Thiết kế Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Thiết kế Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa Hà Nội



Việc bố trí mặt bằng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình.
Trước khi thi công mặt bằng cần được dọn sạch, phát quang, phá vỡ các chướng ngại vật, san phẳng.
Xác định hướng di chuyển của thiết bị ép cọc trên mặt bằng và hướng di chuyển máy ép hợp lý trong mỗi đài cọc.
Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công.
Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a – Thi công ép cọc
I. Đặc điểm công trình đang thi công:
1. Vị trí xây dựng của công trình:
Công trình được thiết kế là Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa Hà Nội. Công trình được xây dựng với quy mô lớn, có tính chất và tầm cỡ Quốc gia nhằm phục vụ cho SEAGAMES 2003 tại Việt Nam cũng như tổ chức các cuộc thi đấu trong nước & Quốc tế sau SEAGAMES 2003.
Công trình thiết kế nằm trong 1 khu được quy hoạch làm khu thể thao với diện tích mặt bằng toàn công trình vào khoảng 7200m2. Khu này có mặt bằng rộng rãi, bằng phẳng, có khả năng thoát nước rất tốt. Xung quanh công trình là các khu làm việc, nhà dân và tuyến giao thông công cộng. Cổng chính của công trình mở ra phố Liễu Giai, cổng phụ quay ra đường Đốc Ngữ thuộc Quận Ba Đình - Hà Nội. Mặt chính của công trình quay ra hướng Đông - Đông Nam, tạo điều kiện thông gió và chiếu sáng tự nhiên thuận lợi.
2. Đặc điểm của công trình:
Về tổng thể, toàn bộ kết cấu công trình được chia thành từng phần riêng biệt phân cách nhau bằng các khe lún. Lý do là mặt bằng công trình được phân chia rõ rệt bởi các khu có độ cao và chức năng khác nhau do đó tải trọng truyền xuống chân cột và móng ở các khu vực là khác nhau và chênh nhau nhiều. Như vậy công trình được tách làm 9 phần bao gồm:
4 lõi cứng bố trí ở 4 góc để bố trí cầu thang và đỡ dàn mái công trình.
4 khu khán đài với sức chứa 5000 chỗ. Bước của khung khán đài là 7m và 7,5m. Riêng đối với khung khán đài trục 7 - 8 có bước khung là 9m.
Khu sàn thi đấu tách rời với bước cột là 7m và 7,5m.
Theo kết quả tính toán ở phần nền và móng thì công trình được thiết kế móng cọc đài thấp. Đài cọc cao 1,0m đặt trên lớp bêtông bảo vệ mác M100 dày 0,1m. Đáy đài đặt tại cos -2,5m; vị trí này cách cos thiên nhiên một đoạn 1,3m. Đầu cọc khi chưa bị phá (để liên kết cốt thép với đài cọc) nằm ở cos - 1,0m so với cos thiên nhiên.
Cọc được thi công theo công nghệ ép cọc. Cọc ép dùng trong công trình là cọc bêtông cốt thép tiết diện 25´25cm dài 12m gồm hai đoạn cọc C1 và C2 mỗi đoạn dài 6m. Trong đó đoạn cọc C1 có mũi còn đoạn cọc C2 thì hai đầu bằng. Bêtông làm cọc mác M300, cốt thép dọc trong cọc 4f16 thép AII. Cọc được sản xuất tại nhà máy đúng kích thước và vật liệu, mác bê tông, cường độ thép, tải trọng thiết kế và qui phạm hiện hành.
Cọc được vận chuyển đến công trường bằng xe cơ giới và sắp xếp tại bãi chứa cọc của công trình cũng như các vị trí đóng cọc ban đầu .
II. Kỹ thuật thi công ép cọc:
1. ưu và nhược điểm của cọc ép:
ưu điểm: Điểm nổi bật của cọc ép là thi công êm, không gây trấn động đối với công trình xung quanh, thích hợp cho việc thi công trong thành phố. Có độ tin cậy, tính kiểm tra cao, chất lượng của từng đoạn cọc được thử dưới lực ép, xác định được lực dừng ép .
Nhược điểm: bị hạn chế về kích thước và sức chịu tải của cọc. Trong một số trường hợp khi đất nền tốt thì rất khó ép cọc qua để đưa tới độ sâu thiết kế .
2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn cọc ép:
- Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả hai bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành.
- Vành thép nối phải phẳng, không được vênh, nếu vênh thì độ vênh của vành nối nhỏ hơn 1%.
- Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng, không có ba via.
- Trục cọc phải thẳng góc và đi qua tâm tiết diện cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các thép vành thép nối phải trùng nhau. Cho phép mặt phẳng bê tông đầu cọc song song và nhô cao hơn mặt phẳng vành thép nối Ê 1mm.
- Chiều dày của vành thép nối phải ³ 4mm.
- Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.
- Bề mặt bê tông ở hai đầu đoạn cọc phải tiếp xúc khít. Trường hợp tiếp xúc không khít thì phải có biện pháp chèn chặt.
- Khi hàn cọc phải sử dụng phương pháp “hàn leo” (hàn từ dưới lên) đối với các đường hàn đứng.
- Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế.
- Đường hàn nối các đoạn cọc phải có trên cả bốn mặt của cọc. Trên mỗi mặt cọc đường hàn không nhỏ hơn 10cm.
3. Lưa chọn giải pháp thi công cọc:
Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép. Trong đó có hai phương án ép phổ biến:
Nếu ép cọc xong mới xây dựng đài cọc và kết cấu bên trên gọi là phương pháp ép trước.
Nếu xây đài trước để sẵn các lỗ chờ sau đó ép cọc qua lỗ chờ này gọi là phương pháp ép sau. Phương pháp ép sau áp dụng trong công tác cải tạo, xây chen trong điều kiện mặt bằng xây dựng chật hẹp.
Trong điều kiện công trình của đồ án này với công trình xây dựng được tiến hành từ đầu nên ta sử dụng phương pháp ép trước.
Đối với phương án ép trước ta có hai biện pháp thi công sau:
Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc. Sau đó đặt máy móc, thiết bị ép xuống đáy hố móng và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết.
- ưu điểm: Đào hố móng thuận lợi không bị cản trở bởi các đầu cọc. Không phải ép âm.
- Nhược điểm: Việc di chuyển máy, thiết bị thi công dưới hố đào gặp nhiều khó khăn. ở những nơi có mạch nước ngầm cao, việc đào hố móng trước, rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được. Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng. Với mặt bằng không rộng rãi, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn lớn, đôi khi không thực hiện được.
Tiến hành san mặt bằng cho phẳng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển cọc. Sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu thiết kế. Như vậy để đạt được cao trình đỉnh cọc thiết kế cần ép âm. Ta phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hay BTCT để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong tiến hành đào đất hố móng để thi công đài cọc, hệ giằng.
- Ưu điểm: Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa. Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm. Dễ dàng di chuyển máy, tốc độ thi công nhanh.
- Nhược điểm: Do phải dùng thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm, có nhiều khó khăn khi ép đoạn cọc cuối cùng xuống đến chiều sâu thiết kế, tăng số mét dài cọc ép. Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, khó cơ giới hoá.
Kết luận:
Căn cứ vào ưu điểm, nhược điểm của hai biện pháp trên. Căn cứ vào mặt bằng công trình thì ta chọn biện pháp ép âm để thi công ép cọc.
Trình tự thi công: Hạ từng đoạn cọc vào trong đất bằng thiết bị ép cọc. Các đoạn cọc được nối và với nhau bằng phương pháp hàn. Sau khi hạ đoạn cọc cuối cùng vào trong đất phải đảm bảo cho mũi cọc ở độ sâu thiết kế (đoạn cọc này được hạ vào đất để đưa mũi cọc xuống cos thiết kế bằng cọc dẫn).
3. Lưa chọn máy móc thiết bị thi công ép cọc:
3.1. Tính toán chọn máy ép cọc;
3.1.1. Các yêu cầu kỹ thuật của máy ép cọc:
Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất Pe max yêu cầu theo qui định của thiết kế.
Lực nén của kích phải đảm bảo t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status