Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tầy giun bằng thuốc Albendazol - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tầy giun bằng thuốc Albendazol



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .
Lời Thank .
Các chữ viết tắt .
Đặt vấn đề . 1
Chương 1 - Tổng quan . 3
1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc . 3
1.1.1. Giun đũa . 3
1.1.2. Giun tóc . . .4
1.1.3. Giun móc . 5
1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em . 5
1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ . 6
1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ . 8
1.4.1. Trên thế giới . 8
1.4.2. Ở Việt Nam . 10
1.5. Điều trị bệnh GTQĐ.12
1.5.1. Nguyên tắc. 12
1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ . 12
1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ . 16
1.7. Một số đặc điểm của 2 trường mầm non nghiên cứu . 18
Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu . 20
2.3. Thời gian nghiên cứu . 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu . 20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu . 21
2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ . 22
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu . 24
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu . 25
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu . 26
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun . 26
3.2. Kết quả tẩy giun . 33
3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan. 38
Chương 4 - Bàn luận . 41
Kết luận . 50
Kiến nghị . 52
Tài liệu tham khảo . 53
Phụ lục .



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t trong các dẫn xuất của Benzimidazol. Năm 1979 thuốc
được giới thiệu với một loạt phổ rộng đối với điều trị các loại giun sán. Thuốc
được sử dụng qua đường uống và qua thử nghiệm lâm sàng để điều trị các loại
giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn ngoài ra còn tác dụng trên cả
kén và nang sán, gần đây được khuyến cáo để điều trị giun chỉ [35].
- Áp dụng lâm sàng
+ Chỉ định và liều dùng:
. Điều trị các loại giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun kim.
. Đối với người lớn và trẻ em liều duy nhất 400mg cho các loại giun trên
trừ giun lươn.
. Điều trị giun lươn và các loại giun trên nếu nhiễm nặng dùng liều
400mg/ngày x 3 ngày.
. Điều trị sán lá gan nhỏ và sán dây trưởng thành liều 400mg/ngày x 3 ngày.
. Điều trị với kén sán và các tổ chức như ở dưới da, thần kinh..., nang sán
dự phòng trước khi phẫu thuật cắt bỏ kén liều 10mg/kg/ngày x 28 ngày liên
tục, lặp lại 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần.
. Cách dùng: Nhai viên thuốc và kèm ít nước, uống sau ăn, không phải ăn
kiêng và không phải uống thuốc tẩy kèm.
+ Chống chỉ định:
. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
. Theo WHO và UNICEF (2008) [31], không dùng cho trẻ dưới 12 tháng.
. Dị ứng với thuốc.
. Bệnh nhân xơ gan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
. Trẻ mới được tẩy giun trong vòng 6 tháng qua.
- Độc tính và tác dụng phụ:
+ Độc tính cấp đối với chuột cống là > 10.000mg/kg, chuột nhắt
3.000mg/kg, thỏ 500mg/kg và với lợn > 900mg/kg.
+ Độc tính bán cấp và mạn tính với liều 30mg/kg ở chuột, 10mg/kg ở chó
liên tục trong 90 ngày không thấy có thay đổi hoạt động và sinh lý của con vật.
+ Tác dụng gây quái thai : trên cừu là 11mg/kg, trên bò là 25mg/kg, trên
thỏ là 30mg/kg, trên chuột là 10mg/kg, còn trên người thì chưa rõ.
+ Tác dụng phụ ít, nhẹ và thoáng qua như rối loạn thượng vị, tiêu chảy,
đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
- Chế phẩm
+ Dạng thuốc viên nén hàm lượng 200mg hay 400mg.
+ Dạng dung dịch treo100mg/5ml
1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ
Chương trình phòng chống bệnh giun truyền qua đất đã được đề ra từ
những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Ở các nước phát triển bệnh GTQĐ
hầu như đã được thanh toán. Chương trình phòng chống bệnh giun truyền qua
đất của tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo [49]:
- Điều trị hàng loạt có tác dụng làm giảm nhanh tỷ lệ và cường độ nhiễm
GTQĐ, nhưng nếu không kết hợp với các biện pháp khác thì rất dễ tái nhiễm.
- Vệ sinh môi trường đơn thuần sẽ khống chế được GTQĐ nhưng kết quả
rất chậm.
- cần phối hợp các biện pháp trong phòng chống GTQĐ: vệ sinh,
môi trường, điều trị hàng loạt, giáo dục sức khoẻ.
* Điều trị giun
Điều trị giun nhằm mục đích diệt giun trưởng thành từ nguồn bệnh, cần
thực hiện bằng thuốc đặc trị hay thuốc có phổ rộng với nhiều loại giun. Tuỳ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
theo cường độ và tỷ lệ nhiễm của cộng đồng, điều kiện kinh phí, thuốc men ...
ta lựa chọn điều trị chọn lọc, điều trị chiến lược hay điều trị hàng loạt. Tại
Nhật Bản khi kết hợp phát hiện nhiễm giun sớm, tẩy giun hàng loạt và giáo
dục sức khoẻ cộng đồng, cải thiện vệ sinh chung, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm
từ 60% - 70% (năm 1949) xuống 0,05% (1982), tỷ lệ nhiễm giun móc 23,2%
(1942) xuống 0,01% (1984). Hadijaja P. (1998) [36] cho thấy 2 năm sau tẩy
giun tỷ lệ nhiễm giảm từ 58,4% xuống 40,6%. Theo Mascie - Taylor (1999)
[40] tẩy giun hàng loạt có hiệu quả tốt trong phòng bệnh giun. Nguyễn Duy
Toàn (1999) [28] thấy tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm
21,9%, giun tóc giảm 58,6%, giun móc giảm 69,7%, cường độ nhiễm các loại
giun cũng giảm rõ rệt. Nguyễn Võ Hinh (1997) [8] thấy tẩy giun hàng loạt cho
trẻ em bằng mebendazol tỷ lệ sạch trứng giun đũa 91,9%, giun tóc 71,2%, giun
móc 62,1%. Theo Lê Bách Quang (1998) [21] sau 2 năm điều trị cho trẻ em, tỷ
lệ nhiễm giun đũa từ 93,6% còn 13,3%, giun tóc 47,7% còn 16,7%. Lê Thị
Tuyết (2000) [29] cho thấy sau điều trị chọn lọc, tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 95,6%
còn 70,2%, giun tóc 79,5% còn 67,1%, giun móc 12,2% còn 2,7%. Các tác giả
cho thấy khi điều trị GTQĐ, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm nhanh, nhưng nếu
không kết hợp với các biện pháp khác thì tỷ lệ tái nhiễm cũng rất cao.
* Vệ sinh môi trường
Từ những năm 60, cả nước ta đã có phong trào “ba sạch, ba diệt”, việc
xây dựng những công trình vệ sinh an toàn đã góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh
giun sán và bệnh đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, hố xí hai ngăn là loại hố xí phù hợp nhất với vùng nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hố xí dội thấm nước tuy cũng diệt được mầm bệnh
GTQĐ, nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
* Giáo dục sức khoẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Giáo dục sức khoẻ có vai trò quan trọng trong phòng chống bênh GTQĐ.
Giáo dục sức khoẻ nhằm tăng cường lối sống vệ sinh, lành mạnh, nâng cao
kiến thức vệ sinh phòng bệnh của người dân. Mascie - Taylor (1999) [40]
thấy giáo dục sức khoẻ (cải thiện vệ sinh cá nhân, đi dép, rửa tay, dùng hố xí
sạch) là biện pháp phòng bệnh GTQĐ hiệu quả và ít tốn kém nhất. Nghiên
cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh và CS (1998) [12] cho thấy thực hiện tăng
cường giáo dục kiến thức phòng bệnh giun sán cho học sinh tiểu học đã làm
giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm GTQĐ. Tuy nhiên, để giáo dục sức khoẻ đạt hiệu
quả, đòi hỏi phải có sự lồng ghép và liên kết nhiều chương trình y tế với sự
tham gia của cộng đồng, trường học, các đoàn thể xã hội và các chuyên gia
truyền thông. Chỉ có các biện pháp vệ sinh môi trường mới đảm bảo tính an
toàn và hiệu quả lâu dài của chương trình phòng chống GTQĐ.
1.7. Một số đặc điểm của 2 trƣờng mầm non nghiên cứu
Trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái
Nguyên nằm trên địa bàn phường Quan Triều Thành phố Thái Nguyên.
Trường gồm 5 lớp, số cán bộ giáo viên là 19, tổng số học sinh 165. Học sinh
chủ yếu là con em cán bộ công tác tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
Hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi về sự phát
triển cân nặng, chiều cao, tiếp cận chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…nhưng từ trước đến nay nhà trường
chưa từng thực hiện chương trình chăm sóc, phòng bệnh giun sán.
Trường mầm non Hoá Thượng nằm trên địa bàn xã Hoá Thượng, Huyện
Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên. Trường gồm 5 lớp, số cán bộ giáo viên là
16, tổng số học sinh 155. Gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp. Cũng
như trường mầm non Hoàng Văn Thụ hàng năm nhà trường tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ, theo dõi về sự phát triển cân nặng, chiều cao, tiếp cận chương
trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhưng từ trước đến nay nhà trường cũng chưa từng thực hiện chương trình
chăm sóc, phòng bệnh giun sán cho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status