Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý



MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: 3
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HUYỆN CẦN GIỜ 5
1.1. Tổng quan huyện Cần Giờ 5
1.2 Đặc điểm địa hình 8
1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 9
1.4 Hệ thống thủy văn 12
1.5 Đặc điểm hải văn 19
1.6 Đặc điểm địa tầng 22
1.7 Đặc điểm địa chất thủy văn 25
1.8 Đặc điểm môi trường địa chất 28
1.9 Đặc điểm thổ nhưỡng 32
1.10 Đặc điểm địa mạo 33
1.11 Đặc điểm kinh tế xã hội 39
CHƯƠNG 2 RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 41
2.1 Khái niệm 41
2.2 Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam 42
2.3 Lịch sử phát triển RNM Cần Giờ 45
2.4 Chức năng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 49
2.5 Hệ thống sinh thái khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ 52
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 58
3.1. Môi trường nước 58
3.2. Môi trường đất 66
3.3. Môi trường không khí 72
3.4. Tài nguyên sinh vật RNM Cần Giờ 73
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LY RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 77
4.1. Áp dụng 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học 77
4.2. Công cụ pháp lý 85
4.3. Công cụ kinh tế 86
4.4. Công cụ giáo dục – đào tạo, truyền thông 88
4.5. Công cụ quy hoạch – phân vùng 88
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91
5.1. Kết luận 91
5.2. Kiến nghị 91
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dạng địa hình thấp thường xuyên ngập nước, thành phần chủ yếu là cát, ở nơi cửa sông có tích tụ hạt mịn bùn, sét.
Hình 1.3 Hình bãi biển Cần Giờ
1.10.2 Địa mạo
Nền đất huyện Cần Giờ có dạng nằm thoải, nghiêng nhẹ thuộc địa hình tích tụ. Trên đó có thể phân biệt được các đơn vị như sau:
Các thành tạo giồng
Giồng là tên gọi của nhân dân địa phương Nam Bộ dùng để chỉ các dải đất kéo dài có địa hình nổi cao hơn địa hình xung quanh. Giồng là các dải hay đồi cát do sóng biển bồi đắp dọc bờ biển qua từng giai đoạn lịch sử phát triển.
Các giồng phân bố ở Lý Nhơn, Long Hòa và Cần Thạnh có dạng hơi cong, kéo dài với mặt lồi hướng ra biển. Trong đó giồng Long Hòa và Cần Thạnh kéo dài hơn 11km từ mũi Gành Rái đến mũi Đồng Tranh, bề rộng giồng thay đổi từ 0,5 – 1,5km.
Với đặc điểm hình thái trên, các bề mặt giồng thường là nơi cư dân sinh sống và canh tác nông nghiệp.
Hình 1.4: Các giồng cát ở xã Long Hoà
Bãi bồi
Phân bố ở độ cao tuyệt đối 0 – 1m. Bãi bồi được cấu tạo bởi trầm tích bở rời hiện đại gồm sét, cát, bột bề dày dao động 2 – 5m. Bề mặt bãi bồi bằng phẳng, hẹp (vài mét) kéo dài theo hướng sông. Càng về phía biển (Nhà Bè ra Cần Giờ), bề mặt bãi bồi càng được mở rộng (từ 500 – 1.000m đến hàng chục km) bị ngập nước khi thủy triều lên. Bề mặt bãi bồi bị chia cắt bởi mạng kênh rạch hiện đại và các lạch triều có dạng cành cây, dạng song song.
Bảng 1.3 Diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển
STT
Xã, thị trấn
Đất bãi bồi ven biển
Đất bãi bồi ven sông
Tổng diện
tích
(ha)
Trong đó
Tổng diện
tích
(ha)
Trong đó
DT
thuê (ha)
Hộ, tổ SX
DT
thuê
(ha)
Hộ, tổ SX
01
Thị trấn Cần Thạnh
2.500
605,6
57
-
-
-
02
Xã Long Hòa
1.500
935
41
150
27
9
03
Xã An Thới Đông
-
-
-
50
33,17
30
04
Xã Lý Nhơn
500
277
11
70
35,56
12
05
Xã Thạnh An
500
105
13
250
190
35
Tổng cộng
5.000
1922,6
122
520
285,73
86
Các bãi triều
Phân bố rộng rãi ở vùng cửa sông lớn đổ ra biển (từ cửa sông Soài Rạp đến Cù Lao Con Ó) với độ cao 0 – 1m. Bãi bồi được cấu tạo bởi trầm tích bở rời hiện đại gồm cát, bột, sét dày 2 – 5m.
Bề mặt bãi bồi bằng phẳng, hẹp (0,5 – 5km) nghiêng thoải về phía biển. Đây là bề mặt trẻ nhất trong khu vực nghiên cứu, bề mặt được lộ ra khi triều rút. Do nằm ở cửa sông và ven bờ biển nên hình dạng của bãi bồi phụ thuộc vào hướng chảy và tốc độ của dòng chảy của sông và biển, hình dạng bãi bồi phụ thuộc vào hình thái của đường bờ cổ hơn nó.
Ở đây có hai dạng chính:
+ Dạng hình tam giác có đỉnh nhô ra biển theo chiều nước của sông, đáy tam giác phụ thuộc vào đường bờ cổ hơn, có thể uốn cong ôm lấy đường bờ (như bãi triều ở vịnh Đồng Tranh).
+ Dạng kéo dài theo đường bờ từ mũi Đồng Tranh đến mũi Cần Giờ hay dải ôm lấy cù lao Phú Lợi. Bề mặt bãi bồi bị chia cắt bởi các dòng chảy từ phần đất liền ra tạo nên vách đứng.
Trên bề mặt bãi bồi phân bố rải rác các bãi san hô, bãi sò với diện tích không rộng (như mũi Gành Rái, cửa sông Hà Thanh…). Bề mặt bãi triều chịu tác động manh của thủy triều và sóng vỗ bờ của biển.
Đầm lầy ven biển
Phân bố ở Cần Giờ có địa hình cao 0 – 1m (trung bình là 0,6m). Cấu tạo của đầm lầy là các trầm tích biển của đầm lầy biển hay hỗn hợp sông biển gồm: bột, sét, chứa tàn tích thực vật phân hủy yếu, màu xám đen, đen, bề dày trầm tích 2 – 5m.
Đầm lầy có bề mặt phằng phẳng, phần lớn bị ngập nước thường xuyên, chỉ lộ một phần khi triều rút. Bề mặt đầm lầy bị chia cắt mạnh bởi mạng sông rạch hiện đại, phát triển có dạng cành cây hay ô mạng chằng chịt. Mức độ chia cắt ngang lớn (4 – 13 km/km2). Trắc diện ngang của rạch dạng chữ U, V còn sông lớn có dạng hình máng. Do tác động của thủy triều tạo vách dốc đứng cao 0,1 – 1m.
Trên bề mặt đầm lầy, thảm thực vật nước mặn rất phát triển như: đước, mắm, ô rô, chà là, … cũng như bãi bồi cao ở đây các bề mặt này đang được con người khai phá, cải tạo và sử dụng tiềm năng của nó trong xây dựng kinh tế của huyện Cần Giờ.
Dạng bờ biển
Từ mũi Đồng Tranh đến mũi Cần Giờ kéo dài 12km. Trên bờ biển hiện nay có chỗ được tích tụ, chỗ bị mài mòn mà nhân tố tác động chủ yếu là quá trình sóng với tác động tương hỗ của thủy triều cộng với sự cung cấp vật liệu từ các sông đổ ra.
+ Kiểu bờ mài mòn: là kiểu phá hủy của sóng biển tạo nên các vách dốc dựng cao (0,5 – 1m). Các vách này kéo dày hàng chục km dọc theo đường bờ. Kiểu này phân bố ở mũi Cần Giờ Long Hòa.
+ Kiểu bờ tích tụ: là kết quả tích tụ các vật liệu bở rời do các sông tải ra. Các phần tích tụ có thể là các đồi cát bột chạy dọc đường bờ, thường được gọi là giồng cát bãi ngầm chạy dọc đường bờ hay bám vào các dải đất nhô ra biển như mũi nhô Lý Nhơn và mũi Cần Giơ.ø
Dạng địa hình do sinh vật
Bao gồm các dải than bùn và bãi tích tụ vỏ sò phân bố với điện tích hẹp. Các bãi sò phân bố dọc bờ vùng Cần Giờ rộng 10 – 20m, kéo dài hàng trăm mét. Các bãi sò này có nguồn gốc biển, tuổi, được thành tạo do sóng biển đưa các mảnh sò tích tụ lại ven bờ.
1.11 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.11.1 DÂN SỐ
Bảng 1.4 Dân số Huyện Cần Giờ năm 2004-2005
Stt
Nội dung
ĐV
Toàn
Huyện
Bình Khánh
A.Thới
Đông
T.Thôn
Hiệp

Nhơn
Long Hòa
Cần Thạnh
Thạnh An
1
Dân số
31-12-2004
Ng
65.753
17.079
12.493
5.580
5.501
9.927
10.568
4.605
31-12-2005
Ng
66.866
17.384
12.669
5.682
5.587
10.033
10.889
4.622
2
Giới tính nữ
Ng
%
33.263
49,75
8.724
50,18
6.311
49,81
2.782
48,96
2.781
49,78
5.040
50,23
5.462
50,16
2.163
46,84
1.11.2.KINH TẾ XÃ HỘI
Về kinh tế
* Tổng giá trị sản xuất toàn huyện (GCĐ.06) đạt trên 4.150 tỷ đồng, tăng 29% so năm 2007, đạt 85% kế hoạch; trong đó:
- Thủy sản tăng 4%, đạt 90% kế hoạch
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 21%, vượt 17% kế hoạch.
- Nông lâm nghiệp giảm 47%, đạt 47% kế hoạch
- Giao thông bưu điện tăng 18%, đạt xấp xỉ kế hoạch
- Đầu tư xây dựng tăng 87%, đạt 79% kế hoạch
- Thương nghiệp dịch vụ giảm 8%, đạt 86% kế hoạch.
Về văn hóa xã hội
- Giải quyết việc làm cho 4.612 lượt lao động, đạt 102% kế hoạch
- Huy động lao động công ích 44.696 ngày công, đạt 89% kế hoạch
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 10,1%
- Học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, đạt 94,23%
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng, đạt 99,52%
1.11.3 KINH TẾ
Bảng 1.5 Kinh tế Huyện Cần Giờ trong năm 2006
Thành phần Kinh tế
Sản lượng(Tấn)
Giá trị ( tỷ đồng)
Thuỷ sản
- Đánh bắt xa bờ
18.500
208
- Nuôi nhuyễnthể
2.368
37
- Nuôi tôm
6.670
470
Tổng cộng
715
Nông ngiệp
- Lúa
1.280
7.5
- Cây ăn trái
350
3
- Chăn nuôi
98
4.5
Tổng cộng
15
Diêm nghiệp
86.860
39
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
205
Thương mại-dịch vụ
2200
Du lịch
60
Giao thông - Bưu điện
207
Tổng cộng
4171
CHƯƠNG 2 RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
KHÁI NIỆM
2.1.1 Rừng ngập mặn
RNM là rừng của các lồi cây nhiệt đới và cây bụi cĩ rễ mọc từ các trầm tích nước mặn nằm giữa khu vực giữa bờ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status