Nghiên cứu một số vấn đề về nhà máy nước Hà Đông’ - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu một số vấn đề về nhà máy nước Hà Đông’



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 4
1.1. Khái niệm về nước sạch. 4
1.2.Vai trò của nước sạch và ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe con người 4
1.2.1. Vai trò của nước sạch. 4
1.2.2.Ảnh hưởng của chất lượng nước sạch đối với sức khỏe con người: 5
1.3. Tình hình nước sạch hiện nay ở Việt Nam. 6
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 8
2.1.2. Thời gian và địa diểm nghiên cứu. 8
2.2. Nội dung nghiên cứu. 8
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 8
2.3.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp. 8
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 8
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu. 8
2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ 9
3.1. Tổng quan về nhà máy cấp nước Hà Đông. 9
3.2. Quy trình xử lí nước. 10
3.2.1. Lựa chọn công nghệ xử lí nước . 10
Hình 3.1. Quy trình xử lí chung nước ngầm . 11
Châm Cl2 12
Hình 3.2. Quy trình xử lí nước của cơ sở 1. 12
Châm Cl2 12
3.2.2. Quy trình xử lí nước. 13
3.3. Đánh giá chất lượng nước và quy trình công nghệ. 14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
PHỤ LỤC 16
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu chất lượng cho nước cấp sinh hoạt 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c chất dinh dưỡng, là môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể.
Nước không chỉ duy trì cho cơ thể con người hoạt động bình thường mà còn cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mỗi ngày mỗi người cần 250 lít nước cho các sinh hoạt như tắm giặt , nấu nướng,...Để sản xuất một tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn bột cần 1000 tấn nước.
Nước chưa qua xử lí mà cung cấp cho nồi hơi làm giảm tuổi thọ của nồi hơi, tăng giá thành sản xuất. Nước cung cấp cho các bệnh viện phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tránh gây nên sự nhiễm trùng, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Hằng năm tổng lượng nước cần sử dụng trên thế giới ước tính khoảng 3.240 km3, trong đó 69% là dành cho nông nghiệp, 23% cho công nghiệp, và 8% cho sinh hoạt.
1.2.2.Ảnh hưởng của chất lượng nước sạch đối với sức khỏe con người:
Với vai trò đặc biệt như vậy, nước sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống của con người và sinh vật. Theo thống kê, ước tính cứ 8s có một trẻ em bị chết vì những bệnh liên quan đến thiếu nước và nước ô nhiễm. Trung bình một ngày có 10.000 trường hợp bị chết do các bệnh liên quan đến nước.Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trên thế giới hiện còn 1,1 tỷ người phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn (trong đó 2/3 là ở châu Á và châu Phi) và 2,6 tỷ người chưa có điều kiện vệ sinh cơ bản. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra cái chết của 1,8 triệu người hằng năm do mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có tới 90% là trẻ em dưới 5 tuổi.
Những tác động của nước tới sức khỏe của con người có thể xét theo ba phương diện sau :
1.2.2.1. Phương diện vật lí.
Nước cấp cho sinh hoạt phải trong sạch, không màu, không mùi, không vị. Trong nước có màu chứng tỏ có chứa nhiều tạp chất như :humic, tamin, Fe, Mn...Nước có mùi chứng tỏ đã bị nhiễm bẩn có thể do trong nước có tạo thành H2S , muối sắt. H2S được tạo thành do sự phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh hay do sắt sunfua tác dụng với axít H2CO3. Đặc biệt là H2S được tạo ra từ các sản phẩm thối rữa.
Nước bình thường có hàm lượng muối nằm trong khoảng 0 đến 0,5 gam/lít nước, nếu nước có hàm lượng muối quá cao thì sẽ có vị lờ lợ rất khó chịu khi uống, gây rối loạn sinh lí của cơ thể.
Nhiệt độ bình thường của nước là từ 18 đến 20 độ, một số suối nước nóng có tác dụng tốt đối với cơ thể con người. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm vi sinh vật phát triển mạnh, đồng thời làm nước bốc mùi khó chịu, làm tăng nhanh quá trình ăn mòn vật liệu.
1.2.2.2. Phương diện hóa học.
Nước trong thành phần không hoàn toàn tinh khiết mà có chứa rất nhiều tạp chất hóa học, các chất khoáng hòa tan như :kim loại nặng (Fe, Mn, Cd, ...); các anion NO3-, PO43-, SO42-,...); Và các chất khí như CH4, H2S .Với một nồng độ thích hợp các chất trên có tác dụng tốt đối với cơ thể, tuy nhiên khi các chất này có nồng độ quá cao có thể ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của con ngườivà gây ra một số bệnh.
Nếu uống nước tinh khiết, nước cất thì sẽ làm cho giác mạc bị nhầy mất muối, gây ra hiện tượng trương nguyên sinh chất tế bào. Nước uống phải có độ Ph nằm trong khoảng 6,5 đến 8,5, độ cứng của nước quá lớn ảnh hưởng tới sản xuất, gây lắng cặn trong nồi hơi, lãng phí xà phòng, chất tẩy rửa, nấu thức ăn khó nhừ.
Các thành phần như Iốt, Flo trong nước là nguồn bổ xung chính cho cơ thể, cơ thể thiếu Iốt sẽ gây bệnh bướu cổ, đần độn, ảnh hưởng tới khả năng tư duy, phát triển trí tuệ mà đặc biệt là ở trẻ em. Lượng Flo trong nước đảm bảo là từ 0,7 –1,3 gam/lít nước, nếu quá cao sẽ gây hiện tượng mục xương răng, sâu răng, và có thể bị nhiễm độc gây xốp xương.
Nếu nước có chứa NH3 và nitơ hữu cơ là nước đã bị nhiễm bẩn và gây nguy hiểm, nhất là cho cá và động vật thủy sinh. Sau môt thời gian NH3 sẽ bị ôxy hóa tọa thành NO3-, ít gây nguy hiểm hơn, người ta phát hiện ra là trong nước nếu nồng độ nitơrat quá cao sẽ gây bệnh xanh xao ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến tử vong.
Một số kim loại nặng như Hg, As, Cd, Cr...với hàm lượng nhỏ có thể gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, các bệnh về thần kinh và thậm chí gây tử vong. Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ làm cho người sử dụng bị nhiễm độc, thường gây rối loạn tiêu hóa.
1.2.2.3. Phương diện vi sinh vật.
Nước là môi trường sống của nhiều loài vi sinh vật, bên cạnh các vi sinh vật vô hại và có ích thì trong nước còn có nhiều loài vi sinh vât gây bệnh hay truyền bệnh cho con người và sinh vật như : Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn, vi khuẩn Shigella gây bệnh lị ở người, vi khuẩn Vibrion gây bệnh tả.
Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ y tế có tới 80% số người mắc các bệnh về đường ruột do dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm sinh học là do rác, phân, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện. Trung bình mỗi ngày chất thải từ bệnh viện là 212 tấn, từ sinh hoạt là 8.941 tấn.
1.3. Tình hình nước sạch hiện nay ở Việt Nam.
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao trên thế giới, vào khoảng 2000 mm/năm, bằng 2,6 lần lượng tổng lượng mưa trên các lục địa. Tổng lượng mưa trên toàn lãnh thổ là 650 km3/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo mùa, 70-80% tổng lượng dòng chảy tập trung vào mùa mưa lũ, trong đó 6-9 tháng trong năm là mùa cạn ít nước, 3 tháng cạn nhất có lượng nước chỉ chiếm tỉ lệ 5-10% tổng lượng cả năm.
Ngoài ra sự phân bố theo lãnh thổ cũng không đều, Bắc Giang 4000-5000 mm/năm; Hoàng Liên Sơn, Móng Cái, Phú Quốc 3000-4000 mm/ năm; Ninh Thuận, Bình Thuận 600-700 mm/năm. Tinh hình thiếu nước trở nên nghiêm trọng vào mùa khô , hạn hán thường xảy ra ở các tỉnh miền trung gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống người dân, nhiều nơi phải đi bộ hàng chục cây số mới lấy được nước. Tại thành phố Buôn Mê Thuật hiện nay đã có 11/27 giếng khoan cung cấp cho thành phố phải ngừng hoạt động do thiếu mạch nước ngầm. Ba trạm bơm nước mặt cũng chỉ hoạt động được 10-30% công suất. Đặc biệt là tại Ninh Thuận, hiện nguồn nước sinh hoạt duy nhất của xã Nhị Hà là con suối nước nóng duy nhất xuất hiện khi lòng suối bị khô cạn, đây chỉ là một mạch nước nhỏ đường kính 40 cm, sâu khoảng 30 cm, thời gian phun đầy một gánh nước khoảng 5- 10 phút, nơi đây luôn có 7-10 người chờ lấy nước (theo VnExpress).
Ngoài lượng nước mưa, nước ta còn nhận thêm lưu lượng nước từ Nam Trung Quốc và Lào với khối lượng khoảng 550 km3/năm. Trữ lượng nước ngầm rất lớn có khả năng khai thác được 10 triệu m3/ngày. Song do dân số lớn, cơ sở hạ tầng còn có nhiều hạn chế nên khả năng cung ứng nước bình quân theo đầu người còn thấp (4200m3/người/năm) thấp hơn trong khu vực 4900 m3/người/năm ) và vào loại thấp nhất thế giới.
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho các thành phố và thị xã chủ yếu là nguồn nước ngầm thông qua xử lí và đạt tỉ lệ còn thấp, tại Hà Nội ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status