Báo cáo Thực tập giáo trình - Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo Thực tập giáo trình - Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam



MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG
1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường
2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
3. Tổng quan sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
4. Sinh học cây lúa
5. Nội dung thực tập giáo trình tại trường
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
IV. ĐỀ XUẤT
MỤC LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa.
Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới.
Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhièu giống mới chụi thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi sâu bệnh.
Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới.
Những trở ngại và thách thức
Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp.
Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún,khó cơ giới hóa.
Quá trình áp dụng giống mới chụi thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.
Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ.
Giới thiệu về vùng trồng lúa đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng ( sông Lô và sông Đà ) và hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ) tạo thành. Châu thổ sông Hồng có hình dạng giống như hình tam giác cân, có đỉnh là Việt trì, cạnh đáy là bờ biển dài 150km, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Diện tích toàn Châu thổ khoảng 15 000 km2.
Thời tiết khí hậu chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), mùa đông lạnh, mùa xuân ấm, mùa thu mát mẻ, mùa hạ nóng, địa hình ít bằng phẳng, nông dân sở hữu ruộng đất manh mún, khó khăn quản lí nước nên tập quán canh tác chủ yếu là lúa nước và gieo trồng theo phương pháp gieo mạ rồi cấy là chính.
Các vụ lúa chính vùng Đồng bằng sông Hồng
Có 2 vụ lúa cổ truyền là lúa mùa và lúa chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
Vụ lúa chiêm xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải dùng giống có khả năng chịu rét.
Lúa chiêm xuân ít phản ứng hay không có phản ứng quang chu kỳ.
Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 5.
Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Những năm gần đây, trà xuân muộn với các giống Q5,KD18, CR203, lúa lai 2 và 3 dòng. . . được mở rộng và phát triển mạnh, chiếm 80 -90% diện tích lúa chiêm xuân ở phía Bắc.
Vụ lúa mùa: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
Đối với trà mùa sớm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18. . .
Đối với trà trung hay muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 trở lên như Nếp, Dự, Mộc Ttuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại.
Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Làm đất
Làm mạ nền - Làm mạ dược - Cấy Làm cỏ
Phòng trừ sâu bệnh
Thu hoạch
Tuốt lúa thủ công (trước đây) và cơ giới (hiện nay)
Phơi sấy, đóng gói, cất trữ bảo quản
Sinh học cây lúa
Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Đặc điểm thực vật học
Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh trưởng (dàI hay ngắn), chịu thâm canh, chụi chua mặn, chống chụi sâu bệnh ... khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về hình tháI, giảI phẫu và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt.
Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn,nhiều rễ trắng.
Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được trồng riêng trong chậu.
Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0-20 cm là chính).
Khi câý lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh., Cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, nâng xuất cao.
Thân lúa
Hình thái
Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.
Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.
Chiều cao cây, thân
Chiều cao cây: Được tính từ gốc đến mút lá hay bông cao nhất
Chiều cao thân: Được tính từ gốc đến cổ bông. Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống lúa.
Nhánh lúa
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu.
Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhán...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status