High Speed Downlink Packet Access - HSDPA - pdf 15

Download miễn phí Đề tài High Speed Downlink Packet Access - HSDPA



Phụ Lục:
CHƯƠNG 1: 4
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG UMTS 4
1.1 Lịch Sử Phát Triển Của Mạng Thông Tin Di Động 4
1.1.1 Thế Hệ Đầu Tiên - 1G 5
1.1.2 Thế Hệ Thứ Hai - 2G : 5
1.1.3 Thế Hệ Thứ Ba - 3G 6
1.2 Tổng Quan Về Mạng Thông Tin Di Động UMTS 7
1.2.1 Kiến Trúc Mạng 7
1.2.1.1. Phần Core Network 9
1.2.1.1.1 SGSN - Serving GPRS Support Node 9
1.2.1.1.2 GGSN – Gateway GPRS Support Node 10
1.2.1.1.3 GMSC ( Gateway MSC) 10
1.2.1.1.4 HLR (Home Location Register) 10
1.2.1.2. Phần Radio Access 10
1.2.1.2.1 Node - B 11
1.2.1.2.2 RNC – Radio Network Controller 12
1.2.1.2.3 UE -User Equipment 13
1.2.1.2.4 Các Giao Diện 13
1.2.2 Các Giao Thức Giao Diện Vô Tuyến 14
1.2.2.1 Kiến Trúc Giao Thức 15
1.2.2.2 Giao Thức Điều Khiển Truy Nhập Môi Trường- MAC 16
1.2.2.2.1 Chức Năng của MAC 17
1.2.2.2.2 Các Kênh Logic 19
1.2.2.3 Giao Thức Điều Khiển Liên Kết Vô Tuyến – RLC 19
1.2.2.3.1 Kiến Trúc Lớp RLC 19
1.2.2.3.2 Chức Năng 20
1.2.2.3.2 Chức Năng Và Thủ Tục Báo Hiệu RRC 21
1.2.3 Quản Lý Tài Nguyên Vô Tuyến 22
1.2.3.1 Nhiễu - Cơ Sở Của Quản Lý Tài Nguyên Vô Tuyến 22
1.2.3.2 Điều Khiển Công Suất 23
1.2.3.2.1 Điều Khiển Công Suất Nhanh 23
1.2.3.2.2 Điều Khiển Công Suất Vòng Ngoài 24
1.2.3.3 Chuyển Giao –HandOver 25
1.2.3.3.1 Chuyển Giao Cùng Một Tần Số ( Intra-frequency handover ) 26
1.2.3.3.2 Chuyển Giao Giữa Hai Tần Số 26
1.2.3.4 Điều Khiển Quản Trị 27
1.2.3.5 Điều Khiển Tải (Điều Khiển Tắc Nghẽn) 27
1.2.3.6 Phân Bổ Tài Nguyên Mã 28
1.2.3.6.1 Đường xuống 28
1.2.3.6.2 Đường lên 28
1.2.3.7 Bắt đồng bộ mạng 29
CHƯƠNG 2: 30
CÔNG NGHỆ HSDPA CHO MẠNG UMTS 30
2.1 Khái Niệm Công Nghệ HSDPA 30
2.2 Nguyên Lý HSDPA 30
2.3 Kiến Trúc HSDPA 33
2.4 Kiến Trúc Các Kênh Của HSDPA 35
2.4.1 Kiến Trúc Giao Thức 35
2.4.2. Kiến Trúc Kênh HS-DSCH 36
2.4.2.1 Những Nét Đặc Trưng Của HS-DSCH 36
2.4.2.2 Mô Hình Lớp Vật Lý Đường Xuống HS-DSCH 37
2.4.2.2.1 Kiểu FDD 37
2.4.2.2.2 Kiểu TDD 39
2.4.2.3 Mô Hình Lớp Vật Lý Đường Lên HS-DSCH 41
2.4.2.4 Cấu Trúc Lớp Vật Lý HS-DSCH Trong Miền Mã 41
2.4.2.4.1 Kiểu FDD 41
2.4.2.4.2 Kiểu TDD 42
2.4.2.5 Những Thuộc Tính Của Kênh Truyền Tải HS-DSCH 42
2.4.3 Cấu Trúc Kênh HS-SCCH 42
2.4.4 Cấu Trúc Kênh HS-DPCCH 43
2.4.4.1 Phân Đoạn DPCH 44
2.4.4.2 Thích Ứng Liên Kết HS-DSCH 45
2.4.4.3 Tính Di Động 46
2.4.5 Thời Gian Của Các Kênh HSDPA 46
2.5 Kiến Trúc Lớp Điều Khiển Môi Trường Truy Nhập- MAC 47
2.5.1 Kiến Trúc MAC HS-DSCH Phía UE 47
2.5.1.1 Tổng Quan Kiến Trúc 47
2.5.1.2 Đặc Điểm Của MAC-d 48
2.5.1.3 Đặc Điểm Của MAC-c/sh 49
2.5.1.4 Đặc Điểm Của MAC-hs 50
2.5.2.Kiến Trúc MAC HS-DSCH Phía UTRAN 51
2.5.2.1 Kiến Trúc Tổng Quan 51
2.5.2.2 Đặc Điểm của MAC-c/sh 52
2.5.2.3 Đặc Điểm của MAC-hs 53
2.6 HARQ 54
2.6.1 Các Loại HARQ 54
2.6.2 Giao Thức HARQ 55
2.6.2.1 Báo Hiệu 56
2.6.2.1.1 Đường lên 56
2.6.2.2.2 Đường xuống 56
2.6.2.2 Xử lý lỗi 56
2.6.3 Quản Lý HARQ 57
2.7 Thích Ứng Liên Kết Nhanh 57
2.8 Điều Chế Và Mã Hóa Thích Ứng –AMC và Kỹ Thuật Phát Đa Mã 58
2.9 Lập Lịch Gói 60
2.9.1 Lựa Chọn Thuật Toán Lập Lịch 60
2.10 Quản Lý Tài Nguyên Vô Tuyến 60
2.10.1 Các Thuật Toán Tại RNC 60
2.10.1.1 Cấp Phát Tài Nguyên 60
2.10.1.2 Điều Khiển Quản Trị 61
2.10.1.3 Quản Lý Tính Di Động 61
2.10.2 Các Thuật Toán Tại Node-B 62
2.10.2.1 Công Nghệ Thích Ứng Liên Kết HS-DSCH 62
2.10.2.2 Điều Khiển Công Suất HS-DSCH 62
2.11 So Sánh Công Nghệ HSDPA Với Công Nghệ CDMA2000 1xEV-DV 63
CHƯƠNG 3: 63
ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HSDPA TRÊN THẾ GIỚI 63
3.1 Ứng Dụng của HSDPA 63
3.2 Phát Triển Của HSDPA 64
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

0 Hz.
Điều Khiển Công Suất Vòng Ngoài Đường Lên Trong RNC
Thuật Toán Điều Khiển Công Suất Vòng Ngoài Chung.
1.2.3.3 Chuyển Giao –HandOver:
Trong thực tế các tiêu chuẩn UMTS cho phép hỗ trợ chuyển giao cứng từ UMTS đến GSM và ngược lại. Đây là một yêu cầu rất quan trọng vì cần có thời gian để triển khai rộng khắp UMTS nên sẽ có khoảng trống trong vùng phủ của GSM. Nếu UTRAN và GSM BSS được nối đến các MSC khác nhau, chuyển giao giữa các hệ thống đạt được bằng cách chuyển giao giữa các MSC. Nếu giả thiết rằng nhiều chức năng của MSC/VLR giống nhau đối với UMTS và GSM, MSC cần có khẳ năng hỗ trợ đồng thời cả hai kiểu dịch vụ. Tương tự hoàn toàn hợp lý khi giả thiết rằng SGSN phải có khả năng hỗ trợ đồng thời kết nối Iu-PS đến RNC và Gb đến GPRS BSC.
Hệ thống UMTS hỗ trợ sử dụng chuyển giao cứng, mềm, và mềm hơn giữa các ô. Mục tiêu của sử dụng chuyển giao trong hệ thống thông tin di động tế bào để đạt được một điều kiện tốt nhất của điều khiển công suất vòng lặp kín. Ô phát triển nhất là ô có điều kiện liên kết vô tuyến tốt nhất cho truyền tải dữ liệu tới một người sử dụng riêng biệt.
1.2.3.3.1 Chuyển Giao Cùng Một Tần Số ( Intra-frequency handover )
Chuyển giao mềm: Khi ở trạng thái đang đàm thoại, MS liên tục đo mức tín hiệu của các trạm gốc lân cận và so sánh tín hiệu này với một tập hợp các mức ngưỡng và gửi kết quả so sánh lên trạm gốc hiện thời. Dựa trên thông tin này, trạm gốc ra lệnh cho MS thêm vào hay loại bỏ các trạm gốc khỏi tập tích cực ( active set ). Tập tích cực là tập hợp các trạm gốc cùng gửi dữ liệu đến MS. MS nhận các tín hiệu này và kết hợp chúng như kết hợp các tín hiệu đa đường. Trong quá trình dò tín hiệu, MS sẽ xác định được độ lệch khung (frame offset) của kênh CCPCH của các ứng cử viên chuyển giao so với giá trị của trạm gốc hiện thời. Khi cần thực hiện chuyển giao mềm, độ lệch khung cùng với độ lệch khung giữa kênh DPDCH/DPCCH và kênh CCPCH sơ cấp của trạm gốc hiện thời sẽ được sử dụng để tính toán giá trị bù khung yêu cầu giữa kênh DPDCH/DPCCH và kênh CCPCH thứ cấp của trạm gốc sẽ nhận chuyển giao. Độ lệch khung này được chọn sao cho độ lệch khung giữa các kênh DPDCH/DPCCH của trạm gốc hiện thời và trạm gốc nhận chuyển giao tại đầu thu của MS là nhỏ nhất. Chú ý rằng độ lệch khung giữa kênh DPDCH/DPCCH và kênh CCPCH sơ cấp chỉ có thể được điều chỉnh theo từng bước của một symbol kênh DPDCH/DPCCH nhằm duy trì tính trực giao của đường xuống.
Chuyển giao mềm hơn: Chuyển giao mềm hơn là chuyển giao mềm giữa các sector trong cùng một trạm gốc. Chuyển giao mềm hơn về nguyên tắc cũng được thực hiện giống như chuyển giao mềm. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa hai loại chuyển giao này là tín hiệu các sector thu được từ MS trong chuyển giao mềm hơn sẽ được kết hợp lại ở trạm gốc, còn tín hiệu các trạm gốc thu được từ MS trong chuyển giao mềm sẽ được kết hợp ở BSC.
1.2.3.3.2 Chuyển Giao Giữa Hai Tần Số :
Việc chuyển giao giữa hai tần số có thể thực hiện trong các trường hợp sau:
Chuyển giao giữa các cell lân cận sử dụng các tần số khác nhau
Chuyển giao trong nội bộ các lớp của một cell xếp chồng sử dụng nhiều tần số
Chuyển giao giữa hai hệ thống/hai nhà khai thác sử dụng các tần số khác nhau, bao gồm cả chuyển giao sang các hệ thông GSM.
Chuyển giao giữa hai tần số có thể được thực hiện theo hai cách:
cách thu hai tần số (Dual – receiver): Đối với các MS có chức năng phân tập thu, có thể sử dụng tạm thời một nhánh để dò tìm tín hiệu ở các tần số khác phục vụ cho việc chuyển giao.
cách nén khe thời gian: Đối với các MS chỉ có một bộ thu, có thể sử dụng cách này để dò tìm tín hiệu ở các tần số khác phục vụ cho chuyển giao mà không làm ảnh hưởng đến dòng thông tin. Khi ở chế độ nén khe thời gian, lượng thông tin thông thường của một khung có độ dài 10ms sẽ được nén lại về thời gian bằng cách bỏ bớt một số bit hay giảm hệ số trải phổ để tiết kiệm được thời gian truyền tin của khung xuống còn 5ms. Khoảng thời gian tiết kiệm được sẽ được dùng để đo tín hiệu của các tần số khác. Tần số thực hiện nén khe thời gian là 10 Hz, tức là 100ms/khe thời gian nén. Đối với các dịch vụ chấp nhận độ trễ truyền tin lớn, có thể thực hiện việc nén nhiều khung lại với nhau để tạo ra một khe thời gian đo. Phương pháp này được sử dụng đối với các dịch vụ tốc độ cao, khó thực hiện việc giảm 1/2 tăng ích xử lý. Ví dụ: đối với một dịch vụ 2Mbps với mức ghép xen 5 khung (50 ms), có thể tạo ra một khung rỗi 5ms bằng cách giảm tăng ích xử lý đi 10% trong khoảng thời gian 5 khung.
1.2.3.4 Điều Khiển Quản Trị:
Nếu tải giao diện không gian được cho phép tăng quá mức thì vùng phủ của ô sẽ bị làm giảm dưới mức giá trị đã được lập kế hoạch và chất lượng của dịch vụ của kết nối hiện không thể chấp nhận được. Trước khi chấp nhận một UE mới, điều khiển quản trị cần kiểm tra xem sự chấp nhận đó sẽ không làm mất hoạch định vùng phủ hay chất lượng của kết nối hiện tại. Điều khiển quản trị chấp nhận hay từ chối một yêu cầu thiết lập một thông báo truy nhập vô tuyến trong mạng truy nhập vô tuyến. Chức năng điều khiển quản trị được đặt tại RNC nơi mà thông tin về tải của vài ô có thể đang tồn tại.
1.2.3.5 Điều Khiển Tải (Điều Khiển Tắc Nghẽn):
Một nhiệm vụ quan trọng của chức năng RRM là đảm bảo hệ thống không quá tải và vẫn như cũ. Nếu hệ thống được lập kế hoạch đúng mức, điều khiển quản trị và lập lịch gói làm việc tốt đúng mức thì tình trạng quá tải là hiếm có. Nếu hệ thống gặp quá tải thì chức năng điều khiển tải được thực hiện và nhanh chóng đưa hệ thống quay trở lại bình thường và quay trở lại kiểm soát tải, nó được chỉ rõ bởi lập kế hoạch mạng vô tuyến.
Những hoạt động điều khiển tải được thực hiện nhằm giảm bớt tải:
Điều khiển tải nhanh đường xuống: từ chối quyền tăng công suất đường xuống nhận được từ UE.
Điều khiển tải nhanh đường lên: giảm chỉ số Eb/N0 đường lên sử dụng bởi điều khiển công suất nhanh đường lên.
Giảm lưu lượng của gói dữ liệu lưu thông.
Chuyển giao tới một sóng mang W-CDMA khác.
Chuyển giao tới GSM.
Giảm bớt tốc độ bit của thời gian thực các UE ví dụ như mã hóa tiếng nói AMR.
Tách những cuộc gọi ưu tiên thấp trong một kiểu điều khiển.
Hai hoạt động nhanh đầu tiên được thực hiện trong một Node-B. Tất cả các hoạt động này có thể được đặt vào một khe thời gian, ví dụ với tần số 1,5KHz.
1.2.3.6 Phân Bổ Tài Nguyên Mã:
1.2.3.6.1 Đường xuống:
Mã phân kênh: mã phân kênh cho kênh BCCH là mã quy định được sử dụng cho tất cả các cell trong hệ thống. Mã phân kênh cho kênh CCPCH thứ cấp được phát quảng bá trên kênh BCCH.
Mã phân kênh cho các kênh vật lý dành riêng đường xuống do mạng quyết định. MS sẽ được thông báo mã phân kênh nào được sử dụng ở đường xuống qua các bản tin cho phép truy nhập (Access Grant). Bản tin cho phép truy nhập là bản tin ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status