Ứng dụng báo hiệu số 7 trong mạng GSM - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Ứng dụng báo hiệu số 7 trong mạng GSM



Trạm di động là thiết bị duy nhất mà người sử dụng có thể thường xuyên nhìn thấy của hệ thống. MS có thể là thiết bị đặt trong ôtô hay thiết bị xách tay hay cầm tay. Loại thiết bị nhỏ cầm tay sẽ là thiết bị trạm di động phổ biến nhất. Ngoài việc chứa các chức năng vô tuyến chung và xử lý giao diện vô tuyến, MS còn phải cung cấp giao diện với người sử dụng ( như micro, loa, màn hiển thị, bàn phím để quản lý cuộc gọi ) hay giao diện với một số các thiết bị khác như giao diện với máy tính cá nhân, Fax . Hiện nay người ta đang cố gắng sản xuất các thiết bị đầu cuối gọn nhẹ để đấu nối với trạm di động. Việc lựa chọn các thiết bị đầu cuối hiện để mở cho các nhà sản xuất. Ta có thể liệt kê ba chức năng chính :
- Thiết bị đầu cuối thực hiện các chức năng không liên quan đến mạng GSM.
- Kết cuối trạm di động thực hiện các chức năng liên quan đến truyền dẫn ở giao diện vô tuyến.
- Bộ thích ứng đầu cuối làm việc như một cửa nối thông thiết bị đầu cuối với kết cuối di động. Cần sử dụng bộ thích ứng đầu cuối khi giao diện ngoài trạm di động tuân theo tiêu chuẩn ISDN để đấu nối đầu cuối - modem.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phần I :Tổng quan mạng thông tin
di động GSM
Chương 1
Cấu trúc mạng GSM
1.1 Tổng quan mạng GSM
Cấu hình mạng GSM :
HLR
Hình 1.1 Cấu trúc mạng GSM
Truyền lưu lượng
Truyền báo hiệu
OSS
AUC
EIR
PSTN
PLMN
VLR
SS
CSPDN
ISDN
PSPDN
MSC
MS
BSS
BTS
BSC
Trong đó:
SS : Switching System - Hệ thống chuyển mạch
AUC : Trung tâm nhận thực
VLR : Bộ ghi định vị tạm trú
HLR : Bộ ghi định vị thường trú
EIR : Equipment Identified Reader - Bộ ghi nhận dạng thiết bị
MSC : Mobile Switching Central - Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động
BSS : Base Station System - Hệ thống trạm gốc
BTS : Base Television Station - Đài vô tuyến gốc
BSC : Base Station Control - Đài điều khiển trạm gốc
MS : Máy di động
OSS :Operating and Surveilance System - Hệ thống khai thác và giám sát.
OMC : Operating and Maintaining Central - Trung tâm khai thác và bảo dưỡng
ISDN : Mạng số liên kết đa dịch vụ
PSTN : Mạng điện thoại mặt đất công cộng
CSPDN : Mạng chuyển mạch số công cộng theo mạch
PLMN : Mạng di động mặt đất công cộng
MS : Máy di động
Hệ thống GSM được chia thành hệ thống chuyển mạch (SS hay NSS) và hệ thống trạm gốc (BSS). Hệ thống được thực hiện như một mạng gồm nhiều ô vô tuyến cạnh nhau để cùng đảm bảo toàn bộ vùng phủ sóng của vùng phục vụ. Mỗi ô có một trạm vô tuyến gốc (BTS) làm việc ở một tập hợp các kênh vô tuyến. Các kênh này khác với các kênh được sử dụng ở các ô lân cận để tránh nhiễu giao thoa. Một bộ điều khiển trạm gốc (BSC) điều khiển một nhóm BTS. BSC điều khiển các chức năng như chuyển giao và điều khiển công suất. Một trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động (MSC) điều khiển một số BSC. MSC điều khiển các cuộc gọi đến và từ mạng chuyển mạch điện thoại công cộng (PSTN), mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN), mạng di động mặt đất công cộng (PDN) và có thể là các mạng riêng. ở mạng cũng có một số các cơ sở dữ liệu để theo dõi như :
Bộ đăng ký định vị thường trú (HLR) chứa các thông tin về thuê bao như các dịch vụ bổ sung, các thông số nhận thực và thông tin về vị trí của MS.
Trung tâm nhận thực (AUC ) được nối đến HLR. Chức năng của AUC là cung cấp cho HLR các thông số nhận thực và các khoá mật mã để sử dụng cho bảo mật.
Bộ ghi định vị tạm trú (VLR) : là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các MS hiện đang phục vụ của vùng MSC. Mỗi MSC có một VLR.
Thanh ghi nhận dạng thiết bị (EIR) được nối với MSC qua một đường báo hiệu. Nó cho phép MSC kiểm tra sự hợp lệ của thiết bị.
Hệ thống khai thác và hỗ trợ (OSS) được nối đến tất cả các thiết bị ở hệ thống chuyển mạch và nối đến BSC.
Cấu trúc địa lý của mạng
Mọi mạng điện thoại đều cần một cấu trúc nhất định để định tuyến các cuộc gọi vào đến tổng đài cần thiết và cuối cùng đến thuê bao bị gọi. Trong mạng di động cấu trúc này rất quan trọng do tính lưu thông của các thuê bao trong mạng.
Về mặt địa lý một mạng di động gồm :
Vùng mạng.
Vùng phục vụ.
Vùng định vị.
Ô (Cell).
1. Vùng mạng
Các đường truyền giữa mạng GSM/PLMN và mạng PSTN/ISDN khác hay các mạng PLMN khác sẽ ở mức tổng đài trung kế quốc gia hay quốc tế. Trong một mạng GSM/PLMN tất cả các cuộc gọi kết cuối di động đều được định tuyến đến một tổng đài vô tuyến cổng (GMSC). GMSC làm việc như một tổng đài trung kế vào cho GSM/PLMN. Đây là nơi thực hiện chức năng hỏi định tuyến cuộc gọi cho các kết cuối di động.
GMSC
GMSC_PLMN
X
X
ISDN
PLMN
X
PSTN
Hình 1.2 Vùng mạng GSM/PLMN : Các đường truyền giữa các mạng khác nhau và mạng GSM/PLMN
2. Vùng phục vụ : MSC / VLR
Vùng phục vụ là bộ phận của mạng được một MSC quản lý. Để định tuyến một cuộc gọi đến thuê bao di động, đường truyền qua mạng sẽ nối đến MSC ở vùng phục vụ MSC nơi thuê bao đang ở.
Vùng phục vụ là bộ phận của mạng được định nghĩa như một vùng mà ở đó có thể đạt đến một trạm di động nhờ việc trạm MS này được ghi lại ở một bộ ghi tạm trú,
Một vùng mạng GSM/PLMN được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ MSC/VLR.
3. Vùng định vị (LA: Location Area)
Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị. Vùng định vị là một phần của vùng phục vụ MSC/VLR mà ở đó một MS có thể chuyển động tự do mà không cần cập nhật thông tin về vị trí cho tổng đài MSC/VLR điều khiển vùng định vị này. Vùng định vị này là vùng mà ở đó một thông báo tìm gọi sẽ được phát quảng bá để tìm MS bị gọi. Vùng định vị có thể có một số ô và phụ thuộc vào một hay vài BSC nhưng nó chỉ thuộc một MSC/VLR. Hệ thống có thể nhận dạng vùng định vị bằng cách sử dụng nhận dạng vùng định vị LAI (Location Area Identity). Vùng định vị được hệ thống sử dụng để tìm một thuê bao đang ở trạng thái hoạt động.
4. Ô (Cell)
Vùng định vị được chia thành một số ô. Ô là một vùng bao phủ vô tuyến được mạng nhận dạng bằng nhận dạng ô toàn cầu (CGI - Cell Global Identity).
Trạm di động tự nhận dạng một ô bằng cách sử dụng mã nhận dạng trạm gốc (BSIC - Base Station Identity Code).
Các vùng ở GSM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các vùng của GSM được thể hiện ở hình 1.3.
Vùng phục vụ GSM (tất cả các nước thành viên)
Vùng phục vụ PLMN (một hay nhiều vùng ở một nước)
Vùng phục vụ MSC (vùng được điều khiển bởi một MSC)
Vùng định vị (Vùng định vị và tìm gọi)
Cell (ô)
(vùng có một trạm gốc riêng)
Hình 1.3 Ví dụ về phân cấp cấu trúc địa lý của mạng
di động cellular (GSM)
1.3 Hệ thống chuyển mạch (SS - Switching Subsystem)
Hệ thống chuyển mạch bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức năng chính của SS là là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác.
1.3.1 Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động (MSC - Mobile Service Switching Centre)
ở SS chức năng chính chuyển mạch chính được MSC thực hiện, nhiệm vụ chính của MSC là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến những người sử dụng mạng GSM. Một mặt BSC giao tiếp với hệ thống con BSS, mặt khác giao tiếp với mạng ngoài được gọi là MSC cổng. Việc giao tiếp với mạng ngoài để đảm bảo thông tin cho những người sử dụng mạng GSM đòi hỏi cổng thích ứng ( các chức năng tương tác IWF :Interworking Function ). SS cũng cần giao tiếp với mạng ngoài để sử dụng các khả năng truyền tải của các mạng này cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hay báo hiệu giữa các phần tử của mạng GSM. Chẳng hạn SS có thể sử dụng mạng báo hiệu kênh chung số 7 (CCS 7), mạng này đảm bảo hoạt động tương tác giữa các phần tử của SS trong nhiều hay một mạng GSM. MSC thường là một tổng đài lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc (BSC). Một tổng đài MSC thích hợp cho một vùng đô thị và ngoại ô có dân cư vào khoảng một triệu (với mật độ thuê bao trung bình ).
Để kết nối MSC với một số mạng khác cần thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của GSM với các mạng này. Các thích ứng này được gọi là các chức n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status