Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây Cầu Đuống - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây Cầu Đuống



Đất sét được khai thác và vận chuyển về bãi chứa nguyên liệu bằng ôtô. lượng đất tập kết dự trữ đủ cho sản xuất từ 3-6 tháng liên tục, một mặt để dự phòng mưa úng không khai thác được, mặt khác để tạo điều kiện cho đất phong hoá, trong quá trình để phong hoá nếu đất quá khô thì phải nước để giữ ẩm cho đất. Trong thời gian phong hoá các hạt sét trương nở về thể tích, làm tăng tính dẻo và độ đồng nhất khi đưa vào sản xuất. Tuỳ theo từng loại sản phẩm sản xuất với yêu cầu độ rỗng và phẩm cấp khác nhau mà lựa chọn đất cho phù hợp hay pha trộn các loại với nhau tạo ra nguyên liệu tương ứng



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

XÃ HỘI CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ TUYNEL.
3.1. Lý do lựa chọn chỉ tiêu
Sau khi xác định được chi phí và lợi Ých của một dự án, cần phải lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá xem dự án có khả thi, có hiệu quả hay không để đi đến kết luận có nên đầu tư hay không? tuy nhiên mỗi chỉ tiêu đều có ưu nhược điểm riêng vì thế cần kết hợp các chỉ tiêu để có quyết định chính xác nhất cho một dự án.
3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá
- Giá trị hiện tại ròng ( NPV).
Giá trị hiện tại ròng là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hay là hiệu số hiện tại của các khoản tiền thu và các khoản tiền chi đầu tư khi được chiết khấu với lãi suất thích hợp.
Công thức tính:
NPV = ( Bt + EBt ) - C0 – ( Ct + ECt) +
Trong đó:
r: tỷ lệ chiết khấu.
n: Tuổi thọ dự án.
t: Thời gian tương ứng ( t = 0, 1, 2...n).
Bt: Lợi Ých năm t.
EBt: Lợi Ých khác mà dự án mang lại
Ct: Chi phí năm t.
C0 : Vốn đầu tư ban đầu
ECt: Chi phí thiệt hại mà dự án mang lại
SV: Giá trị còn lại
Nguyên tắc quyết định
Nếu NPV > 0 : Dự án được chấp nhận.
NPV < 0 : Dự án không được chấp nhận.
Ưu điểm:
Có tính đến giá trị theo thời gian của tiền
Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc chuyển đổi Bt, Ct, mức tỷ suất chiết khấu r.
Tính toán tương đối đơn giản hơn so với các chỉ tiêu hiệu quả khác.
Việc sử dụng chỉ tiêu NPV để lựa chọn phương án đầu tư thường cho kết luận đúng trong trường hợp ngân sách( nguồn vốn huy động) không bị hạn chế. Bởi vì phương án được chọn là phương án có NPV cao nhất ứng với mỗi tỷ suất chiết khấu cho trước. Song nếu chúng ta sử dụng chỉ tiêu hiệu quả khác nh­ chỉ tiêu IRR hay B/C để lựa chọn phương án thì đôi khi có kết luận không thoả đáng, chẳng hạn nh­ phương án có IRR hay B/C cao nhất nhưng chưa chắc đã có trị số NPV lớn nhất. Phương án có NPV lớn nhất nhưng chưa chắc đã có trị số IRR hay B/C là lớn nhất.
Nhược điểm:
Chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô lãi nhiều hay Ýt chứ không phản ánh được mức độ hiệu quả của dự án.
Chỉ tiêu này chỉ thực sự có ý nghĩa đối với các dự án có cùng quy mô và tuổi thọ.
Để tính được NPV cần xác định mức tỷ suất chiết khấu thích hợp vì chỉ tiêu này rất nhạy cảm với tỷ suất chiết khấu. Khi tỷ suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại.
Tỷ suất lợi Ých/ chi phí ( CBR)
Tỷ suất lợi Ých/ chi phí là tổng giá trị hiện tại của các lợi Ých so với tổng giá trị hiện tại của các chi phí.
Công thức
Nguyên tắc quyết định
Nếu CBR > 1: dự án có lãi và làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
CBR = 1: dự án hoà vốn.
CBR <1: dự án không khả thi về mặt tài chính.
Ưu điểm:
Có tính sự biến động của khoản thu, chi theo thời gian cho cả đời dự án.
Ngoài việc dùng để đánh giá dự án, B/C có thể được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ số lợi Ých/ chi phí cao hơn.
Nhược điểm:
Sử dụng tỷ số B/C trong việc so sánh lựa chọn phương án có thể dẫn tới sai lầm khi lựa chọn các phương án loại trừ nhau có qui mô khác nhau. Phương án có tỷ lệ B/C cao nhưng do qui mô nhỏ nên NPV của nó lại nhỏ hơn và phương án có tỷ số B/C thấp hơn song do qui mô lớn hơn nên có NPV cao hơn. Bởi vậy nếu lựa chọn phương án có tỷ số B/C cao đã bỏ qua cơ hội thu nguồn lợi lớn. Chính vì nhược điểm này nên trong so sánh lựa chọn các phương án loại trừ nhau có vốn đầu tư khác nhau theo các chỉ tiêu B/C đã sử dụng nguyên tắc so sánh theo giá đầu tư.
Việc so sánh theo tỷ số B/C nhưng thực chất vẫn ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV khi so sánh theo hiệu quả gia số đầu tư.
Tỷ số B/C rất nhạy cảm với cách hiểu khác nhau về lợi Ých và chi phí của dự án. Điều này có thể dẫn tới sai lầm khi so sánh, xếp hạng các dự án nếu không có sự thống nhất trong cách tính tỷ số lợi Ých - chi phí.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ( IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị NPV = 0, hệ số IRR có thể tính được trên cơ sở cân bằng giá trị hiện tại của dòng thu nhập và dòng chi phí của dự án.
Công thức:
IRR= r1+(r2- r1)
IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất nhà đầu tư có thể chấp nhận được để vay vốn thực hiện dự án mà không sợ bị thu lỗ. Lãi suất tiền vay càng nhỏ hơn IRR thì khả năng sinh lời của dự án càng cao.
Thời gian hoàn vốn (PB)
Thời gian hoàn vốn giản đơn là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu, được tính theo công thức sau:
Công thức
PB = C0/ CF1
Trong đó:
CF1: Chi phí tiết kiệm ròng năm đầu tiên.
Thơi gian hoàn vốn có tính chiết khâu. Đây là những dòng tiền đã được chiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích đã được chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu CF ≠...CFn ( CFi đã có tính chiết khấu) thì khi tính thời gian hoàn vốn sử dụng phương pháp cộng dồn, đến khi tổng các dòng tiền bằng số tiền đầu tư ban đầu. hay sử dụng phương pháp trừ dần cho đến khi vốn đầu tư phải thu hồi nhỏ hơn hay bằng 0.
Cùng một mức vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt vì thời gian hoàn vốn ngắn sẽ thu hồi lại vốn đầu tư nhanh và rủi ro thấp.
Tóm lại:
Với mỗi chỉ tiêu đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng vì thế phải kết hợp các chỉ tiêu để đánh giá chính xác một dự án
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA PHÂN XƯỞNG MAI LÂM- CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG HÀ NỘI
I.HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG
1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Đơn vị tiền thân của công ty được thành lập ngày 5 - 2 - 1959 với tên gọi là Xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống.
Ngày 22 - 12 -1992 theo quyết định số 3352/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội cho phép thành lập lại Xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống.
Ngày 20 - 01- 1995 theo quyết định số 130/QĐ- UB Xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống trực thuộc sở xây dựng Hà Nội.
Công ty VLXD Cầu Đuống là một doanh nghiệp nhà nước:Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sè 100692 ngày 04 tháng 03 năm 1995 của Uỷ ban kế hoạch Hà Nội. Và giấy phép hành nghề số 196 ngày 24 tháng 03 năm 1995 của sở xây dựng Hà Nội. Công ty kinh doanh các loại vật liệu xây dựng nung và các cấu kiện bê tông nhỏ, chuyển giao công nghệ sản xuất gạch và lò Tuynen...
1.2.Phạm vi và quy mô của công ty
Công ty VLXD Cầu Đuống trực thuộc sở xây dựng Hà Nội, công ty có hai khu vực sản xuất nằm trên địa bàn huyện Đông Anh và Gia Lâm, bao gồm xí nghiệp gốm xây dựng Mai Lâm và xí nghiệp gốm xây dựng Cầu Đuống. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 114,962 m2.
Ví trí xây dựng của công ty có nhiều ưu điểm trong sản xuất và kinh doanh
Công ty nằm gần nơi tập trung đầu mối giao thông cả đường bộ ( nằm sát quốc lộ 3 khoảng 250m), đường thuỷ( sát sông Đuống), đường sắt (ga Yên Viên).
Cách ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status