Thực trạng và giải pháp đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Nông Sản Bắc Ninh - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Nông Sản Bắc Ninh



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I: Các vấn đề lý luận chung 2
I- Lý luận chung về đầu tư 2
1.1. Đầu tư là gì? 2
1.2. Vai trò của đầu tư 2
1.1.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 3
1.1.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 5
II. Lý luận đầu tư trong doanh nghiệp 5
2.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp 5
2.2 Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp 6
2.3 Nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp 7
III. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp chế biến 10
Chương II : thực trạng đầu tư thức ăn gia súc ở công ty nông sản bắc ninh giai đoạn 1997 – 2002 14
I Tổng quan về công ty 14
1.1. Vị trí của công ty 14
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14
1.3. Tình hình lao động của công ty 15
1.4. Tình hình vốn của công ty 18
1.5. Tình hình trang thiết bị vật chất của công ty 19
1.6. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 20
II Tình hình sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản Bắc Ninh 22
2.1 Về dây chuyền sản xuất 22
2.1.1 Quy trình công nghệ 22
2.1.2 Phân loại sản phẩm 23
2.2.1 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của công ty 23
2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thức ăn gia súc trên thị trường 24
III. Thực trạng đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của công ty trong những năm qua ( 2000 – 2002 ) 26
2.1. Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc 26
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 28
2.3. Đầu tư vào phát triển thị trường 30
2.4 Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 31
2.5 Đầu tư mở rông thị trường 32
2.6 Đầu tư khác 32
IV. Đánh giá chung về tình hình đầu tư cho thức ăn gia súc của công ty nông sản bắc ninh 34
4.1 Những thành tựu đạt được 34
4.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đầu tư thức ăn gia súc của công ty nông sản bắc ninh 36
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản bắc ninh 38
3.1 Phương hướng, mục tiêu của công ty 38
3.1.1 Xác định mục tiêu của công ty 38
3.1.2 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2002-2005 của công ty 39
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc 39
3.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 39
3.2.2 Đầu tư thiết bị công nghệ 41
3.2.3 Đầu tư nghiên cứu thị truờng 42
3.2.4 Đầu tư phát triển sản xuất mới 43
3.2.5 Đầu tư vùng nguyên liệu 44
3.3 Các kiến nghị 44
3.3.1. Một số kiến nghị với Nhà nước 44
3.3.2. Một số kiến nghị với doanh nghiệp 45
Tài liệu tham khảo 47
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ới năm 2001 tăng 4.3% bằng 5 lao động và bình quân trong 3 năm tăng 4.88%. Tương tự đối với các lao động nữ tăng dần qua các năm và tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 4.92% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng thêm lao động của công ty giữa nam và nữ là tương đương nhau. Vì với chế độ sản xuất như hiện nay thì lao động nam xốc vác hơn thì phụ trách các công việc như bốc vác...còn đối với nữ thì phụ trách khâu ra bao phát triển được ưu tiên của các giới.
Với đặc điểm là công ty sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên một quy trình công nghệ hoàn toàn tự động do vậy mà tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuáat với lao động gián tiếp không chênh lệch nhau quá lớn. Cụ thể về lao động trực tiếp bình quân 3 năm tăng 5.71% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Trong khi đó lao động gián tiếp bình quân tăng trong 3 năm 1.95% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân 3 năm của tổng số lao động. Điều này cho thấy ở công ty đã thực hiện chuyển biến cơ cấu lao động cụ thể là công ty đã thực hiện làm việc 3 ca, do đó đã tận dụng được công suất của công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của công ty. Chính vì vậy nên trong 3 năm qua tốc độ tăng bình quân của lao động gián tiếp nhỏ hơn lao động trực tiếp. Vì lao động gián tiếp được tăng cường trong các công việc như giới thiệu sản phẩm, maketing, tiếp thị... nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty Nông Sản Bắc Ninh sản xuất dựa trên quy trình công nghệ tự động hoá cao do đó đòi hỏi phaỉ có một đội ngũ công nhân có trình độ. Vì vậy nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động năm 2000 có trình độ đại học – cao đẳng là 39 lao động, trung cấp 62 lao động, phổ thông 128 lao động. Đến năm 2002 đã có sự thay đổi đáng kể, trình độ lao động – cao đẳng tăng lên là 48 lao động, trình độ trung cấp có 65 lao động, lao động có trình độ phổ thông chỉ còn 138 lao động. Mặt khác, ta thấy 3 loại lao động tăng đều trong 3 năm. Nhìn vào bảng ta thấy, trình độ đại học – cao đẳng tăng 10.93% lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động. Còn lao động phổ thông tăng 3.83% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao, thay thế và giảm bớt lao động có trình độ thấp, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty.
1.4. Tình hình vốn của công ty
Vốn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, tự do cạnh tranh. Với công ty nông sản Bắc Ninh cũng vậy, ban giám đốc cũng phải có chiến lược về vốn làm sao cho sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2000-2002
Qua bảng ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2001 là 64.620 triệu đồng tức là 64,620 tỷ đồng tăng 21,438 tỷ đồng so với năm 2000. Đến năm 2002 tổng số tài sản của công ty tăng lên đạt 144,620 tỷ đồng, theo số bình quân thì bình quân 3 năm tổng giá trị tài sản đạt 183,01%. Như vậy, phần biến động giữa năm 2000 và 2002 là do tăng vốn lưu động, cụ thể năm 2001 vốn lưu động của công ty là 42,002 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 39,124 tỷ đồng, sang đến năm 2002 tăng 19,999 tỷ đồng. Trong khi đó vốn cố định qua mỗi năm đều tăng, năm 2001 vốn cố định là 22,618 tỷ đồng tăng 8,219 tỷ đồng so với năm 2001 bằng 57,08%. Và đặc biệt năm 2002 vốn cố định của công ty tăng đột biến
(Xem bảng trang bên)
Cụ thể vốn cố định của công ty năm 2002 là 82,619 tỷ đồng tăng 60,001 tỷ đồng so với năm 2001. Lý do có sự tăng lên là năm 2002 dây chuyền II hay còn gọi là nhà máy Top Feed đi vào hoạt động. Như vậy, bình quân vốn cố định trong 3 năm tăng 139,54% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn của mình vào việc xây dựng dây chuyền II của công ty và trang bị một số máy vi tính, thiết bị văn phòng khác...Công ty đã cắt giảm được một số khâu mà phải sử dụng nhiều lao động bằng việc mua sắm máy móc vừa tiết kiệm được lao động mà hiệu suất công việc lại cao hơn. Về vốn lưu động, năm 2001 so với năm 2000 tăng 45,93% tức là tăng 1329 triệu đồng. Đến năm 2002 vốn lưu động tăng 47,61% so với năm 2001, vốn lưu động năm 2002 tăng là do công ty đã đưa dây chuyền II vào hoạt động cuối năm 2002.
Bình quân vốn ngân sách cấp tăng 54,49% nhỏ hơn tăng bình quân của tổng giá trị tài sản. Nhưng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn tự có của công ty. Năm 2001 chiếm 77,74%; năm 2002 chiếm 79,26%. Như vậy nguồn vốn của công ty phụ thuộc vào ngân sách cấp và vốn đi vay. Vì vậy, trong tương lai công ty phấn đấu sản xuất đạt kết quả cao hơn để dùng chủ yếu là vốn tự bổ sung và vốn ngân sách cấp giảm tối đa vốn đi vay giúp công ty sản xuất độc lập không phải phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế khác.
1.5. Tình hình trang thiết bị vật chất của công ty
So với một số nước phát triển thì dây chuyền sản xuất của công ty còn lạc hậu, nhưng đối với một số doanh nghiệp trong nước thì cơ sở vật chất của công ty là tương đối hiện đại.
Với dây chuyền sản xuất tự động của Đài Loan chuyển giao và do các chuyên gia Đài Loan lắp đặt đưọc điều khiển trên máy vi tính hoàn toàn tự động từ khâu vào nguyên liệu cho đến khi cho ra thành phẩm. Dây chuyền có công suất thiết kế là 5 tấn/h, mới đây vào cuối năm 2002 dây chuyền 2 của nhà máy đi vào hoạt động với công suất thiết kế là 26 tấn/h.
Công ty có một máy biến thế với công suất 35KV và 2 máy phát điện, máy phát điện Liên Xô với công suất 37KVA, máy phát điện Anh với công suất 72 KVA và một số máy bơm nước phục vụ quá trình sản xuất vì vậy tình hình điện nuức của công ty rất ổn định tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất.
Ngoài ra để phục vụ cho việc dự trữ nguyên vật liệu công ty có 2 kho chứa tương đối hiện đại có thể xếp vào dạng silo và một thùng chứa ngô ( đỗ tương ) với dung tích 500 tấn. Thùng này có khả năng bảo quản tốt, gọn. Ngoài ra nó được nối trực tiếp với dây chuyền sản xuất do đó đỡ được khâu vận chuyển nguyên nhiên liệu vào sản xuất.
Để phục vụ việc bán hàng thuận lợi công ty có một đội xe gồm 21 chiếc trong đó có 19 xe tải cỡ lớn để chuyên chở và 2 xe con sử dụng cho ban giám đốc đi quan hệ công tác thuận lợi.
Với tình hình trang thiết bị của công ty như trên mà trong bối cảnh nước ta hiện nay, công ty có thể cung cấp ra thị trường một lượng thức ăn khoảng 60 nghìn tấn/năm. Tuy mới được thành lập nhưng công ty không ngừng mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, nhà xưởng với mục đích nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm giữ uy tín sản phẩm với khách hàng.
1.6. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
Do thực hiện kinh doanh thương mại trên một địa bàn rộng nên quy mô của Công ty nông sản Bắc Ninh tương ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status