Nghiên cứu về vấn đề nhà ở đô thị, liên hệ dự án D11 Khu đô thị quận Cầu Giấy – Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu về vấn đề nhà ở đô thị, liên hệ dự án D11 Khu đô thị quận Cầu Giấy – Hà Nội



MỤC LỤC
I. Khái niệm nhà ở
II. Dự án D11 Khu đô thị quận Cầu Giấy – Hà Nội
1. Giới thiệu tổng quát
2. Phối cảnh góc
3. Mặt bằng tổng thể
4. Mặt bằng tầng 1
5. Hậu quả được báo trước
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I. Khái niệm nhà ở
Nhà ở là loại hình Kiến Trúc xuất hiện sớm nhất của loài người. Nhà ở là những không gian có tổ chức nhằm đảm bảo phục vụ cho các sinh hoạt đời sống cá nhân và gia đình. Khi mới xuất hiện nhà ở chỉ là chỗ chú thân đơn thuần giúp cho con người khắc phục được những bất lợi do sự khắc nhiệt của thời tiết và bảo vệ họ chống lại sự nhòm ngó, sự đe doạ nguy hiểm của thú rừng. Khi ấy con người chỉ lợi dụng những điều kiện sẵn có của tự nhiên phù hợp với yêu cầu tạo nên nơi chú ẩn an toàn như: hang động, hốc núi kín đáo, vòm cây trên cao rậm lá... Để an toàn nghỉ ngơi và trú ẩn ngoài những giờ lang thang kiếm ăn. Dần dần với sự phát triển của xã hội con người bắt đầu tác động và cải tạo tự nhiên để tạo ra nơi trú ẩn an toàn thuận tiện bền vững hơn.
Cuộc sống du cư của con người dần dần được thay bằng cuộc sống định cư và nhà ở từ một nơi trú thân đã trở thành một đơn vị sinh hoạt và sản xuất của gia đình. Trong nhà ở ngoài chỗ nghỉ ngơi còn có các không gian khác như: nơi nấu nướng, chỗ cất giấu lương thực dự trữ, nơi quây quần tụ họp của các thành viên trong gia đình và đặc biệt có không gian thuần dưỡng thú rừng...
Các nhà ở đơn sơ dần dần được hoàn thiện trở thành những tổ ấm thực sự của gia đình giúp cho con người có thể định canh định cư, bảo vệ được các thành viên trong gia đình, sinh sôi nảy nở phát triển gia đình, nghỉ ngơi thuận tiện kết hợp với thời gian để tiến hành thêm các nghề phụ.
Các nhà ở dân gian trong xã hội phong kiến thực sự là những công trình đáp ứng được rất nhiều mặt sinh hoạt đời sống của con người và phản ánh được rõ nét điều kiện xây dựng của nó. Các vật liệu địa phương như: gạch, đá, tảo mộc và kỹ thuật xây dựng đơn giản thủ công là đặc điểm điển hình trong thời kỳ này.
Sang thời kỳ tư bản nhà ở được trọng dụng thêm rất nhiều các tiện nghi phục vụ cho đời sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại thành phần nhà ở của giai đoạn này rất phong phú về tổ chức không gian, các nhà ở thường được phân khu chức năng rõ rệt: Có nơi tiếp khách, nơi chuẩn bị ăn uống, có phòng ngủ kín đáo, có các khu vệ sinh tiện nghi và nhà ở trở thành đơn vị tiêu thụ và tiện nghi cung cấp những phúc lợi cho xã hội cho gia đình.
Kỹ thuật xây dựng và vật liệu của nhà ở cũng được tiên tiến và hiện đại hơn: gạch, bê tông, kính, thép đã trở thành những vật liệu chủ yếu để xây dựng nhà ở. Nhà ở cũng có rất nhiều kiểu khác nhau với chất lượng tiện nghi khác nhau phù hợp với sự phân hoá giai cấp trong xã hội.
Hiện nay nhà ở đã trở thành quyền lợi mà mỗi gia đình đều có nhu cầu mà nhà nước lo toan và hỗ trợ.
Vấn đề nhà ở trong đô thị nói chung và nhất là đối với thành phố Hà Nội nói riêng, vẫn luôn là sự quan tâm hàng đầu của Lãnh đạo và Nhân dân thủ đô.
Kể từ khi ngôi nhà ở 9 tầng đầu tiên được xây dựng tại khu đô thị mới Linh Đàm năm 1998 đến nay, người Hà Nội và một số đô thị lớn đã bước đầu quen với loại hình không gian ở mới: nhà ở cao tầng. Khái niệm “cao tầng”, từng thời gian, từng quốc gia, khu vực cũng có khác nhau nhưng hầu như thống nhất: cao 6, 7 tầng trở lên phải có thang máy, bởi vậy không nên dừng ở số tầng này. Những vấn đề đơn giản của nhà thấp tầng lại trở thành phức tạp ở nhà cao tầng, xử lý kỹ thuật khó khăn, nhiều vật liệu mới... dẫn đến giá thành cao.
Sau 6, 7 năm xây dựng nhà cao tầng, Bộ Xây dựng đã biên soạn được bộ tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà cao tầng (sẽ ban hành). Tuy nhiên, bên cạnh tiêu chuẩn, còn vấn đề khả năng con người và trình độ kỹ thuật.
Một thí dụ về mặt kinh tế: Thông thường, giá thành mỗi mét vuông sàn nhà cao tầng cao hơn nhà thấp tầng nhiều, nhưng 1m2 sàn nhà cao 9 tầng không thể bằng 1m2 sàn nhà cao 20 tầng bởi hàng loạt các yếu tố khác mà chúng ta phải nhập ngoại như thang máy, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các biện pháp kỹ thuật xử lý nền đất, ô nhiễm nguồn nước... Ngoài ra, về mặt kiến trúc đô thị, nhà ở cao tầng góp phần tạo cảnh quan của cả khu vực xung quanh, phản ánh sắc thái đô thị vì chúng là thành phần nổi trội, là nền tảng của bộ mặt đô thị.
Cho nên, công trình nhà cao tầng phải có nét riêng, không nên “đại trà”, không là sản phẩm dây chuyền. Sự thiếu nghiên cứu sẽ dẫn đến phá vỡ tổ hợp không gian đô thị (ở nhiều nước, sau cuộc chạy đua chiếm lĩnh không gian, cuộc sống nảy sinh nhiều rắc rối, phức tạp và dần dà sinh tâm lý sợ độ cao).
Hà Nội đang nghiên cứu định hướng kiến trúc trong giai đoạn trước mắt, nhưng trong khi các nhà nghiên cứu còn đang bàn thảo thì nhà cao tầng cứ mọc lên hằng ngày. Thiếu hẳn một thiết kế đô thị tổng quát, khu nào cũng cứ xen kẽ 3 loại: cao tầng, biệt thự và nhà chia lô. Cơ quan xét duyệt thì dựa vào tiêu chí quản lý Nhà nước mà thẩm định nhưng toàn bộ các vấn đề nghệ thuật và khoa học kỹ thuật lại bỏ ngỏ.
Có thể kể ra 101 cách suy nghĩ, kiểu làm khác nhau mà Hội nghị Kiểm định chất lượng nhà cao tầng do Bộ Xây dựng chủ trì vừa tổ chức tháng 6 vừa qua đã đưa ra nhiều cảnh báo. Giá chuẩn cho 1m2 sàn cũng đang là ẩn số. Quảng cáo “căn hộ cao cấp” nhưng “tiêu chí căn hộ cao cấp” thì không có... Do vậy, đặt ra vấn đề phải có căn cứ khoa học (kể cả khoa học xã hội, khoa học con người...) lấy đó làm cơ sở cho thiết kế đô thị để các đơn vị tư vấn thiết kế có định hướng, không thể để tuỳ ở chính quyền và các chủ đầu tư như hiện nay.
Xin đề nghị, ở nước ta, trong giai đoạn quy hoạch hiện nay, nên phân loại như sau:
- Nhà căn hộ thấp tầng: không quá 5 tầng. Nếu là 6 tầng thì các căn hộ tầng 5 được bố trí không cùng mặt phẳng, tức là, căn hộ sử dụng tầng 5 và tầng 6 có cầu thang riêng trong căn hộ vì từ độ cao tầng 6 là đã ảnh hưởng nhiều đến điều kiện sinh sống.
- Nhà căn hộ cao tầng: loại 1 cao 9 tầng, loại 2 cao 9 - 16 tầng (loại này thiết kế kỹ thuật chưa quá phức tạp, giá thành tăng khoảng 12% so với 5 tầng), loại 3 cao 17 - 25 tầng (loại này thiết bị kỹ thuật phức tạp, thang máy phải có tiêu chí riêng, giá thành tăng khoảng 30% so với ít tầng). Riêng nhà chọc trời, nhiều nước đề nghị phải cao trên 40 tầng, ở ta nên hạ thấp độ cao để có sự thận trọng cần thiết (nhưng cũng phải trên 25 tầng).
Vấn đề này cần các cơ quan khoa học, các chuyên gia kỹ thuật, văn hoá nhiều ngành, nhiều nghề cùng hợp sức tiến hành khảo sát thực tế để dần dần có định hướng.
Hiện nay, bình quân diện tích nhà ở của Nhân dân còn thấp, nhà ở chất lượng chưa cao. Những khu nhà ở tập thể như Trung Tự, Giảng Võ, Thanh Xuân... đang được tiến hành hoá giá và cải tạo nâng cao thêm diện tích ở, chất lượng ở theo phương trâm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có chủ trương đầu tư thêm cho những khu nhà ở mới như khu Linh Đàm, Định Công, Bắc Thăng Long... Để giải quyết nhu cầu về nhà ở ngày càng gia tăng cùng tăng trưởng kinh tế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status