô hình được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân vì lợi nhuận mà nó mang lại.
Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm chủ yếu là đất lúa 2 vụ, trong những năm qua cây trồng vụ đông được nhiều xã chú trọng mở rộng diện tích, nâng hệ số quay vòng lên 3 vụ trong năm, tạo điều kiện tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Với những đặc trưng về sử dụng đất vùng chuyên canh lúa đồng bằng sông Hồng, yêu cầu hệ thống tưới tiêu phải chủ động hoàn toàn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra với công tác thủy nông huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội.
4.5. Hiện trạng hệ thống thuỷ nông huyện Ninh Giang
Từ khi hoà bình lập lại đến nay hệ thống thuỷ nông Ninh Giang trải qua nhiều giai đoạn quy hoạch đã được thực thi như sau:
Quy hoạch hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải 1956 - 1975 do Chính phủ phê chuẩn trong đó có Ninh Giang, hệ thống đã cung cấp nước tưới cho huyện theo hai đường kênh trục là kênh Đại Phú Giang và kênh Hồng Đức, đồng thời định hướng tiêu úng chủ động bằng hệ thống trạm bơm điện (trạm bơm Cống Sao I, Hiệp Lễ I, Cổ Ngựa đổ ra sông Luộc, trạm bơm Dốc Bùng I, ứng Hòe, Nghĩa An, Hồng Đức đổ ra sông Cửu An và sông Đĩnh Đào). Các trạm bơm Kiến Quốc, Bùi Hoà, Ninh Hoà, Hồng Thái, Đông Cao được xây dựng trong thời kỳ này.
Quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống 1973 do Bộ thủy Lợi phê duyệt trong đó Ninh Giang thuộc hai tiểu khu của hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải là tiểu khu Đông nam Cửu An và tiểu khu Bình Giang Bắc Thanh Miện. Nhằm nâng chỉ tiêu thiết kế các công trình theo yêu cầu sản xuất, chủ động tưới, tiêu theo các phương pháp khoa học, cải tạo đất. Các trạm bơm Hiệp Lễ II, Tân Hương, Cống Lê, An Đức được xây dựng trong giai đoạn này.
Quy hoạch bổ sung 1980, 1985, 1990 tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy nông theo tinh thần của quy hoạch 1973, nhằm nâng cao hiệu quả tưới, tiêu, khai thác tối đa tiềm năng đất, dần tiến tới hiện đại hóa hệ thống thủy nông, đáp ứng yêu cầu cải tạo nông thôn mới. Trong giai đoạn này đã bổ sung thêm một số công trình: Trạm bơm tiêu Hưng Long, Tân Phong, Xuyên Hử, Hào Khê, Dốc Bùng II. Hệ thống tưới được bổ sung trạm Văn hội, Tân Quang, Hưng Thái, Hoàng Hanh, An Đức, một số điểm bơm địa phương tự làm để tưới. Kết quả tưới chủ động cho trên 5.700 ha đất canh tác, chủ động chống lũ, lụt vụ mùa, tuy nhiên hệ thống công trình vẫn còn một số tồn tại như chưa tách rời hệ thống tưới, tiêu, công nghệ đưa nước vào ruộng chưa khoa học, khả năng chống úng chưa cao, nguồn phù sa chưa được khai thác.
Hiện nay Ninh Giang đang thực hiện theo quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông 1996 - 2010 theo hướng: Nạo vét, mở rộng hai trục kênh dẫn nước Đại Phú Giang và kênh Hồng Đức. Cải tạo và xây mới các trạm bơm điện do huyện và xã quản lý (Sông Rùa, Cống Sao II). Nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu, sửa chữa và xây mới các công trình trên hệ thống đảm bảo thiết kế. Từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh tưới nổi từ đầu mối đến mặt ruộng. Tôn đắp đê Bắc Hưng Hải và củng cố hệ thống đê đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế, căn cứ vào các tài liệu, số liệu thu thập được, các thông tin trao đổi trực tiếp với cán bộ chuyên trách tại Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Ninh Giang, cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại các xã, hiện trạng hệ thống thủy nông huyện Ninh Giang có thể khái quát qua những vấn đề cơ bản dưới đây:
4.5.1. Phân chia khu vực tưới, tiêu trong hệ thống
4.5.1.1. Các chỉ tiêu tính toán (theo quy hoạch năm 1996)
a. Tần suất thiết kế (tần suất tính toán trùng hợp cả mưa và mực nước):
- Về tưới: Ptk = 85 %, PTK = 90%
- Về tiêu: Ptk = 10 %, PTK = 5%
b. Hệ số tưới, tiêu thiết kế
- Về tưới:
+ Tưới ải: qa= 1,15 l/s/ha với thời gian T = 20 ngày.
+ Tưới dưỡng: qd = 0,825 l/s/ha.
+ Tưới cây trồng cạn: qctc = 0,765 l/s/ha.
- Về tiêu:
+ Tiêu chiêm cuối tháng 5 đầu tháng 6 đối với tiểu khu Bình Giang Bắc Thanh Miện qc = 2,25 l/s/ha, tiểu khu Đông nam Cửu An qc = 2,41 l/s/ha.
+ Tiêu mùa chính vụ tháng 7, tháng 10 đối với tiểu khu Bình Giang Bắc Thanh Miện qm = 4,50 l/s/ha, tiểu khu Đông nam Cửu An qm = 4,86 l/s/ha (trong điều kiện mưa 1 ngày tiêu 3 ngày, mưa 3 ngày tiêu 5 ngày, mưa 5 ngày tiêu 7 ngày).
- Đến nay các chỉ tiêu về cơ bản không thay đổi, do yêu cầu về nước ngày càng khắt khe hơn, hệ số tưới ải được điều chỉnh qa= 1,53 l/s/ha.
c. Mực nước thiết kế
- Về tưới: Mực nước thiết kế cho hệ thống Bắc Hưng Hải tại cống Xuân Quan: Hmax = + 2,70, Hmin = + 2,30, Hbt = + 2,45. Mực nước tại các điểm chốt liên quan đến huyện Ninh Giang ứng với Ptk = 85 % như sau: Tại cống Chùa Đỏ + 1,10 m, tại cống Neo + 1,10 m, tại cống An Nghiệp + 1,09 m, tại cống Lê Bình + 1,10 m.
- Về tiêu: Theo kết quả tính toán hệ thống Bắc Hưng Hải, mực nước thiết kế trên trục chính liên quan đến huyện Ninh Giang tại các điểm chốt như sau:
Bảng 4.11. Mực nước thiết kế tiêu trên các trục sông chính
Sông và địa điểm
Mực nước ứng với Pkt
Mực nước ứng với PKT
A. Sông Cửu An
- Tại cống Neo
+ 2.46
+ 2,90
- Tại Đò Nuồi
+ 2,44
+ 2,87
- Tại Cống Lê
+ 2,38
+ 2,82
- Tại Vạn Phúc
+ 2,34
+ 2,76
- Tại Xuyên Hử
+ 2,32
+ 2,74
- Tại Cầu Ràm
+ 2,30
+ 2,71
- Tại cống Hà Kỳ
+ 2,24
+ 2,67
B. Sông Đĩnh Đào
- Tại cống Cầu Guốc
+ 2,44
+ 2,77
- Tại Ứng Hoè
+ 2,39
+ 2,72
(Nguồn: Số liệu thống kê của Xí nghiệp khai thác c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status