Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam



Toà tháp cao nhất Singapore cho phép ta ngắm toàn cảnh Singapore, đảo Sentosa, và các đảo ở phía Nam. Tháp Carlsberg Sky Tower có thể trở 72 người trong mét cabin có điều hoà không khí. Mỗi chuyến đi mất khoảng bẩy phút. Dù là ngày hay đêm, quang cảnh nhìn từ trên tháp đều rất tuyệt vời. Nằm ngay cạnh trạm cáp treo đến Sentosa, tháp Carlsberg Sky đem lại cho khách du lịch tới đất nước này những thông tin bổ Ých về những địa điểm tham quan lý thó. Và đây là một trong các thông số kĩ thuật đáng quan tâm của ngọn tháp:
Chiều cao tháp: 110 m ; Tầm nhìn: 131 m so với mực nước biển;
Đường kính cột tháp: 2.5 m; Đường kính móng: 15 m
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n chính thức trên thị trường của nước “Newater”, với hơn 6 vạn chai được phát không cho các cư dân của thành phố sạch đẹp nhất thế giới này.
Quá trình cho ra đời các chai Newater được tiến hành thông qua nhiều công đoạn lọc và xử lý nghiêm ngặt. Khâu đầu tiên là vi lọc, được dùng để loại bỏ các chất thải rắn, vi khuẩn, virus và các thực thể đơn bào. Khâu thứ hai là lọc thẩm thấu, được dùng để tách các muối khoáng hoà tan, các hợp chất hữu cơ các loại siêu virus và các vi khuẩn sót lại của công đoạn trước. Ở khâu cuối cùng, toàn bộ lượng nước thải tái sinh sẽ được đưa ra phòng chiếu xạ để diệt trùng. Tất cả các khâu của quy trình sản xuất nước thải tái sinh Newater dùng cho mục đích sinh hoạt đều đã được kiểm định bởi một nhóm chuyên gia quốc tế do chính phủ Singapore chỉ định. Theo kết quả phân tích, chất lượng nước Newater phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn quốc tế về nước sinh hoạt.
Ngoài hai nhà máy sản xuất nước thải tái sinh Newater trước kia, Cơ quan công chính Singapore đã xây dựng tiếp hai nhà máy mới trong năm 2003 và hai nhà máy vào các năm tiếp theo. Nhờ đó, Singapore trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới cung cấp nước thải tái sinh dùng cho sinh hoạt của dân chúng. Mỹ là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này với chương trình nước thải tái sinh cho cư dân QuËn Cam, Nam Califomia, được hoàn thành vào năm 1976. Với hệ thống cung cấp nước thải tái sinh Newater, Singapore sẽ giảm được sù phụ thuộc vào nguồn nước của Malaysia khi thoả thuận mua nước giữa hai quốc gia này kết thúc vào năm 2011.
Bên cạnh đó, năm 2000, Singapore đã khởi công xây dựng hệ thống thoát nước trị giá 7 tỷ Đô-la Singapore nhằm phát triển hệ thống vệ sinh của quốc đảo này. Hệ thống thoát nước bằng đường hầm ngầm này sẽ được xây dùng trong hai giai đoạn trong vòng 15 năm. Theo thiết kế, lượng chất thải sẽ được xử lý tại 2 cơ sở xử lý tập trung ở phía Đông và Tây Nam Singapore. Sau khi hoàn thành, hệ thống xử lý này sẽ giúp giải phóng mặt bằng từng là nơi lắp đặt hơn 100 trạm bơm cấp trung và các phương tiện xử lý chất thải trong cả nước, đồng thời giúp giảm giá vận hành, tiết kiệm được 5,2 tỷ Đô-la Singapore.
Với những quan tâm đó từ phía Chính phủ, trong năm 2005, Singapore đã khánh thành nhà máy lọc nước biển đầu tiên ở nước này, với tầm cỡ lớn nhất Châu Á. Với chi phí xây dựng 119 triệu USD, nhà máy này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp 1/10 lượng nước dùng trên đảo quốc, tức 30 triệu galông nước (1 galông = 3,8 lít Mỹ) mỗi ngày, bổ sung vào ba nguồn truyền thống là nước nhập, nước tái xử lý và nước từ kênh đào, sông... Nguyên tắc hoạt động của nhà máy này là lấy nước biển, cho qua hệ thống lọc và thẩm thấu hai lần muối và các khoáng chất khác, sau đó thêm vào nước một Ýt khoáng chất quan trọng như fluoride… cho nó có mùi vị giống nước máy bình thường. Ngoài mục tiêu cung cấp nước dùng, các kế hoạch tái xử lý nước còn nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng của Singapore và giúp các công ty về tái xử lý nước có kinh nghiệm để cạnh tranh trên trường quốc tế.
2. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người và con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp ngành khác nhau, định hướng cho hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với loài sinh vật khác Khoa häc m«i tr­êng – NXB Gi¸o Dôc – 2006
.
Môi trường xã hội từ đó bao hàm nhiều mặt hoạt động liên quan tới những vấn đề từ giáo dục, đào tạo, chính sách, hợp tác …của Chính phủ để nhằm tạo ra được một mối quan hệ tốt giữa con người và thiên nhiên. Mối quan hệ tốt đẹp và hài hòa Êy đem lại lợi Ých cho cả hai phía. Phía con người được giáo dục, tuyên truyền hợp lí, đúng mức sẽ đưa những hoạt động kinh tế của mình vào trong khuôn khổ bảo vệ và gìn giữ môi trường xung quanh, nhờ đó phía môi trường thiên nhiên sẽ có điều kiện tốt để phát triển và cung cấp trở lại cho con người tài nguyên quý giá cho việc tạo nên một môi trường sống tốt giúp tạo nên những con người khỏe mạnh về thể chất, giàu có về kiến thức (trí quyển) và chính đó là sức hấp dẫn của môi trường hấp dẫn đầu tư, một môi trường vô cùng quan trọng trong khía cạnh kinh tế của vấn đề.
Singapore sở dĩ được cộng đồng thế giới đánh giá cao về môi trường, vệ sinh là do công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được diễn ra bền bỉ, có hiệu quả đến tận từng người dân. Kết quả là nguồn không khí, nguồn nước và cây cối xanh tươi trên đất nước này hoàn toàn đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. Singapore còn nổi tiếng thế giới là một nước quản lý công cộng rất nghiêm. Singapore lấy cách giáo dục làm biện pháp hàng đầu để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
Những năm gần đây, Bộ Môi trường của Singapore liên tục triển khai những khoá học liên quan môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường. Những khoá học mà Bộ Môi trường đưa ra gồm: ngăn cấm việc vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng, chống sự sinh sôi phát triển của muỗi... cách thực hiện rộng rãi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là hợp tác chặt chẽ các cơ sở xã hội, động viên mọi tầng lớp xã hội tham gia các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Thí dụ, khi triển khai phong trào “Tuần xanh, sạch” Bộ Môi trường đã mời các tổ chức đoàn thể, trường học, tổ chức thanh niên và các tổ chức xã hội cùng tham gia và đóng góp ý kiến. Bộ Môi trường đã tổ chức phong trào “Tháng giữ gìn vệ sinh công cộng sạch sẽ” bằng các cuộc thi về quảng cáo, thiết kế vệ sinh công cộng; bình chọn khu vệ sinh công cộng sạch nhất và thiết lập đường dây nóng, lắng nghe ý kiến và sự phản ánh của nhân dân vào bất cứ lúc nào. Cách làm mang tính giáo dục này đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Cho nên ở Singapore việc vào khu vệ sinh công cộng không còn là hình thức “chịu tội” nữa mà là một kiểu “hưởng thụ”. Ví dụ, trong khu vệ sinh ở mỗi tầng của toà nhà “Thương mại Thế giới” đều được trang trí những tranh ảnh văn hoá khác nhau. Đó là những bức tranh treo tường từ thời cổ Ai Cập đến những bức hoạ về phong cảnh biển nổi tiếng để mọi người khi vào đây nh­ có cảm giác là mình nh­ đang ở viện bảo tàng hay phòng tranh.
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở Singapore thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á là nhờ sự tham gia tích cực những hoạt động giáo dục của Bộ Môi trường nước này. Bộ Môi trường Singapore thường tiến hành tổ chức triển lãm lưu động kéo dài 8 tháng trên khắp cả nước, nhằm giảng giải cho mọi người biết về con đường gây bệnh truyền nhiễm của bệnh sốt xuất huyết và phương pháp phòng, chống muỗi sinh sôi. Kết quả là mọi người tích cực tham gia diệt trừ ruồi, muỗi - mầm mống gây nên bệnh sốt xuất huyết và một s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status