Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Hố Nai - Tỉnh Đồng Nai thành khu công nghiệp thân thiện môi trường - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Hố Nai - Tỉnh Đồng Nai thành khu công nghiệp thân thiện môi trường



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
1) Sự cần thiết của đề tài 2
2) Phương pháp nghiên cứu 3
3) Mục đích nghiên cứu 3
4) Nội dung nghiên cứu 3
5) Đối tượng nghiên cứu 4
6) Giới hạn của đề tài 4
7) Ý nghĩa của đề tài 4
 
 
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1 Định nghĩa KCN TTMT 5
1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT 5
1.3 Các tiêu chí của mô hình KCN TTMT 7
1.4 Phương pháp đánh giá KCN TTMT 13
1.4.1 Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT 13
1.4.2 Phương pháp ma trận môi trường 17
1.5 Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT 19
 
 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC KCN Ở ĐN
2.1 Vài nét về tỉnh Đồng Nai 22
2.1.1 Vị trí địa lý 22
2.1.2 Điều kiện tự nhiên- khí hậu 23
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 23
2.1.4 Hệ thống giao thông 27
2.1.5 Tình hình kinh tế 28
2.1.6 Tình hình văn hóa – xã hội 29
2.2 Tổng quan về các khu công nghiệp ở Đồng Nai 30
2.2.1 Hiện trạng môi trường của các KCN Đồng Nai 30
2.2.2 Tình hình quy hoạch và phát triển các KCN ở ĐN đến năm 2010 33
 
 
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KCN HỐ NAI – ĐỒNG NAI
3.1 Thông tin về nhà đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Hố Nai 36
3.2 Thông tin chung về KCN Hố Nai 36
3.2.1 Vị trí địa lý 37
3.2.2 Vị trí KCN Hố Nai trong bản đồ các KCN Đồng Nai 38
3.2.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng KCN Hố Nai 39
3.2.4 Phương án phát triển không gian KCN Hố Nai 40
3.3 Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Hố Nai 43
3.3.1 Các loại hình sản xuất 43
3.3.2 Các sản phẩm chính 43
3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Hố Nai 44
3.4.1 Nước thải 44
3.4.2 Khí thải 46
3.4.3 Chất thải rắn 47
3.4.4 Tiếng ồn và chấn động rung 49
3.4.5 Sự cố cháy nổ 49
3.5 Tình hình thực hiện công tác quản lý môi trường KCN 49
3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN 49
3.5.2 Hệ thống quản lý môi trường chức năng 51
3.5.3 Công tác lập và thẩm định báo cáo ĐTM/bản ĐKTCMT 51
3.5.4 Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM 51
3.6 Những vấn đề chính mà KCN Hố Nai cần giải quyết trong tương lai 53
3.6.1 Ô nhiễm nước mặt 53
3.6.2 Ô nhiễm không khí, ồn, rung 54
3.6.3 Quản lý CTR công nghiệp, đặc biệt CTRNH 54
3.6.4 Hệ thống quản lý môi trường KCN 54
3.6.5 Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH 54
3.6.6 Chuyển đổi mô hình tổ chức xây dựng KCN 55
 
 
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MƠ HÌNH KCN TTMT CHO KCN HỐ NAI
4.1 Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Hố Nai 56
4.2 Xác định các mô hình KCN TTMT chính có thể áp dụng cho KCN Hố Nai 69
4.3.1 Mô hình KCN TTMT đơn cấp (FEIP low) 69
4.3.2 Mô hình KCN TTMT xanh – sạch – đẹp (FEIP high) 69
4.3.3 Mô hình KCN TTMT hỗn hợp nửa sinh thái (EIP low) 69
4.3.4 Mô hình KCN TTMT sinh thái (EIP high) 70
4.3 Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Hố Nai thành KCN TTMT 71
4.4 Các đặc tính và tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Hố Nai 73
4.4.1 Đặc tính của mô hình KCN TTMT Hố Nai 73
4.4.2 Tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Hố Nai 74
4.5 Mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Hố Nai 78
4.5.1 Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT KCN TTMT Hố Nai 78
4.5.2 Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát 80
4.6 Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT 86
4.6.1 Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Hố Nai 86
4.6.2 Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Hố Nai 88
4.7 Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Hố Nai 88
4.7.1 Bước khởi đầu 88
4.7.2 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc trung bình 90
4.7.3 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc đơn cấp 91
4.7.4 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc xanh – sạch – đẹp 92
4.7.5 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Hố Nai bậc hỗn hợp nửa sinh thái và sinh thái 95
4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện mô hình KCN TTMT Hố Nai 96
4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN 96
4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN 98
4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng 98
4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Hố Nai 99
4.9 Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Hố Nai 100
4.10 Lợi ích của việc xây dựng KCN Hố Nai thành KCN TTMT 101
4.10.1 Lợi ích kỹ thuật 101
4.10.2 Lợi ích kinh tế - xã hội 101
4.10.3 Lợi ích môi trường 102
 
 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 103
5.2 Kiến nghị 103
 
PHỤ LỤC
A. BẢNG 2.3 - VÀI THÔNG TIN VỀ CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI i
B. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KCN HỐ NAI - ĐỒNG NAI ix
B-1. Hệ thống giao thông nội bộ của KCN Hố Nai ix
B-2. Phân bố cây xanh trong KCN Hố Nai ix
B-3. Hiện trạng môi trường nước mặt trong KCN Hố Nai x
B-4. Một phần đường trục chính chưa hoàn thành x
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ới KCN Hố Nai.
Vị trí địa lý
Tọa độ: KCN Hố Nai có tọa độ địa lý 106056’ độ kinh Đông và 10043’ độ vĩ Bắc.
Ranh giới: đất đai KCN phần lớn nằm trên địa bàn xã Bắc Sơn, xã Hố Nai, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Phía Bắc: tuyến đường sắt Bắc Nam, đoạn giữa thành phố Biên Hòa và thị trấn Trảng Bom.
Phía Đông: tuyến đường bao liên xã chạy qua huyện Long Thành.
Phía Tây: giáp khu quân sự.
Phía Nam: giáp đường điện cao thế.
Vị trí: nằm ở trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 12km về hướng Bắc theo Quốc lộ 1. Cách trung tâm TP.HCM 37km theo đường chim bay.
KCN nằm ở vị trí đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Về đường bộ: cách Quốc lộ 1 hiện hữu 800m.
Về đường thủy: cách cảng hiện hữu Bến Nghé, Tân Cảng khoảng 25km theo đường chim bay.
Về đường sắt: tuyến đường sắt nối đường sắt Thống Nhất tại Ngã ba Vũng Tàu (Biên Hòa).
Về đường hàng không: cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 35km (trong Quy hoạch thổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã xác định sân bay Quốc tế mới vào năm 2010 cho khu vực phía Nam sẽ đặt tại Long Thành, cách KCN Hố Nai khoảng 10km: đây là một khoảng cách lý tưởng về liên hệ hàng không đối với KCN).
Vị trí KCN Hố Nai trong bản đồ các KCN Đồng Nai
Hình 3.1 : Vị trí KCN Hố Nai
Sơ đồ bố trí mặt bằng KCN Hố Nai
Hình 3.2 : Bản đồ mặt bằng KCN Hố Nai
Phương án phát triển không gian KCN Hố Nai
Quy hoạch sử dụng đất
Giai đoạn 1
Bảng 3.1: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1
STT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp
Đất dự kiến làm kho
Đất xây dựng dịch vụ, điều hành, cải tạo
Đất xây dựng công trình đầu mối kỹ thuật
Đất cây xanh có tổ chức
Đất cây xanh, suối lạch không xây dựng
Đất cách ly đường điện
Đất giao thông
128.3
7.3
1.3
3.5
16.5
14
-
20.1
67.2
3.8
0.7
1.8
8.6
7.3
0.0
10.5
Tổng cộng
191
100%
(Nguồn: ĐTM dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hố Nai giai đoạn 1)
Bảng diện tích đất trên chưa tính tới 47ha đất cho việc xây dựng nhà ở kiểu làng công nhân và khu vực ở tại phía Nam, xung quanh khu vực chùa hiện nay là đất chùa còn trống không trồng trọt được. Việc bố trí khu dân cư vừa phù hợp với nhu cầu giải quyết nhà ở trong KCN, phù hợp với việc sử dụng đất hợp lý và không ảnh hưởng đến môi trường KCN.
Giai đoạn 2
Bảng 3.2: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2
STT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
I
Khu công nghiệp
270,94
100
1
Đất XD công nghiệp
150,60
55,58
2
Đất XD kho hàng
28,42
10,49
3
Đất Khu điều hành, dịch vụ
6,82
2,52
4
Đất công trình đầu mối
2,00
0,74
5
Đất cây xanh mặt nước
43,52
16,06
6
Đất giao thông
39,58
14,61
II
Khu dân cư
43,06
100
Tổng cộng
314,00
100
(Nguồn: ĐTM dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hố Nai giai đoạn 2)
Ghi chú:
Tỷ lệ đất công trình đầu mối thấp do sử dụng chung với giai đoạn 1 như trạm cấp điện, cấp nước.
Chưa tính 12,96 ha đất cây xanh hành lang cách ly đường điện cao thế nằm giữa phần đất giai đoạn I và giai đoạn II.
Phân khu chức năng khu công nghiệp [5]
Khu vực xây dựng các xí nghiệp công nghiệp
Tận dụng tối đa đất để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp để nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo hiệu quả kinh tế cao.
Khu kho bãi
Có diện tích là: 28,42ha, nằm gần trục đường chính và trục giao thông đối ngoại, giữa KCN, thuận lợi cho việc giao dịch, cũng như sử dụng cho cả hai giai đoạn.
Khu trung tâm điều hành – dịch vụ
Khu điều hành và dịch vụ gồm hai khu vực:
+ Khu phía Nam trục đường chính ngang giáp trục giao đối ngoại phía Đông KCN, diện tích 5,89ha bố trí văn phòng điều hành, quản lý, giao dịch, công an, hải quan, thuế, BVMT, hội trường câu lạc bộ, nhà ăn…và khu văn phòng cho thuê…
+ Khu phía Bắc trục đường chính ngang, diện tích 0,93 ha tổ chức nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, trạm PCCC, bảo vệ, bến xe ô tô, trạm xăng, sửa chữa xe...
Tổ chức cây xanh
Tổng diện tích cây xanh, mặt nước là 43,52 ha chiếm tỷ lệ 16% diện tích giai đoạn II. Sử dụng phần đất trũng thấp dọc 2 bên suối sẽ là nơi tổ chức cây xanh – mặt nước rất lý tưởng cho KCN, vừa đảm bảo thóat nước mưa vừa tạo môi trường và cảnh quan đẹp.
Yêu cầu cây xanh trong từng nhà máy xí nghiệp tối thiểu không nhỏ hơn 20% tổng diện tích khuôn viên nhà máy.
Cây xanh cách ly với khu dân cư bảo đảm khoảng cách theo tiêu chuẩn 50m.
Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
- Nhà máy nước: Mở rộng thêm khoảng 0,5ha – cạnh vị trí nhà máy nước giai đoạn 1 đang hoạt động.
- Khu xử lý nước thải: có diện tích 2 ha bố trí ở phía Nam cuối KCN trên trục dọc chính.
- Trạm điện: Nâng công suất của trạm giai đoạn 1.
Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Hố Nai
Các loại hình sản xuất
KCN Hố Nai mang tính chất là KCN đa ngành với các loại hình công nghiệp dự kiến (theo ĐTM đã được duyệt) đa dạng như sau:
a. Công nghiệp nhẹ gồm: + May mặc
+ Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử.
+ Các loại hình công nghiệp nhẹ khác.
b. Công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô.
c. Công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm.
d. Công nghiệp sx vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất.
e. Công nghiệp chế biến gỗ.
f. Công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc.
Các sản phẩm chính
Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Hố Nai rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Các sản phẩm gồm: linh kiện xe máy, ô tô (ống xả xe, khung xe, đồ nhựa, giảm xóc, yên xe, đèn xe, dây điện xe, còi xe, ốc vít…),vỏ ruột xe ôtô, xe máy, linh kiện điện, điện tử, quần áo may mặc sẵn, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ xuất khẩu, xi mạ, sơn sản phẩm kim loại, sản phẩm điện công nghiệp, động cơ điện, mô tơ điện, găng tay, nhựa đường, bao bì nhựa, bảng mạch điện tử, lò xo, dây điện các loại, dây ăngten…
Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Hố Nai [14]
Nước thải
Hiện tại, tổng lượng nước cấp cho toàn KCN Hố Nai là 4.000m3/ngày/đêm. Trong đó ước tính tổng lượng nước thải ra nguồn tiếp nhận suối Nhỏ 4.000m3 x 80% = 3.200m3
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại KCN Hố Nai phát sinh từ việc rửa tay chân, tắm giặt, vệ sinh, ăn uống. Lượng nước thải này tập trung chủ yếu từ các nhà máy có số lượng công nhân đông như: các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch điện tử, công ty may…
Tổng lượng nước thải sinh hoạt của KCN Hố Nai thải ra nguồn tiếp nhận Suối Nhỏ với lưu lượng là 756m3/ngày. Được tính như sau:
+ Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20 TCN-33-85 của Bộ Xây Dựng là 25lít/người/ca làm việc.
+ Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn của công nhân được tính theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87 là 25lít/người/bữa ăn.
* Lượng nước thải sinh hoạt = 15.124 người x 50 lít/người = 756m3
Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lững (SS)...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status