IMS ( IP multimedia subsystem ) - pdf 15

Download miễn phí Đề tài IMS ( IP multimedia subsystem )



Mục lục
 
Danh mục các bảng 5
Danh mục các hình 6
Danh sách các từ viết tắt 8
Phần I: giới thiệu về hệ thống IMS 12
1. Tổng quan về hệ thống IMS 12
1.1 IMS là gì 12
1.2 Đôi nét về quá trình chuẩn hóa IMS 14
1.3 Lợi ích IMS mang lại 15
Phần II: các thành phần trong hệ thống IMS 18
2. Thiết bị đầu cuối UE 18
2.1 Nhận dạng người dùng 18
2.2 Nhận dạng thiết bị 22
Phần III: Chức năng các thành phần trong hệ thống IMS 25
3. Chức năng điều khiển cuộc gọi CSCF 25
3.1 P-CSCF 25
3.2 I-CSCF 33
3.3 S-CSCF 35
4. Cơ sở dữ liệu HSS, SLF 38
4.1 HSS 38
4.2 SLF 39
5. Chức năng quyết định chính sách PDF 40
6. Chức năng dự trữ tài nguyên MRF 40
7. Chức năng kết hợp với mạng CS CN 42
7.1 BGCF 42
7.2 MGCF 42
7.3 IMS- MGW 43
7.4 SGW 44
8. Chức năng kết hợp với mạng PS 44
8.1 SGSN 44
8.2 GGSN 45
9. Điểm tham chiếu trong hệ thống IMS 45
9.1 Điểm tham chiếu Gm 45
9.2 Điểm tham chiếu Go 46
9.3 Điểm tham chiếu Mw 47
9.4 Điểm tham chiếu Mp 48
9.5 Điểm tham chiếu Mn 48
9.6 Điểm tham chiếu Dx 49
9.7 Điểm tham chiếu Cx 50
9.8 Điểm tham chiếu ISC 51
Phần IV: Một số thủ tục thiết lập phiên trong IMS 53
10. Thủ tục liên quan đến đăng ký 53
10.1 Thủ tục đăng ký 53
10.2 Thủ tục đăng ký lại 55
11. Thủ tục xóa đăng ký 56
11.1 Xóa đăng ký khởi tạo bởi UE 56
11.2 Xóa đăng ký khởi tạo bởi nhà khai thác mạng 58
12. Thủ tục thiết lập phiên trong mạng IMS 62
12.1 Thủ tục thiết lập phiên giữa 2 mạng IMS 62
12.2 Thủ tục thiết lập cuộc gọi giữa mạng IMS và mạng PSTN 65
Phần VI: Các giao thức sử dụng trong hệ thống IMS 69
13. SIP 69
13.1 Tổng quan về SIP 69
13.2 Các thành phần chính 71
13.3 Cấu trúc bản tin SIP 76
14. DIAMETER 86
14.1 Tổng quan về DIAMETER 86
14.2 Các thành phần chính 87
14.3 Cấu trúc bản tin Diameter 91
14.4 Bảo mật trong bản tin Diameter 97
14.5 Kiểm soát lỗi 98
14.6 Kết nối và phiên trong Diameter 100
14.7 Dịch vụ trong Diameter 101
15. COPS 103
15.1 Giới thiệu về COPS 103
15.2 Chức năng chính của COPS 105
15.3 Bản tin COPS 105
16. MEGACO/H.248 109
16.1 Tổng quan về MEGACO/H.248 109
16.2 Cấu trúc Gateway trong MEGACO/H.248 111
16.3 Termination và Context 112
16.4 Một số lệnh trong MEGACO/H.248 113
16.5 Hoạt động của MEGACO/H.248 115
Phần VII: Tổng kết 117
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng tài nguyên mặt phẳng người dùng mà được yêu cầu và chỉ dẫn bởi MRFC. MRFP thực hiện những chức năng liên quan đến media như phát và trộn media, thích ứng nội dung dịch vụ, chuyển đổi định dạng nội dung…
Chức năng kết hợp với mạng CS CN
Bốn khối chức năng thực sự cần thiết cho việc trao đổi tín hiệu và truyền dẫn giữ IMS và mạng lõi chuyển mạch kênh (CS CN)
BGCF
Chức năng điều khiển cổng chuyển mạng (BGCF) lựa chọn mạng PSTN hay mạng chuyển mạch kênh (CSN) mà lưu lượng sẽ được định tuyến sang. Nếu BGCF xác định được rằng lưu lượng chuyển mạng đó sẽ tới mạng PSTN hay CSN nằm trong cùng mạng với BGCF thì nó sẽ lựa chọn một MGCF để đáp ứng cho liên mạng với PSTN hay CSN. Nếu lưu lượng chuyển sang mạng không nằm cùng với BGCF thì BGCF sẽ gửi báo hiệu phiên này tới BGCF đang quản lý mạng đích đó.
BGCF thực hiện các chức năng như sau:
Nhận yêu cầu từ S-CSCF để lựa chọn một điểm chuyển lưu lượng phù hợp sang PSTN hay CS CN.
Lựa chọn mạng đang tương tác với PSTN hay CS CN. Nếu như sự tương tác ở trong một mạng khác thì BGCF sẽ gửi báo hiệu SIP tới BGCF của mạng đó. Nếu như sự tương tác nằm trong một mạng khác và nhà khai thác yêu cầu ẩn cấu hình mạng đó thì BGCF gửi báo hiệu SIP thông qua một I-CSCF (THIG) về phía BGCF của mạng đó.
Lựa chọn MGCF trong mạng đang tương tác với PSTN hay CS CN và gửi báo hiệu SIP tới MGCF đó.Điều này không thể sử dụng khi tương tác nằm trong một mạng khác.
Đưa ra các CDR phục vụ việc tính cước
MGCF
MGCF là thành phần gateway của PSTN/CS và mạng IMS.Nút này có nhiệm vụ quản lý các cổng đa phương tiện, tương tác với S-CSCF để quản lý các cuộc gọi trên kênh đa phương tiện. Nó thực hiện chuyển đổi giao thức và ánh xạ SIP thành ISUP hay BICC. Ngoài ra, MGCF còn điều khiển nguồn tài nguyên trong MGW.Giao thức sử dụng giữa MGCF và MGW là H.248.
IMS- MGW
IMS-MGW cung cấp liên kết mặt phẳng người dùng giữa CS CN và IMS.Nó xác định kênh truyền từ CS CN và dòng truyền dẫn từ mạng trục (ví dụ như luồng RTP trong mạng IP hay kết nối AAL2/ATM trong mạng trục ATM), thực hiện việc chuyển đổi giữa những đầu cuối và thực hiện giải mã và xử lý tín hiệu cho mặt phẳng người dùng khi cần thiết.Hơn nữa, IMS-MGW còn có chức năng cung cấp âm chuông và những thông báo cho người dùng CS.
Tương tự, tất cả các cuộc gọi từ CS vào mạng IMS đều được đưa đến MGCF và nó thực hiện việc chuyển đổi giao thức cần thiết và gởi những yêu cầu SIP đến I-CSCF cho việc thiết lập phiên. Trong cùng thời điểm đó MGCF kết nối với IMS-MGW để dành sẵn nguồn tài nguyên cần thiết ở mặt phẳng người dùng.
Hình 71Quá trình thiết lập cuộc gọi từ mạng IMS ra mạng CS CN và ngược lại
SGW
Chức năng cổng báo hiệu được sử dụng để kết nối các mạng báo hiệu khác nhau ví dụ mạng báo hiệu SCTP/IP và mạng báo hiệu SS7.Chức năng cổng báo hiệu có thể triển khai như một thực thể đứng một mình hay bên trong một thực thể khác. Các luồng phiên trong đặc tả này không thể hiện SGW nhưng khi làm việc với PSTN hay miền chuyển mạch kênh thì cần có một SGW để chuyển đổi truyền tải báo hiệu. SGW được triển khai như hai nút logic sau:
Cổng báo hiệu chuyển mạng R-SGW
Vai trò của R-SGW liên quan đến chuyển mạng giữa miền chuyển mạch kênh 2G và miền GPRS đến miền dịch vụ thoại MUTS R00 và miền GPRS UMTS.Để chuyển mạng đúng cách R-SGW thực hiện chuyển đổi báo hiệu tại lớp transport.
Cổng báo hiệu truyền tải T-SGW
Thành phần này trong mạng R4/5 là các điểm kết cuối PSTN/ PLMN trong một mạng xác định.Nó ánh xạ báo hiệu cuộc gọi từ/ tới PSTN/ PLMN lên mạng mang IP và gửi nó từ/ tới MGCF.
Chức năng kết hợp với mạng PS
SGSN
SGSN là thành phần liên kết giữa mạng IMS và mạng chuyển mạch gói hiện có. Nó có thể hoạt động, điều khiển và xử lý lưu lượng cho miền PS. Phần điều khiển có hai chức năng chính: quản lý di động và quản lý phiên. Quản lý di động sẽ quản lý vị trí và trạng thái của UE; chứng thực cả người dùng lẫn UE. Quản lý phiên cho phép và điều khiển kết nối.Khối này cũng được sử dụng trong mạng 3G.Chức năng xử lý lưu lượng là một phần của chức năng điều khiển phiên.SGSN hoạt động như một Gateway cho những luồng lưu lượng của người dùng truy cập vào mạng.
GGSN
Khối chức năng này cung cấp khả năng tương tác với những mạng PS khác nhau như mạng IMS hay Internet. Nó chuyển đổi những gói GPRS đến từ SGSN thành định dạng PDP tương ứng và gửi chúng ra ngoài trên mạng ở ngoài tương ứng. Trong hướng ngược lại, địa chỉ PDP của gói dữ liệu đến được chuyển đổi thành địa chỉ IMS của người dùng đích. GGSN chứa địa chỉ SGSN hiện tại và hồ sơ thông tin của những người dùng đăng ký vào thanh ghi định vị của nó.GGSN có khả năng tập trung thông tin tính cước cho các mục đích thanh toán.
Nói chung, có mối quan hệ nhiều - nhiều giữa SGSN và GGSN: Một GGSN giao diện với một mạng ngoài cần một vài SGSN; một SGSN có thể định tuyến nhiều gói tới nhiều GGSN khác nhau.
Điểm tham chiếu trong hệ thống IMS
Điểm tham chiếu Gm
Gm là điểm tham chiếu giữa UE và P-CSCF. Nó được dùng để truyền những báo hiệu SIP giữa UE và mạng IMS. Thủ tục qua giao diện Gm có thể chia thành 3 thủ tục chính:
Hình 81Điểm tham chiếu Gm
Thủ tục đăng ký: UE sử dụng giao diện này để gởi bản tin đăng ký và thương lượng các thuật toán bảo mật với P-CSCF. Trong suốt quá trình này, cả UE và mạng sẽ trao đổi các thông số phục vụ cho việc chứng thực, mã hóa và nén dữ liệu. Thông qua giao diện này, UE sẽ được nhà khai thác mạng cung cấp những thông tin về kêu cầu đăng ký lại hay hủy đăng ký.
Thủ tục điều khiển phiên: chuyển tiếp các bản tin điều khiển phiên giữa các UE.
Thủ tục giao dịch: Gm được dùng để gởi những yêu cầu độc lập và nhận những đáp ứng độc lập.
Điểm tham chiếu Go
Hình 82Điểm tham chiếu Go
Nhà khai thác mạng luôn muốn rằng có sự phù hợp những yêu cầu về giữa QoS, địa chỉ nguồn và đích với mức dịch vụ đã đăng ký. Do đó, cần có sự giao tiếp giữa mạng IMS (mặt phẳng điều khiển) và mạng GPRS (mặt phẳng người dùng). Điểm tham chiếu Go được tao ra với mục đích này. Sau đó, chức năng phục vụ cho việc tính phí được thêm vào. Giao thức được dùng cho việc này là COPS. Thủ tục qua Go có thể chia thành 2 thủ tục chính:
Thủ tục cấp quyền truyền thông: người sử dụng dùng giao diện này để yêu cầu kích hoạt thành phần sóng mang. Yêu cầu này có thể chấp nhận nếu đáp ứng được các chính sách của nhà khai thác mạng đưa ra.
Thủ tục tính phí: thông qua điểm tham chiếu Go, mạng IMS có thể chuyển thông số ICID dùng cho việc tính phí đến GPRS (mặt phẳng người dùng). Tương tự như vậy, mạng GPRS cũng có thể chuyển những thông tin chứng thực việc tính phí đến mạng IMS.
Điểm tham chiếu Mw
Hình 83Điểm tham chiếu Mw
Mw là điểm tham chiếu giữa P-CSCF, I-CSCF và S-CSCF. Bản tin SIP sẽ được truyền qua giao diện này giữa các thành phần CSCF với nhau. Thủ tục qua giao diện Gm có thể chia thành 3 thủ tục chính:
Thủ tục đăng ký
Trong thủ tục này, P-CSCF sử dụng điểm tham chiếu Mw để chuyển...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status