Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục môi trường tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hóc Môn - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục môi trường tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hóc Môn



MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Lý do chọn đề tài 2
1.3. Tên đề tài 3
1.4. Mục đích của đề tài 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6. Cấu trúc đề tài 5
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ GDMT VÀ TÌNH HÌNH GDMT Ở VIỆT NAM 6
2.1. Lịch sử GDMT 6
2.1.1. Sự phát triển về GDMT trên thế giới và ở Việt Nam 6
2.1.1.1. Sự phát triển về GDMT trên thế giới 6
2.1.1.2. Tình hình GDMT ở Việt Nam 10
2.1.2. Một số thành tựu về GDMT trên thế 11
2.1.3. GDMT ở Việt Nam 14
2.1.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục – Đào tạo về BVMT và GDMT 17
2.2. Giáo dục môi trường 23
2.2.1 Định nghĩa về GDMT 23
2.2.2 Tầm quan trọng của giáo dục BVMT 24
2.2.3 Định hướng giáo dục BVMT trong nhà trường 26
2.2.4 Nguyên tắc giáo dục BVMT trong nhà trường 28
2.2.5 Yêu cầu của GDMT 29
2.2.6 Mục tiêu của giáo dục BVMT trong nhà trường 30
2.2.7 Nội dung giáo dục BVMT trong nhà trường 34
2.2.8 Phương pháp giáo dục BVMT trong nhà trường 36
2.2.8.1. Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa 36
2.2.8.2. Phương pháp thí nghiệm 37
2.2.8.3. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục 38
2.2.8.4. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng và giáo dục kỹ năng sống 39
2.2.8.5. Phương pháp nêu gương 40
2.2.9 cách giáo dục BVMT ở trường THCS 40
2.2.9.1. Mức độ toàn phần 41
2.2.9.2. Mức độ bộ phân 41
2.2.9.3. Mức độ liên hệ 42
2.2.10 Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học 44
2.2.10.1. Mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục BVMT ngoài trường học 44
2.2.10.2. Mục tiêu 46
2.2.10.3. Nội dung giáo dục 47
2.2.10.4. Địa điểm dạy học 48
2.2.10.5. Các loại hình giáo dục BVMT ngoài trường học 49
2.2.10.6. Quá trình thực hiện kế hoạch dạy học ngoài thiên nhiên 54
Chương 3: TÌNH HÌNH GDMT Ở HUYỆN HÓC MÔN 57
3.1. Hiện trạng các trường học trong huyện Hóc Môn 57
3.2. Nội dung GDMT và các hoạt động GDMT của huyện Hóc Môn 57
3.2.1. Nội dung GDMT 57
3.2.1.1 Nội dung GDMT trong chương trình chính khóa 58
3.2.1.2 Nội dung GDMT trong chương trình ngoại khóa 59
3.2.2 Một số hoạt động GDMT của huyện Hóc Môn 59
 
 
Chương 4: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 62
4.1Nội dung nghiên cứu 62
4.1.1 Khảo sát hoạt động GDMT trong trường học 62
4.1.2 Khảo sát nhận thức môi trường 63
4.1.2.1 Kiến thức về môi trường 63
4.1.2.2 Thái độ và giá trị 74
4.1.2.3 Hành vi và cách ứng xử 79
4.2 Phương pháp nghiên cứu 79
4.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 79
4.2.2 Phương pháp đánh giá tổng hợp 80
4.2.3 Phương pháp dùng phiếu điều tra 80
4.3 Kết quả khảo sát 80
4.3.1 Nội dung GDMT trong các trường THCS 80
4.3.2 Kiến thức về GDMT ở học sinh các trường THCS 81
4.3.3 Kỹ năng về BVMT của học sinh 82
4.3.4 Kỹ năng và hoạt động BVMT của học sinh 83
Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GDMT 87
5.1 Giáo dục vì môi trường 87
5.2 Giáo dục trong môi trường 87
5.3 Tổ chức các hoạt động giáo dục về môi trường 88
5.3.1 cách tích hợp 88
5.3.2 cách đưa thành môn học riêng 88
5.3.3 cách đưa thành các chủ đề 89
5.3.4 cách giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa 89
5.4 Kiến thức hiểu biết về môi trường 90
5.5 Nhận thức về môi trường 90
5.6 Nhận thức về hoạt động 91
5.7 Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDMT trong nhà trường 92
5.7.1 Tổ chức 92
5.7.2 Xây dựng nội dung 95
5.7.3 Tổ chức thực hiện 95
5.7.4 Phương pháp đánh giá 97
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
Kết luận 98
Kiến nghị 99
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

loại rác. Hoạt động này giúp học sinh có ý thức được việc sử dụng các loại bao bì đóng gói nào có lợi cho môi trường và sự cần thiết phải phân loại rác từ khâu thu gom. Ở nơi có điều kiện, có thể tiến hành những thì nghiệm ảo bằng cách mô hình hoá qua chương trình phần mềm máy vi tính như “mô hình chu trình nước”, “mô hình sản xuất nước sạch”,…
Hình 2.1 : Mô hình chu trình nước
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Học sinh cấp THCS đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày càng được mở rộng và sâu thêm. Tầm nhìn của các em không còn bó hẹp trong khuôn khổ nhà trường, gia đình. Mặt khác, theo lý thuyết kiến tạo lại, cần bồi đắp kiến thức, kỹ năng của học sinh trên nền tảng học vấn các em đã có. Giáo viên nên đưa các em vào những tình huống cần tìm hiểu, cần giải quyết, buộc các em phải vận dụng vốn hiểu biết của mình, tìm kiếm những kiến thức kỹ năng cần thiết nhằm giải quyết vấn đề, từ đó thu nhận thêm kiến thức, kỹ năng mới làm giàu thêm vốn học vấn của mình. Vấn đề môi trường bao gồm cả những vấn đề rất lớn như lỗ thủng tầng ozon, sự nóng lên toàn cầu,… nhưng còn có cả những vấn đề rất gần gũi với học sinh như khói bụi làm ô nhiễm không khí, chất thải làm ô nhiễm nước, lũ lụt, sạt lỡ đất,… gây hậu quả nghiêm trọng mà học sinh thường nhìn thấy, tiếp xúc với chúng, trải nghiệm qua thực tế môi trường địa phương, đất nước. Giáo viên cần tận dụng đặc điểm này khi thực hiện giáo dục BVMT cho học sinh. Ví dụ, khi tìm hiểu về sức ép dân số lên môi trường, giáo viên không nên mô tả ngay các hiện tượng, sự kiện do dân số đông nên môi trường bị suy thoái mà nên cho học sinh liên hệ và đưa ra các hiện tượng thể hiện tác động của dân số tới môi trường. hay học về vấn đề rác thải, giáo viên không nên cung cấp ngay các số liệu về lượng rác thải hàng ngày, hàng tháng,… cho học sinh mà tổ chức cho các em tham gia hoạt động điều tra lượng rác thải ở gia đình, trường học, địa phương.
Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng và giáo dục kỹ năng sống.
Ở mỗi cộng đồng địa phương đều có những vấn đề môi trường bức xúc riêng. Ví dụ, môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển và ven bờ, môi trường ở khu vực công nghiệp,… Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục học sinh đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình môi trường địa phương. Nhà trường cũng cần tổ chức các hoạt động phù hợp để học sinh tham gia góp phần cải tạo môi trường địa phương. Những hoạt động đo,ù dù nhỏ nhưng thiết thực góp phần cải thiện môi trường ở nhà trường và địa phương, đồng thời tác động lên ý thức của học sinh, rèn luyện kỹ năng, thói quen BVMT cho các em và giúp các em thấy được giá trị của lao động. Trong quá trình giáo dục cần chú ý rèn luyện kỹ năng BVMT thông qua việc luyện tâp xử lý các tình huống môi trường cụ thể. Hình thành cho học sinh khả năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường và kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động BVMT.
Phương pháp nêu gương
Học sinh cấp THCS vẫn luôn nhìn vào hành động của người lớn để xem xét, so sánh và bình luận. Muốn giáo dục các em có neap sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết giáo viên và các bậc phụ huynh phải thực hiện đúng các quy định BVMT. Tác động giáo dục từ bạn học cũng rất lớn. Những gương người tốt, việc tốt từ bạn bè sẽ cảm hóa và làm gương tốt cho các em. Giáo viên cần tận dụng các hoạt động tập thể để học sinh thi đua cùng thực hiện tốt các hoạt động BVMT, từ những việc cụ thể như gìn giữ môi trường lớp học, trường học, cộng đồng xanh, sạch, đẹp.
cách giáo dục BVMT ở trường THCS
Giáo dục BVMT ở trường THCS vẫn được thực hiện theo cách tích hợp vào các môn học và hoạt động có trong chương trình giáo dục cấp THCS. Trong chương trình và Sách giáo khoa (SGK) của cấp học này, các tác giả đã quán triệt tinh thần tích hợp nội dung giáo dục BVMT, PTBV theo yêu cầu chung. Vì vậy, trong hầu hết các môn học đã thể hiện nội dung giáo dục BVMT với ba mức độ đã được thống nhất là: tích hợp toàn phân, tích hợp từng bộ phận và liên hệ tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của mỗi bài trong SGK. Giáo viên bộ môn cần chú ý khai thác các cơ hội giáo dục BVMT trong từng bài, từng chương, tránh bỏ qua cũng như lạm dụng làm bài học trở nên nặng nề gây nhàm chán cho học sinh.
Mức độ toàn phần
Mục tiêu và nội dung của bài học hay của chương trình hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ, chương “Vai trò của thực vật”, bài “Đa dạng sinh học”, “Đấu tranh sinh học”, “Động vật quý hiếm”, “Tác động của con người đối với môi trường”, “Ô nhiễm môi trường” (môn Sinh học), bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” (môn Địa lý), “Sài Gòn tui yêu”, “Một thứ quà của lúa non”, “Thông tin về ngày trái đất” (môn Ngữ văn),…
Mức độ từng bộ phận
Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ, các bài “Đặc điểm sông ngòi Việt Nam”, “Đặc điểm đất Việt Nam”, “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (môn Địa lý), bài “Khi con tu hú”, “Tức cảnh Pác Pó” (môn Ngữ văn), “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội” (môn Giáo dục công dân).
Mức độ liên hệ
Có điều kiện liên hệ một cách lôgic với các kiến thức , các vấn đề môi trường, BVMT. Ví dụ, bài “Trách nhiệm pháp lý của công dân” (môn Giáo dục công dân), “Đột biến gen” (môn Sinh học),…
Mô hình tích hợp giáo dục BVMT qua các môn học, các hoạt động ở trường THCS thể hiện ở hình
Như vậy, các môn học đều có khả năng thực hiện tích hơp giáo dục BVMT. Tuy nhiên, khả năng và mức độ triển khai giáo dục BVMT còn tùy thuộc vào nội dung của từng môn. Trong số các môn học của các trường THCS, môn Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân có nhiều nội dung gần gủi với nội dung giáo dục BVMT hơn cả. Vì vậy, giáo viên cần chú ý khai thác một cách hợp lý các cơ hội để thực hiện giáo BVMT, tránh bỏ sót cũng như tránh gượng ép, gây nặng nề cho việc học tập của học sinh.
Mục tiêu giáo dục ở trường THCS
Nội dung giáo dục ở trường THCS
Mục tiêu giáo dục BVMT ở trường THCS
Nội dung giáo dục BVMT ở trường THCS
Tích hợp trong các môn học
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lí
Giáo dục công dân
Anh văn
Aâm nhạc
Mỹ thuật
Công nghê
Chủ đề tự chọn
Tích hợp trong các hoạt động
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt trường
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động văn nghệ, lao động, tham quan,…
Hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội
Chương trình xanh hóa nhà trường
Hình 2.2 Tích hợp giáo dục BVMT ở trường THCS
Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học
Mục đí...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status