Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại
công nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và
thông tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua
cũng đã có những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao
động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản
phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không
gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu
lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ
ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản
là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.
Đề tài: “Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp
điện tử của khu vực Đông Á” là sự kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về
công nghiệp phụ trợ và những đặc thù của ngành công nghiệp điện tử. Qua
những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử sẽ
cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ ra rằng công nghiệp
phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình công nghiệp hóa
của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước. Trong chuyên đề này cũng mạnh
dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ trong
ngành công nghiệp điện tử nói riêng và những hướng gợi mở cho các ngành
công nghiệp Việt Nam nói chung.
Đề tài được chia làm ba chương:
+ Chương I: Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ và công
nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử.
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại
công nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và
thông tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua
cũng đã có những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao
động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản
phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không
gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu
lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ
ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản
là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.
Đề tài: “Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp
điện tử của khu vực Đông Á” là sự kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về
công nghiệp phụ trợ và những đặc thù của ngành công nghiệp điện tử. Qua
những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử sẽ
cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ ra rằng công nghiệp
phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình công nghiệp hóa
của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước. Trong chuyên đề này cũng mạnh
dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ trong
ngành công nghiệp điện tử nói riêng và những hướng gợi mở cho các ngành
công nghiệp Việt Nam nói chung.
Đề tài được chia làm ba chương:
+ Chương I: Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ và công
nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử.
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ
TRỢ VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHỆP
ĐIỆN TỬ
******************
1.1. Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ
Khái niệm về công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) đã bắt đầu
xuất hiện từ những năm 1960 ở Nhật Bản, xuất phát ban đầu từ cách thức tổ
chức sản xuất của người Nhật trong qúa trình xây dựng các mắt xích chuyên
môn hóa của từng công đoạn sản xuất các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp.
Ở các nước khác nhau, tùy theo tình hình cụ thể và đặc thù của từng quốc gia
khái niệm về công nghiệp phụ trợ hiện cũng chưa rõ ràng và có những sự
khác biệt nhất định.
Trong thế kỷ 20, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành
công nghiệp thường được tổ chức theo các cách thức như sau:
 Cách thức thứ nhất: mô hình tích hợp – liên kết theo chiều dọc của
công nghệ sản xuất.
Theo cách này thì trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có sự
tập trung kiểm soát từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, nghĩa là từ sản xuất
nguyên liệu đầu vào cho đến khi tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng,
trong đó việc kiểm soát bao trùm tất cả các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh
doanh như: kiểm soát giá cả, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát công
nghệ, kiểm soát khối lượng sản xuất và tiêu thụ...

1SKv5hjzQPsw3xN
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status