Thử nghiệm sinh ống mầm và thử nghiệm dalmau trong định danh candida albicans và candida non– albicans (2007) - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae

TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định hiệu quả của thử nghiệm sinh ống mầm (TNSOM) và
thử nghiệm Dalmau (sinh bào tử bao dày) trong định danh Candida
albicans và Candida non-albicans.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên
323 chủng Candida spp. lưu trữ tại bộ môn Ký Sinh Trùng – Vi Nấm Học, Đại
Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM. Khả năng sinh ống mầm trong
huyết thanh gộp của người và sinh bào tử bao dày trên môi trường khoai tây-cà
rốt-Tween 80 được so sánh với kết quả định danh C. albicans và C. non
albicans bằng môi trường CHROMagar (tiêu chuẩn vàng) để tính độ nhạy, độ
đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm với phần mềm STATA 8.0.
Kết quả: C. albicans chiếm ưu thế hơn C. non-albicans trong toàn bộ mẫu
khảo sát (70,61% so với 29,39%) cũng như theo vị trí phân lập (63,56% ở
âm đạo và 91,84% ở miệng). Độ nhạy và giá trị tiên đoán âm của thử nghiệm SOM (99,57% và 98,75%) cao hơn Dalmau (58,80% và 49,44%)
một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,001); độ đặc hiệu tuy thấp hơn (87,78%
so với 93,33%) nhưng không có ý nghĩa thống kê ( p = 0,27 ).
Kết luận: C. albicans là tác nhân chủ yếu trong số các chủng thu thập được
từ bệnh nhân. Thử nghiệm sinh ống mầm trong môi trường huyết thanh gộp
của người có thể được sử dụng để phân biệt C. albicans và C. non-albicans
trong tình hình thực tế tại Việt Nam.
ABSTRACT
Objective: to determine the efficacy of serum test (ST) and Dalmau test for
identification of C. albicans and C. non-albicans.
Study design: A cross-sectional study was conducted with 323 Candida
spp. samples stored at Department of Parasitology - Mycology, Phạm Ngọc
Thạch University of Medecine, HCM city. Candida spp. samples were
identified by using gold standard test as CHROMagar coincidentally with
the serum test and Dalmau’s test. The sensitivity, the specificity, positive
predictive value and negative predictive value were calculated.
Results: C. albicans was the dominant compared to C. non-albicans in all
samples (70.61% vs 29.39%, respectively), as well as in vaginal samples
(63.56%) and oral samples (91.84%). Serum test had higher sensitivity
(99.57%), negative predictive value (98.75%) than Dalmau’s test. No
statistics difference in specificity of these two diagnostic test.
Conclusion: C. albicans was the most common species were isolated in this
study. Serum test can be used as a method in identification of C. albicans
and C. non-albicans in Viet nam.

o7O45tqAOD5Cab7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status