Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 5
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI 5
2.1.1 Phân loại nước thải 5
2.1.2 Các tính chất đặc trưng của nước thải 6
2.1.3 Nguyên tắc xả thải vào nguồn 8
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 9
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 9
2.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học 11
2.2.3 Phương pháp xử lý sinh học 13
CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN 19
3.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN 19
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện 19
3.1.2 Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện 20
3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG 22
3.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24
CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI 26
4.1 VỊ TRÍ 26
4.1.1 Thuận lợi 26
4.1.2 Khó khăn 26
4.2 QUI MÔ BỆNH VIỆN 27
4.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI 28
4.3.1 Thành phần và tính chất nước thải 28
4.3.2 Biện pháp xử lý hiện nay 29
CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI 32
5.1 LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 32
5.1.1 Lựa chọn quy trình 32
5.1.2 Các phương án xử lý 32
5.2 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG 35
5.2.1 Tính toán lưu lượng trung bình 35
5.2.2 Tính toán lưu lượng lớn nhất 36
5.3 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH 36
5.3.1 Song chắn rác 36
5.3.2 Bể điều hòa 41
5.3.3 Bể Aeroten (phương án 1) 46
5.3.4 Bể lọc sinh học (phương án 2) 57
5.3.5 Bể lắng 2 63
5.3.6 Bể khử trùng 67
5.3.7 Bể chứa bùn 70
5.4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ 72
5.4.1 Đường kính ống dẫn nước trong hệ thống 72
5.4.2 Tính toán bồn pha hóa chất 72
5.5 TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH 73
5.5.1 Phương án 1 73
5.5.2 Phương án 2 76
CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN 79
6.1 TÍNH KINH TẾ 79
6.1.1 Phương án 1 79
6.1.2 Phương án 2 79
6.1.3 Nhận xét 79
6.2 TÍNH KỸ THUẬT 80
6.2.1 Phương án 1 80
6.2.2 Phương án 2 80
6.2.3 Nhận xét 80
6.3 TÍNH MÔI TRƯỜNG 80
6.3.1 Phương án 1 80
6.3.2 Phương án 2 81
6.3.3 Nhận xét 81
6.4 NHẬN XÉT CHUNG 81
CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
7.1 KẾT LUẬN 82
7.2 KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1 :
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại những thành phố lớn của các nước đang phát triển, song song với việc phát triển kinh tế là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Thành phố Hồ Chí Minh cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, thành phố càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng khó kiểm soát. Hiện nay, Thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cấp bách như : ô nhiễm do khí thải, khói thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, ô nhiễm do nước thải, rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện… Trong đó, quản lý và xử lý nước thải đang là vấn đề cần được quan tâm.
Hằng ngày, tại Thành phố Hồ Chí Minh, một khối lượng lớn nước thải được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau mà không qua xử lý hay chỉ là xử lý sơ bộ, không đạt tiêu chuẩn. Tùy theo từng nguồn thải khác nhau mà tính chất nước thải cũng khác nhau. Các nguồn thải chủ yếu là từ các cảng, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, bệnh viện,… Nước thải từ các hoạt động công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, và các hoá chất độc hại khác gây nguy hiểm cho môi trường.
Bên cạnh đó, nước thải từ các bệnh viện, với các tính chất ô nhiễm đặc trưng, đã và đang đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường. Nước thải bệnh viện nói chung có tính chất gần giống với nước thải sinh hoạt, nhưng xét về độc tính thì loại nước thải này độc hại hơn nước thải sinh hoạt gấp nhiều lần. Trong nước thải bệnh viện chứa một lượng lớn các chất khí như NH3, CO2, H2S, NO3-, NO2-, phenol…, các vi sinh vật gây bệnh như E.Coli, Streppococcus, Faecalis, Clostridium, Perfringens, Samonella, Shigella… và một số vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ. thương hàn… có thể lan truyền vào môi trường bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực.
Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải được thải ra ngoài, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ không bị tiêu diệt mà còn sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn, sức kháng cự mạnh hơn và càng trở nên khó tiêu diệt hơn.
Nước thải ô nhiễm được thải trực tiếp ra môi trường làm cho môi trường không khí xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và nhiều hợp chất hoá học hữu cơ, vô cơ khác có trong các loại thuốc điều trị được thải trực tiếp vào môi trường. Những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh, nếu không được xử lý đúng mức thì khi tiếp xúc với không khí và bị các yếu tố môi trường (nắng, gió, độ ẩm…) tác động sẽ gây ra mùi hôi thối rất khó chịu, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư. Ô nhiễm không khí và nguồn nước do các chất thải từ bệnh viện đã gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người ở những khu vực xung quanh.
Nguy hiểm hơn, trong nước thải bệnh viện có 20% chất thải nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hay các sản phẩm chuyển hóa của chúng nếu xả ra bên ngoài mà không được xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng (các công nhân nạo vét cống thoát nước là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm độc loại chất thải này nhiều nhất).
Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn Thành phố phải tiếp nhận một số lượng bệnh nhân rất lớn, chưa kể đến lượng bệnh nhân từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển về. Lượng nước thải, rác thải cũng từ đó mà tăng theo. Tuy nhiên, vấn đề xử lý khối lượng lớn nước thải, rác thải này lại chưa được quan tâm đúng mức.
Một số bệnh viện và Trung tâm y tế đã nâng công suất phục vụ lên đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc khám chữa bệnh tăng nhanh. Do đó, lượng nước thải tại một số bệnh viện đã vượt công suất thiết kế của hệ thống xử lý. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau xử lý. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá ô nhiễm nguồn nước thải, thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là công việc hết sức cần thiết.
Là một bệnh viện nằm ở trung tâm thành phố – bệnh viện Nguyễn Trãi đã và đang mở rộng quy mô hoạt động nhằm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã khá cũ kỹ, và trở nên quá tải. Do đó, đề tài : “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi” được thực hiện nhằm thiết kế một hệ thống xử lý mới phù hợp hơn so với hệ thống hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện, từ đó đề xuất quy trình công nghệ và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Nguyễn Trãi.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, đặc tính cũng như những tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường và đời sống con người.
• Tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện đang được áp dụng.
• Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Nguyễn Trãi.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu tư liệu : Sưu tầm và tổng hợp các tài liệu về nguồn phát sinh, tính chất ô nhiễm và các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay.
• Khảo sát thực tế tại bệnh viện Nguyễn Trãi.
• Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dựa vào các tài liệu tham khảo khác nhau.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong thời gian gần 3 tháng, bắt đầu từ 1/10/2006 đến 27/12/2006.

CHƯƠNG 2 :
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI
2.1.1 Phân loại nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh. Đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải. Theo cách phân chia này, có các loại nước thải sau :
• Nước thải sinh hoạt :
Đây là loại nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người như vệ sinh, giặt giũ, chế biến thực phẩm,… tại các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học, bệnh viện và các cơ sở tương tự khác. Thành phần của loại nước thải này tương đối đơn giản, bao gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy (cacbon hydrat, protein, dầu mỡ,…), chất khoáng (photphat, nito, magie,…) và vi sinh vật.
• Nước thải công nghiệp :
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy công nghiệp đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt như trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Thành phần và tính chất nước thải công nghiệp rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : ngành nghề sản xuất, trình độ của dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, lưu lượng,…



rUnrh0Pe96we76t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status