Biến đổi khí hậu - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Biến đổi khí hậu



Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng. Những nạn nhân nhạy cảm nhất, bao gồm các quốc gia và các tầng lớp dân chúng nghèo nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất, mặc dù họ lại góp phần nhỏ nhất trong việc tạo ra các nguyên nhân biến động khí hậu. Chúng ta có thể tránh được nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỷ 21 cho các thế hệ tương lai nếu chúng ta lựa chọn hành động hôm nay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nội dung:
Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng ở Việt Nam
Đối phó với biến đổi khí hậu: chiến lược thích ứng và giảm thiểu
Kết luận – Hành động của thanh niên
1. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hay dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hay dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hay các tác động bên ngoài, hay do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Nói một cách ngắn gọn, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hay hoạt động của con người gây ra.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người.
“Biến đổi khí hậu khiến chúng ta phải chú ý tới tài sản chung của tất cả chúng ta, đó là Trái đất – hành tinh của chúng ta. Tất cả các quốc gia và tất cả mọi người trên Trái đất đều có chung một bầu khí quyển.”
“Nếu coi thế giới là một quốc gia, nơi mà mọi công dân đều chia sẻ mối quan tâm đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai, thì nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu.”
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra:
Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7°C kể từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp - và hiện đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Theo IPCC, trong 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. Trong 50 năm cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần. Thập kỷ 1991 - 2000 là thập kỷ nóng nhất kể từ 1861, thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.
Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland (Bắc Cực) đang tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, độ dày lớp băng đã giảm từ 1,2m xuống còn 0,3m. Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ chậm hơn, nhưng gần đây đã tăng nhanh hơn.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003.
Ở Việt Nam
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 đoán đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ này sẽ tăng: 1,6-3,6 oC ở miền Bắc, 1,1-2,6 oC ở miền Nam so với thời kỳ 1980-1999.
Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình của Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 đoán đến giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm và đến cuối thế kỷ 21 dâng thêm từ 65-100 cm so với thời kỳ 1980-1999.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Ngày nay, chúng ta đang sống với những hệ quả từ các khí nhà kính được phát thải từ những thế hệ trước - và các thế hệ tương lai sẽ chung sống với những hệ quả từ quá trình phát thải ngày hôm nay của chúng ta.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) và các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Suốt thiên niên kỷ trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ 20 đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 380 ppm. Hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ lụy cho đời sống trên hành tinh. Trong thế kỷ 21 hay sau đó không lâu, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm hơn 5oC. Ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng thêm khoảng 2oC, khi đó tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức không thể khắc phục được.
Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính
Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái Đất là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, khí N2O, CH4, hơi nước, O3, khí CFCs, v.v...
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
2. Tác động của biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong số các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm nhiều nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP.
Băng tan, nước biển dâng và nguy cơ thiên tai: Sự tan nhanh của các tảng băng đã làm cho mực nước biển dâng lên nhanh chóng.
Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 3-4oC thì sẽ làm cho khoảng 330 triệu người di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt. Hơn 22 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Số thiên tai khí hậu được báo cáo cũng có xu hướng gia tăng. Từ năm 2000 tới 2004 trung bình có 326 thiên tai khí hậu mỗi năm. Mỗi năm khoảng 262 triệu người bị tác động, gấp hơn hai lần so với mức nửa đầu thập kỷ 1980. (UNDP, 2008)
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status