Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn vùng đồng bằng sông Cửu Long - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn vùng đồng bằng sông Cửu Long



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
I- Vai trò của ngành Thủy sản. 2
1. Ngành Thủy sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2
2. Ngành Thủy sản đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. 5
3. Ngành Thuỷ sản cũng góp phần tích cực đối với vấn đề phúc lợi xã hội. 6
II- Xu hướng nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn trên Thế giới hiện nay. 7
III- Những lý luận chung về phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 9
1. Khái niệm phát triển bền vững. 9
2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. 12
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 14
Chương II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18
I- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 18
1. Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 18
2. Điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 19
II- Tình hình nuôi trồng cá da trơn và tác động của nó tới kinh tế xã hội và môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 21
1. Tình hình nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 21
2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội – môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 27
2.1. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 27
2.2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 32
III- Tình hình chế biến cá da trơn và tác động của nó tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 36
1. Tình hình chế biến cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 36
2. Tác động của việc chế biến cá da trơn tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 41
IV. Tình hình tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 44
V- Những đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 54
1. Ưu điểm. 54
2. Những tồn tại chủ yếu. 54
3. Nguyên nhân. 56
4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn của Việt Nam. 58
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 61
I- Quan điểm, định hướng, mục tiêu. 61
1. Quan điểm. 61
2. Định hướng. 61
3. Mục tiêu. 62
3.1. Mục tiêu tổng quát. 62
3.2. Mục tiêu cụ thể. 62
II- Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 64
1. Các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 64
1.1. Tăng cường công tác quy hoạch đối với người nuôi trồng và chế biến cá tra, cá ba sa. 64
1.2. Tăng cường công tác quản lý. 66
1.3. Nâng cao năng lực và trình độ của lực lượng sản xuất. 68
1.3. Nâng cao năng lực chế biến. 69
1.4. Về đầu tư và tín dụng. 70
1.4.1. Vốn ngân sách trung ương. 70
1.4.2. Vốn ngân sách địa phương. 72
1.4.3. Vốn tín dụng và vốn huy động của các thành phần kinh tế. 73
2. Các biện pháp nhằm phát triển bền vững tiêu thụ cá da trơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 73
2.1. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho cá da trơn của Việt Nam. 73
2.1.1. Xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. 73
2.1.2. Kích cầu, phát triển thị trường nội địa. 74
2.1.3. Giữ vững và phát triển thị phần cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế. 75
2.2. Nâng cao vai trò và củng cố hoạt động của các tổ chức Hiệp hội. 75
2.2.1. Hội Nghề cá Việt Nam. 75
2.2.2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). 76
2.3. Về đầu tư và tín dụng. 76
2.4. Về cơ chế, chính sách. 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và nước ngọt. Trong quá trình đào đắp đất đai để phát triển nuôi trồng thủy sản, môi trường đất bị xáo trộn diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mạnh làm giảm pH môi trường nước và đất, gây ô nhiễm môi trường. Tại một số tỉnh như Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp... quá trình lan truyền phèn đã tác động đến môi trường nước và đất làm cho tôm, cá chết hàng loạt. Thực tế đã có những vùng đất nuôi tôm do ô nhiễm lan truyền quá mức đã phải bỏ hoang. Vấn đề xử lý nguồn bùn thải, chất thải nuôi trồng thủy sản là vấn đề rất bức xúc hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tác động của các chất thải nuôi trồng thủy sản tập trung từ nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần độc hại chứa trong bùn thải như H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ở bùn đáy ao nuôi tạo thành. Đặc biệt, nguồn bùn phù sa lắng đọng dưới đáy các ao nuôi trồng thủy sản với chiều dày từ 0,1 - 0,3m thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét tác động xấu đến môi trường xung quanh. Trong thức ăn nuôi trồng thủy sản chỉ có khoảng 17% trọng lượng khô của thức ăn được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản. Nguồn nước thải và bùn thải trong nuôi tôm công nghiệp và nuôi cá tra, cá ba sa có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, amoniac, coliform... là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần được xử lý triệt để nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến dịch bệnh tôm nuôi diễn ra trên quy mô lớn và kéo dài trên 20 - 60% diện tích các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh...; cá tra, cá ba sa chết hàng loạt ở một số tỉnh/thành phố An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ... gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nhiều hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp quy mô lớn... đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần, một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ hoang do bị ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh mà chưa khắc phục được. Môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các chất vô cơ và các vi sinh trong nước như: coliform, độ đục, amoniac, N-NH3, H2S, SO4, Fe... ảnh hưởng đến chất lượng nước trên sông rạch, tác động đến môi trường và sức khỏe của nhân dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch từ trồng lúa truyền thống sang nuôi tôm ven biển đã làm gia tăng nhanh quá trình xâm nhập mặn chưa được kiểm soát chặt chẽ, tác động xấu đến các hệ sinh thái nước ngọt trong khu vực. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản thời gian qua chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ nên hiệu quả vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, vấn đề thủy lợi trong canh tác nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất hạn chế, gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường. Việc thực thi, ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải, bùn thải trong nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các mô hình canh tác nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi công nghiệp... là các mô hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao, dịch bệnh có thể phát sinh với quy mô lớn. Trong những năm gần đây, do quá trình nuôi trồng thủy sản phát triển ngoài quy hoạch một cách ồ ạt, chưa kiểm soát được đã làm cho cán cân nuôi trồng - chế biến - thị trường tiêu thụ bị mất cân đối, gây tác động đến xã hội khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người dân nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Giáo sư Lâm Minh Triết, Viện trưởng Viện Nước và Công nghệ môi trường, các nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản khiến môi trường nước bị biến đổi: “Môi trường nước ở vùng ngọt hóa hiện đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ; còn vùng mặn, hàm lượng sắt trong nước tăng cao, ảnh hưởng ngược lại đến việc nuôi thủy sản... Hậu quả là tôm nuôi ven biển chết hàng loạt trong những năm qua, cá da trơn cũng không tránh được tình trạng tương tự”. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn gây khó khăn cho lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu cá cũng như giảm hiệu quả kinh tế của chính người nuôi. Bè cá không chỉ là nơi nuôi cá đơn thuần mà còn là một ngôi nhà cho chính chủ nhân và những người tham gia chăn nuôi. Chính vì thế, nơi đây vừa chứa chất thải từ những hoạt động của con người, thức ăn cung cấp cho cá nuôi, lượng tro trấu chế biến thức ăn và cả xác cá chết do bệnh, thời tiết và môi trường nước thay đổi đột ngột chưa được xử lý đúng cách. Thế nên, kết quả quan trắc chất lượng nước làng bè của các ngành chức năng cho thấy, môi trường nước ở một số làng bè thường bị ô nhiễm vào mùa khô khi nước cạn kiệt (tháng 2 , 3 và 4), về nồng độ các chất hữu cơ, amonia và vi sinh vật (nhất là nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp so với tiêu chuẩn  môi trường cho phép). Số liệu quan trắc tại sông Tiền đoạn thuộc địa phận tỉnh An Giang cho thấy, hàm lượng BOD đã ở mức 5 mi li gam/lít, SS là 400 mi li gam/lít... Còn tại địa phận tỉnh Vĩnh Long, hàm lượng BOD là 6,5 mi li gam/lít, SS cũng ở mức 54,17 mi li gam/lít, ammoniac là 0,46 mi li gam/lít...
Một ví dụ điển hình là tổng diện tích đang nuôi thủy sản ở An Giang khoảng 2.400 ha (không kể diện tích sản xuất giống), trong đó diện tích nuôi cá tra 1.400 ha, nuôi trồng lồng bè có tất cả 1.952 cái, gồm các loại cá tra, ba sa, rô phi, điêu hồng ... Trong quá trình nuôi trồng, một thực trạng là hầu hết các nguồn nước thải phát sinh đều thải trực tiếp vào nguồn nước, mà không qua bất kỳ hình thức xử lý nào. Chất lượng nước ao nuôi thuộc dạng ô nhiễm nhẹ nhưng với một lượng nước rất lớn được xả vào dòng sông trong một thời gian dài, làm khả năng tự làm sạch của dòng sông trong thời gian tới sẽ bị suy giảm và dần dần bị ô nhiễm,gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng (hiện tượng cá tra chết hàng loạt vào đầu tháng 1-2007 và năm 2008 tại Châu Phú) vừa qua đã cho thấy tình hình trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá, đặc biệt là thức ăn tự chế sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do chất dinh dưỡng dư thừa, chủ yếu là đạm và lân sẽ kích thích quá trình phú dưỡng và sự nở hoa của tảo "theo ước tính 1kg cá thương phẩm cần cung cấp 1,3 đến 1,8kg thức ăn công nghiệp hay 2- 2,5kg thức ăn tự chế và lượng thức ăn thất tho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status