Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trước những năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế
hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp và đã dẫn đến hậu quả là nước ta lâm
vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Một trong những biểu hiện đó
là thành phần kinh tế Nhà nước với số lượng lớn các doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) hoạt động bế tắc, không hiệu quả, không giữ được vai trò chủ
đạo của mình trong nền kinh tế.
Từ sau năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới
nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nâng cao tính hiệu
quả của nền kinh tế. Mà trong đó khâu đột phá để đổi mới nền kinh tế đất
nước là xắp xếp và đổi mới quản lý DNNN. Một trong những giải pháp có
tính chiến lược để giải quyết vấn đề này là tiến hành cổ phần hoá (CPH) một
số DNNN nhằm đa dạng hoá sở hữu, tạo điều kiện cho người góp vốn và
người lao động trong doanh nghiệp CPH làm chủ thực sự, tạo động lực nâng
cao tính hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp và giải quyết thoả đáng
mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Chủ trương CPH DNNN đã được tiến hành từ đầu những năm 1990
và đang là một vấn đề có tính chất thời sự và nóng hổi của nền kinh tế nói
riêng và cả xã hội hiện nay.
Với tư cách là một sinh viên kinh tế - cán bộ kinh tế trong tương lai,
qua đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là
một cơ hội để em nghiên cứu sâu một chính sách kinh tế quan trọng của Nhà
nước, qua đó có những kiến thức thực tế và kết hợp với kiến thức còn hạn
hẹp của mình để đề xuất một số giải pháp cho tiến trình CPH DNNN ở nước
ta hiện nay.



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing

xem thêm
Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status