Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Ðông Bắc Việt Nam, trải từ từ 20o đến 21o44 vĩ độ Bắc và từ 106o sang 108o kinh độ Đông. Chiều ngang từ đông sang tây khoảng dài nhất là 195 km; chiều dọc từ Bắc xuống Nam khoảng dài nhất là 102 km. Về địa giới, Bắc giáp Lạng Sơn (dài 58 km), giáp Quảng Tây, Trung Quốc (dài 132 km), Tây giáp Bắc Giang, Bắc Ninh (dài 71 km), Hải Phòng (78 km), Hải Dương (21 km); phía Nam và Đông là biển Ðông với bờ biển dài 250 km (Hình 1).


Hình 1: Địa phận hành chính Tỉnh Quảng Ninh
1.1.1.2. Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải với hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển. Diện tích đất Quảng Ninh có trên 80% đất đồi núi được chia thành các kiểu địa hình sau đây:
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam..
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển (vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái). Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp (vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái).
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Vùng ven biển và hải đảo còn bao gồm những bãi cát trắng. Có nơi thành các mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải). Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh với nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên nhiều luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
1.1.1.3. Khí hậu
Quảng Ninh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, có gió Đông Bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 Kcal/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 22,9o C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%. Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.700-2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ có lượng mưa khoảng 150 đến 400 mm.
So với các tỉnh ở miền Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1oC- 3oC. Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, nhiệt độ có khi xuống dưới 0oC. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm vào các tháng 6, 7 và 8.
Tuy nhiên địa hình kéo dài lại bị chia cắt mạnh nên ở Móng Cái thường có nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa lại cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh (nhiệt độ trung bình hàng năm là 22oC, lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm). Trong khi ở huyện Yên Hưng, nhiệt độ trung bình năm là 24oC, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ, khí hậu khắc nghiệt, mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm thấp. Miền vùng núi Bình Liêu có mưa lớn (2.400 mm) và mùa đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo có lượng mưa thấp, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/năm, và nhiều sương mù về mùa đông.
1.1.1.4. Thuỷ văn
Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hè lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
1.1.1.5. Hải văn
Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Thuỷ triều ở đây có chế độ nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 130C.
1.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên: 589.967 ha, hiện trạng sử dụng đất như sau:
 Đất nông nghiệp: 59.295 ha (chiếm 10,05 % diện tích tự nhiên);
 Đất lâm nghiệp có rừng 241.702 ha (chiếm 40,97 % diện tích tự nhiên);
 Đất chuyên dùng: 25.289 ha (chiếm 4,29% diện tích tự nhiên);
 Đất ở nông thôn và đô thị: 6.634 ha (chiếm 473,57% diện tích tự nhiên).
Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, trong đó tiềm năng sử dụng vào mục đích nông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn có thể khai thác 173,087 ha đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2004):
 Sản xuất nông nghiệp: 20.672 ha (chiếm 11,94% diện tích tự nhiên);
 NTTS: 23.369 ha (chiếm 13,50% diện tích tự nhiên);
 NTTS kết hợp với trồng trọt: 247 ha (chiếm 0,14% diện tích tự nhiên);
 Sản xuất lâm nghiệp: 128.779 ha (chiếm 74,40% diện tích tự nhiên).
Diện tích RNM trước năm 1970 là 39.777 ha, đến năm 2006 chỉ còn 17.682,55 ha. Nguyên nhân suy giảm là do phá RNM để làm đầm nuôi tôm; khoanh vùng lấn chiếm biển để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; phá RNM để làm đồng muối; đô thị hoá.
b. Tài nguyên nước
Quảng Ninh có địa hình phức tạp, đồng bằng nhỏ hẹp, sông suối có độ dốc lớn, ngắn, đổ trực tiếp ra biển.
Toàn tỉnh chia làm 4 lưu vực sông:
 Lưu vực sông Man, sông Trới, sông Diễn Vọng: gồm Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả.
 Lưu vực sông Đá Bạch: gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng..
 Lưu vực sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên: gồm Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà.
Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông ngòi gồm 30 sông lớn có chiều dài > 10 km (Kalong, Tiên Yên, Đá Bạch). Tiềm năng nước mạch phong phú có thể đáp ứng được nền kinh tế trong tương lai.
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước dưới đất 562 triệu m3, trong đó trữ lượng khai thác tiềm năng là 245.000 m3/ngày đêm, trữ lượng khai thác cấp A là 26.656 m3/ngày đêm. Lượng nước ngầm phân bố không đều, chất lượng kém, không đủ cấp cho sinh hoạt. Ngoài ra còn có 2 túi nước nóng có trữ lượng khai thác ổn định, hàm lượng khoáng trong nước cao, phục vụ cho chữa bệnh.
c. Khoáng sản
Quảng Ninh khá giàu về khoáng sản, nổi bật là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác từ 30-40 triệu tấn/năm. Về lâu dài than vẫn là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ đạo tác động đến phát triển kinh tế, xã hội.
Các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng rất phong phú (đá vôi, sét, gạch ngói…), phân bố rộng rãi trong tỉnh (núi đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỉ tấn, các mỏ đất sét Giếng Đáy (Hạ Long), Yên Hưng trữ lượng tới 45 triệu tấn).
Các khoáng sản khác như cao lanh (Tấn Mài, Móng Cái), cát thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của toàn miền Bắc có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Vùng gần bờ có khả năng khai thác hải sản 47.000 tấn/năm. Có hơn 40.000 ha bãi triều, trong đó có thể đưa 4.650 ha vào trồng RNM và hơn 20.000 ha vào nuôi trồng thuỷ, hải sản với nhiều hình thứ khác nhau.
d. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 433.224 ha bao gồm 3 loại: 216.888 ha rừng sản xuất, 187.275 ha rừng phòng hộ và 29.061 ha rừng đặc dụng.
Kết quả phân tích ở bảng 11 cho thấy, pHKCl của đất lúa thuộc loại chua vừa (4,5) (thích hợp với loại cây có sợi như bông, cói, dâu tằm…) gần giống với đất RNM (4,3). pHKCl trầm tích đầm QCCT 5 năm và QCCT 12 năm tương đối giống nhau, trong khi đó pHKCl ở trầm tích đầm TC lại cao hơn pHKCl ở trầm tích đầm QCCT do sau mỗi vụ tôm các hộ nuôi tôm ở đầm TC đã sử dụng vôi bột để khử trùng nhiều hơn so với các hộ nuôi tôm ở đầm QCCT.
Mùn và các chất tổng số.
Nhờ hoạt động của vi sinh vật, các xác hữu cơ (lá cây, rễ cây, thân cây...) trong đất bị phân giải tạo thành mùn. Hàm lượng và thành phần mùn quyết định trạng thái và các tính chất lý, hoá học, độ phì của đất. Trong thành phần mùn chứa 90% nitơ ở dạng dự trữ và chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khác như N, P, K, S, Ca..., nên mùn là nguồn thức ăn dự trữ cho cây trồng.
Nitơ là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất của thực vật, có rất nhiều trong các cơ quan của thực vật. Trong đất N tồn tại chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ (95 - 99%), còn dạng vô cơ chỉ chiếm 1 - 5%, như vậy Nts trong đất là một chỉ tiêu qua trọng để đánh giá độ phì nhiêu tiềm tàng của đất.
Cũng giống như C và N, nguyên tố P và K là hai nguyên tố đa lượng rất quan trọng trong đời sống cây trồng, nếu thiếu chúng cây trồng sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được. Hàm lượng P2O5 ts và K2Ots là chỉ số phản ánh khả năng cung cấp P và K cho cây trồng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu trước đây, việc nuôi trồng thuỷ sản sẽ cung cấp một lượng đáng kể P và K cho đất.
Để đánh giá hàm lượng mùn và các chất tổng số, kết quả phân tích các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 12:
Bảng 12. Kết quả phân tích mùn, Nts, P2O5 ts và K2Ots
Mẫu Mùn (%) Nts (%N) Pts (%P2O5) Kts (% K2O)
RNM 2,02 0,11 0,02 1,15
LÚA 1,78 0,039 0,012 0,28
QCCT 12 NĂM 2,03 0,079 0,008 0,48
QCCT 5 NĂM 1,87 0,048 0,013 0,79
TC TÔM 2 NĂM 1,13 0,048 0,02 0,39

Theo thang đánh giá mùn của Chiurin thì trầm tích đầm QCCT 12 năm và trầm tích RNM có hàm lượng mùn trung bình, còn đất lúa , QCCT 5 năm, TC tôm 2 nă có hàm lượng mùn nghèo.
Kết quả thu được cho thấy cả 4 mẫu trầm tích lúa, QCCT, và TC đều cùng kiệt Kts; chỉ có mẫu trầm tích RNM có hàm lượng Kts trung bình (1,15); hàm lượng Pts ở 5 mẫu trầm tích đều ở mức trung bình. Nts ở trầm tích lúa rất nghèo; còn ở trầm tích QCCT , TC nghèo, và trầm tích RNM có mức trung bình.



SQ48cd6D6pt46at
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status