Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho thị xã Tân An tỉnh Long An - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, do đó quá trình đô thị hóa đất nước cũng diễn ra với tốc độ cao.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội. Các nhà máy xí nghiệp liên tục phát triển về số lượng lẫn quy mô, nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đồng thời với sự phát triển của sản xuất, lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Nhiều đề tài quan trắc chất lượng môi trường đã cho thấy mức độ ô nhiễm đã ở mức báo động nhất là ở các khu công nghiệp tập trung. Do đó, để bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững cho tương lai, con người đã đến lúc phải tham gia vào xử lý, thu hồi các chất ô nhiễm, độc hại do sản xuất gây ra.
Hiện nay, tỉnh Long An đang trong xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế , xã hội để hướng đến mục tiêu đô thị hóa tỉnh. Nhiều vấn đề bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới phát triển bền vững, trong đó chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những vấn đề lớn cần quan tâm và giải quyết.
Đối với thị xã Tân An (TXTA) , một nơi có dân cư nhiều nhất so với toàn tỉnh, để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống thị xã đang ra sức phát triển kinh tế thông qua các loại hình như: sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ,…Do đó, tình hình phát sinh CTRSH của thị xã cũng đang tăng cao và diễn ra rất phức tạp. Nhưng hiện nay, công tác xử lý CTRSH bằng cách đổ đống lộ thiên tại bãi rác Lợi Bình Nhơn chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe dân cư xung quanh. Chính những điều cấp thiết trong việc xử lý CTRSH đang ngày càng cấp bách cho khu vực tỉnh Long An nói chung và TXTA nói riêng, nên lựa chọn đề tài”Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho thị xã Tân An tỉnh Long An” là hoàn toàn hợp lý.
1.2. Ý nghĩa của đồ án
 Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ công tác xử lý CTRSH cho TXTA nói riêng và tỉnh Long An nói chung.
 Đề xuất giải pháp mới phù hợp để xử lý CTRSH cho thị xã Tân An.
1.3. Mục tiêu của đồ án
Trên cơ sở khảo sát thực tế và thu thập số liệu hiện có tại Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN và MT) tỉnh Long An, Công ty Công trình công cộng (Cty. CTCC) TXTA, Phòng thống kê TXTA. Đề tài thực hiện một số mục tiêu sau:
 Đánh giá hiện trạng khối lượng, thành phần và hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn TXTA.
 Thu thập thông tin và phân tích các biện pháp tái chế CTRSH.
 Đề xuất phương pháp tái chế CTRSH phù hợp cho TXTA.
1.4. Nội dung của đồ án
Để cụ thể hóa đề tài vào thực tế, đồ án đã vận dụng những số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế, cũng như quá trình thu thập các số liệu sẵn có để hình thành nội dung đồ án tốt nghiệp này.
 Thực trạng và diễn biến CTRSH ở TXTA tỉnh Long An.
• Thực trạng khối lượng CTRSH ở TX Tân An.
• Thực trạng thành phần CTRSH ở TXTA: thành phần riêng biệt, độ ẩm, tỷ trọng.
• Dự báo diễn biến CTRSH ở TXTA trong 10 năm.
• Dự báo khối lượng CTRSH dựa vào dân số.
• Dự báo thành phần CTRSH dựa vào việc tham khảo các thành phần CTRSH của các nước trên thế giới.
 Giới thiệu các biện pháp tái chế CTRSH và điều kiện thuận lợi để áp dụng ở TX Tân An.
• Các hoạt động thu gom CTRSH thông thường.
• Các hoạt động phân loại CTRSH .
• Các loại CTRSH .
• Các phương án tái chế CTRSH .
• Phân tích lưạ chọn phương pháp tái chế.
 Đề xuất phương pháp tái chế CTRSH phù hợp cho TXTA.
• Tái chế CTR hữu cơ dễ phân hủy theo phương pháp ủ phân compost hợp lý: nêu mô hình, cách để kiểm soát các điều kiện cần thiết trong quá trình ủ phân.
• Tái chế CTR khó phân hủy có khả năng tái chế: kim loại, nhựa, thủy tinh, giấy, cao su, nêu sơ lược các sơ đồ công nghệ của từng nghành tái chế.
• Nêu nhận xét đánh giá về các phương pháp tái chế.
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến CTRSH ở TX. Tân An và các biện pháp tái chế CTRSH .
• Về vấn đề CTRSH ở TX Tân An: khối lượng, thành phần, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ở TX Tân An.
• Về biện pháp tái chế CTRSH : thu gom, phân loại,phương án tái chế.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng để thực hiện các nội dung của đồ án bao gồm
1.6.1. Phương pháp luận
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường thu thập được từ đó đánh giá đề xuất phương án giải quyết hiệu quả nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường .
Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. CTRSH đã và đang xâm phạm mạnh mẽ vào các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, gây tiêu cực đến vẽ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con người một cách nghiêm trọng, nếu không quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp.

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Trang
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Ý nghĩa của đồ án 2
1.3. Mục tiêu của đồ án 2
1.4. Nội dung của đồ án 2
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6.1. Phương pháp luận 4
1.6.2. Phương pháp cụ thể 4

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TÂN AN TỈNH LONG AN

2.1. Điều kiện tự nhiên 6
2.1.1. Vị trí địa lý 6
2.1.2. Đặc điểm khí hậu 7
2.2. Điều kiện kinh tế 7
2.2.1. Sản xuất công nghiệp 7
2.2.2. Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản 8
2.2.3. Thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ 8
2.3. Điều kiện xã hội 8
2.3.1. Dân số 8
2.3.2. Y tế 9
2.3.3. Giáo dục 9

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ

3.1. Tổng quan về CTRSH 10
3.1.1. Khái niệm CTRSH 10
3.1.2. Các nguồn phát sinh CTRSH 10
3.1.3. Thành phần của CTRSH 11
3.1.4. Tính chất của CTRSH 13
3.1.5. Tốc độ phát sinh CTRSH 19
3.2. Anh hưởng của CTRSH đến môi trường 19
3.2.1. Anh hưởng đến môi trường nước 19
3.2.2. Anh hưởng đến môi trường không khí 20
3.2.3. Anh hưởng đến môi trường đất 21
3.2.4. Anh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người 22
3.3. Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt 22
3.3.1. Xử lý cơ học 22
3.3.2. Xử lý hóa học 25
3.3.3 Xử lý sinh học 26
3.4. Một vài biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông dụng trên thế giới 28
3.4.1 Đổ đống lộ thiên 28
3.4.2. Xuất khẩu 28
3.4.3. Đổ xuống biển 29
3.4.4. Chôn lấp hợp vệ sinh 29
3.4.5. Tái chế 30
3.5. Một vài biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có ở Việt Nam 31
3.5.1. Đổ đống lộ thiên 31
3.5.2. Chôn lấp hợp vệ sinh 31
3.5.3. Tái chế 31

CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở THỊ XÃ TÂN AN TỈNH LONG AN

4.1. Hiện trạng khối lượng CTRSH ở TX Tân An 33
4.2. Hiện trạng thành phần CTRSH ở TXTA 35
4.2.1. Thành phần riêng biệt 35
4.2.2. Tỷ trọng 36
4.2.3. Độ ẩm 36
4.3. Hiện trạng quản lý CTRSH ở TXTA tỉnh Long An 37
4.3.1. Thu gom và vận chuyển 37
4.3.2. Công tác xử lý CTRSH ở TXTA 39
4.4. Dự báo diễn biến về CTRSH ở TXTA 42
4.4.1. Diễn biến về khối lượng CTRSH 42
4.4.2. Diễn biến về thành phần CTRSH 44
CHƯƠNG 5
PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

5.1. Khái niệm về tái chế 48
5.2. Vấn đề thu gom chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế 48
5.2.1.Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy 48
5.2.2. Chất thải rắn khó phân hủy 49
5.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo hướng thu hồi tái chế 51
5.3.1. Phân loại tại nguồn 51
5.3.2. Phân loại tại khu vực hay nhà máy chế biến phân compost 52
5.3.3. Các chất thải rắn có khả năng tái chế 52
5.4. Đánh giá lựa chọn phương pháp xử lý 60
5.5. Các phương án tái chế chất thải rắn sinh hoạt 63
5.5.1. Tái chế tại nhà 63
5.5.2. Tái chế bên ngoài phạm vi gia đình 65

CHƯƠNG 6
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO THỊ XÃ TÂN AN TỈNH LONG AN

6.1. Đề xuất quy trình thu gom và phân loại 70
6.2. Đề xuất tái chế chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ bằng phương pháp ủ phân compost 71
6.2.1. Mô hình ủ phân compost 73
6.2.2. Lợi ích của phân compost khi bón cho cây 75
6.2.3. Đánh giá nhận xét chung về việc áp dụng phương pháp ủ phân compost để xử lý CTRSH cho TXTA 76
6.3. Tái chế chất thải rắn khó phân huỷ thành các sản phẩm hữu ích cho sinh hoạt và sản xuất 77
6.3.1. Tái chế các chất thải nhựa 77
6.3.2. Tái chế các chất thải là giấy 78
6.3.3. Tái chế các chất thải là thủy tinh 80
6.3.4. Tái chế các chất thải là kim loại 81
6.3.5. Nhận xét đánh giá các công nghệ tái chế 82
6.4. Các giải pháp hỗ trợ cho phương pháp tái chế CTRSH ở TXTA 83

CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận 86
7.2. Kiến nghị 87

7F18v3s5l3P39Sn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status