Khảo sát việc sử dụng hệ thống thủy lực của máy ủi D60, sửa chữa và phục hồi xi lanh lực nâng hạ ben của máy ủi KOMASU của Nhật và thiết kế giá thử cho hệ thống thủy lực - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NỘI DUNG
Phần I: Giới thiệu chung về hệ thống thuỷ lực trong máy xây dựng I. Khái quát về truyền động thủy lực thể tích
1. Các loại truyền động
2. Truyền động thủy lực thể tích và yêu cầu về chất lỏng
II. Hệ thống điều khiển thủy lực trong máy xây dựng
1.Khái niệm chung về hệ thống điều khiển
2. Hệ thống điều khiển thủy lực trong máy xây dựng
III. Hệ thống thủy lực của máy ủi D60
1. Đặc tính kỹ thuật của máy ủi D60
2. Hệ thống thủy lực của máy ủi D60
IV. Khảo sát việc sử dụng hệ thống thuỷ lực
1. Sửa chữa bơm bánh răng
2. sửa chữa van phân phối
3. Sửa chữa xi lanh lực
Phần II: Công nghệ sửa chữa xi lanh
I. Rửa ngoài, tháo máy, rửa chi tiết
II. Đặc tính kỹ thuật của xi lanh
III. Kiểm tra xi lanh trước khi sửa chữa
IV. Doa xi lanh
Phần III: Công nghệ chế tạo piston
I. Bản vẽ chi tiết và đặc tính kỹ thuật
II. Phân tích chức năng làm việc của piston
III. Tính công nghệ trong kết cấu của piston
IV. Quy trình công nghệ gia công piston
1. Dạng sản xuất
2. Phân tích chuẩn và chọn chuẩn
3.Thiết lập quy trình công nghệ
4. Thiết kế nguyên công
4.1. Rèn phôi
4.2. Khoả mặt đầu
4.3. Khoan, khoét, vát mép
4.4. Tiện
4.5. Nhiệt luyện
4.6. Mài
4.7. Kiểm tra chi tiết
Phần IV: Thiết kế giá thử xi lanh lực
1. Chọn động cơ
2. Tính chọn khớp nối
3. Chọn van an toàn
4. Chọn cơ cấu phân phối
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Lời nói đầu
Trong công cuộc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi, không thể thiếu được máy xây dựng, đặc biệt với các công trình thuỷ lợi rất cần thiết có máy móc vì công trình thuỷ lợi thường có khối lượng lớn, vốn đầu tư nhiều, đòi hỏi thi công đúng tiến độ thời vụ, có tầm quan trọng với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch.
Những công trình thuỷ lợi đòi hỏi phải có công tác đất, xử lý nền móng rất khắt khe. Điều đó dẫn tới sự cần thiết của máy xây dựng như máy ủi, san, đào... trong đó máy ủi được sử dụng rộng rãi.
Em đã được nhận đề tài “Khảo sát việc sử dụng hệ thống thủy lực của máy ủi D60, sửa chữa và phục hồi xi lanh lực nâng hạ ben của máy ủi KOMASU của Nhật và thiết kế giá thử cho hệ thống thủy lực". Sau 6 tuần thực tập ở Nhà máy 250 của bộ Thủy Lợi với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và kỹ sư phụ trách cùng các thầy cô giáo trong khoa; nay đồ án của em đã hoàn thành. Mặc dù vậy, đồ án không tránh khỏi thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cám ơn!










Phần I
Giới thiệu chung về hệ thống thuỷ lực máy xây dựng
I. Khái quát về truyền động thuỷ lực thể tích
Hệ thống trong đó bơm thuỷ lực và động cơ thuỷ lực là 2 khâu chính của quá trình biến đổi năng lượng gọi là hệ thống truyền động thuỷ lực. Trong truyền động thuỷ lực có 2 loại là truyền động thuỷ lực thể tích và truyền động thuỷ động. Khi bơm và động cơ thuỷ lực trong hệ thống thuộc loại máy thuỷ lực thể tích, chúng ta có truyền động thuỷ lực thể tích. Khi bơm và động cơ thuỷ lực trong hệ thống thuộc loại máy thuỷ lực cánh dẫn, chúng ta có truyền động thuỷ động.
Hệ thống thuỷ lực máy xây dựng, phần lớn là hệ thống truyền động thuỷ lực thể tích. Vì hệ thống truyền động thuỷ lực thể tích có ưu điểm là lưu lượng nhỏ nhưng vẫn tạo được áp suất lớn. Sau đây sẽ giới thiệu qua khái niệm một số loại truyền động và yêu cầu riêng của chất lỏng làm việc trong máy thuỷ lực thể tích và truyền động thuỷ lực thể tích.
1. Các loại truyền động
Sự phát triển của công nghiệp đặt ra nhu cầu phải truyền tải năng lượng trên những quãng đường khác nhau. Tuỳ theo công suất và khoảng cách vận chuyển, người ta có thể áp dụng các loại truyền động nhau. Sau đây sẽ giới thiệu khái niệm về ba loại truyền động để tiện so sánh: Truyền động cơ khí, truyền động điện và truyền động thuỷ lực.
a. Truyền động cơ khí
Một hệ truyền động cơ khí gồm các bộ phận chính sau:
- Bộ phận nối (trục truyền động, khớp nối )
- Bộ phận đáp ứng (bộ giảm tốc hay tăng tốc, nộp số, Curoa)
- Bộ phận an toàn (phanh, bộ hạn chế momen )
Truyền động cơ khí có những đặc điểm là cho phép truyền những công suất tương đối lớn, hiệu suất cao, những cồng kềnh, khoảng cách truyền hạn chế, độ nhạy và độ chính xác kém.
b. Truyền động điện
Các bộ phận chủ yếu của truyền động điện bao gồm:
- Máy phát điện làm nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành điện năng.
- Động cơ điện (cơ cấu chấp hành) làm nhiệm vụ chuyển đổi lại từ điện năng sang cơ năng.
- Các khâu trung giản như dây nối, công tác, bộ đáp ứng, cơ cấu, phân phối, cơ cấu an toàn và thiết bị kiểm tra.
Đặc điểm truyền động điện là cho phép truyền công suất ở khoảng cách xa, điều chỉnh vận tốc với độ chính xác cao.
c. Truyền động thuỷ lực
Trong truyền động thuỷ lực, cơ năng được truyền thông qua môi chất là chất lỏng. Một hệ thống, truyền động thuỷ lực gồm các bộ phận chính sau:
- Bơm thuỷ lực làm nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành thuỷ năng.
- Động cơ thuỷ lực làm nhiệm vụ biến đổi thuỷ năng thành cơ năng của khâu ra của truyền động, thuỷ lực.
- Hệ thống đường ống và cơ cấu lọc chất lỏng.
- Các phần tử thuỷ lực (cơ cầu phân phối, cơ cấu an toàn, cơ cấu điều chỉnh)
- Các thiết bị kiểm tra các thong số nhiệt độ, áp suất, mức nước.
Truyền động thuỷ lực có ưu điểm là công suất truyền lớn, truyền động êm, phòng được tình trạng quá tải, độ nhạy và độ chính xác cao, truyền động vô cấp và cho phép đổi chiều chuyển động. Hiệu suất của truyền động điện, nhưng không cao bằng hiệu suất của truyền động cơ khí và khi khoảng cách truyền lớn thì truyền động điện ưu việc hơn về mặt hiệu suất.
Mỗi loại truyền động đều có những ưu nhược điểm của nó tuỳ theo phạm vi ứng dụng. Việc lựa chọn sử dụng một trong ba loại truyền động trên yêu cầu sự kết hợp hài hoà về các yếu tố hiệu suất, khả năng thực thi và giá cả phù hợp.
2. Truyền động thuỷ lực thể tích và yêu cầu về chất lỏng làm việc.
a. Các khâu cơ bản của truyền động thuỷ lực thể tích



hdSpC22fkCJE683
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status