Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cúm gia cầm - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cúm gia cầm



Cũng như triệu chứng lâm sàng, mức độ bệnh tích đại thể của bệnh cúm gia cầm cũng rất đa dạng, phụ thuộc rất nhiều vào độc lực của virus và quá trình diễn biến của bệnh.
Các biến đổi đặc trưng về tổ chức học bao gồm: phù nề, xung huyết, xuất huyết và thâm nhập limpho đơn nhân cơ vân, cơ tim, lách, phổi, mào tích, gan, thận, tổ chức thần kinh.Ngoài sự thâm nhiễm tế bào limpho đơn nhân còn có các tế bào đặc trưng cho phản ứng viêm hoại tử.
Đi sâu nghiên cứu, nhiều tác giả đã nêu lên một số khác biệt về đặc điểm bệnh tích do từng chủng virus cúm gây ra. Khi bị nhiễm H9N5, có hoại tử nặng ở hệ lâm ba và xuất hiện đốm hoại tử ở lách nhưng khi nhiễm H5N2, H5N1 lại không có hoại tử ở hệ lâm ba. Hay hoại tử ở cơ tim, viêm cơ tim thường thấy ở các gia cầm mắc chủng H5N3. Những chủng virus gây ra các triệu chứng thần kinh thì bệnh tích thấy mạch vành xưng, hoại tử các tế bào thần kinh mà ít thấy tụ huyết, xuất huyết ở các mô thần kinh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u. Cộng với khả năng thích ứng rộng rãi trên nhiều loại vật chủ và tính kháng nguyên luôn biến đổi, nhờ sự sắp xếp tái tổ hợp các phân đoạn gene nên cúm typ A được coi là nhóm virus nguy hiểm nhất trong họ Orthomyxoviridae. Trong lịch sử chính những virus cúm typ A là thủ phạm gây nên những đợt dịch cúm kinh hoàng ở người và gia cầm.
Hạt virus (virion) có cấu trúc hình khối kéo dài đường kính trung bình khoảng 80 – 120nm. Vỏ virus là những protein có nguồn gốc từ màng tế bào mà virus đã lây nhiễm, bao gồm một số protein được glycosyl hóa và một số protein dạng trần không được glycosyl hóa. Protein bề mặt có cấu trúc từ các loại glycoprotein là các gai mấu có độ dài 10 – 14nm, đường kính 4 – 6nm.
Khi nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc hệ gene virus cúm typ A, Murphy và webster (1996) [46] cho thấy, tất cả các thành viên của nhóm virus cúm A đều có hệ gene là RNA một sợi có độ dài 13.500 nucleotid chứa 8 phân đoạn kế tiếp nhau mang mật mã cho 10 loại protein khác nhau của virus, 8 phân đoạn của sợi RNA có thể tách và phân biệt rõ ràng nhờ phương pháp điện di.
-Phân đoạn gene từ 1 - 3 mã hóa cho protein PB1, PB2 và PA là các protein có chức năng của enzyme polymerase, có vai trò bảo vệ sự sao chép và biên dịch RNA của virion (Biswas và Nayak, 1996) [30].
-Phân đoạn 4 mã hóa cho protein Hemagglutinin (HA) có chức năng bám dính vào thụ thể tế bào.
Theo Bosch và cộng sự (1979) [31], Very và cộng sự (1992) [49], HA là một polypeptide gồm hai chuỗi HA1 và HA2 nối với nhau bằng đoạn oligopeptid ngắn, đặc trưng cho các subtyp H (H1 đến H15) trong tái tổ hợp tạo nên biến chủng.
Mô típ của chuỗi nối oligopeptid chứa một số acid amin cơ bản làm khung, thay đổi đặc hiệu theo từng loại subtyp H. Sự biến đổi thành phần của chuỗi nối sẽ quyết định độc lực của biến chủng virus mới (Horimoto và Kawaoka, 1995) [36].
-Phân đoạn 5 mã hóa cho protein Nucleoprotein (NP) (Buckler White và Murphy, 1998) [32].
-Phân đoạn 6 là đoạn chịu trách nhiệm tổng hợp protein có vai trò như enzyme là Neuraminidase (NA), có chức năng acid sialic, giúp giải phóng RNA virus từ endosome và tạo virion mới. (Castrucci và Kaowaka, 1993) [33].
-Phân đoạn 7 mã hóa cho 2 tiểu phần protein đệm (Matrix protein) M1 và M2 (Holsinger và cộng sự 1994) [35], trong đó M2 là một tetramer có chức năng tạo khe H+, giúp cởi bỏ vỏ protein virus sau khi xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm, M1 có chức năng tham gia vào quá trình tổng hợp và nảy mầm của virus.
-Phân đoạn 8, với độ dài tương đối ổn định sẽ mã hóa cho 2 tiểu phần protein không cấu trúc NS1 và NS2 có các chức năng: chuyển RNA từ nhân ra kết hợp với M1, kích thích phiên mã, chống Interferon (luong và Palese, 1992) [44].
2.3.2.Đặc tính kháng nguyên của virus cúm typ A
Kháng nguyên của virus cúm diễn biến hết sức phức tạp do hiện tượng tái tổ hợp các thành phần cấu trúc của chủng này với chủng khác hay biến đổi từ chủng vô độc thành chủng có đọc lực cao hơn và gây bệnh. Sự đột biến của từng thành phần và loại hình kháng nguyên trong từng chủng virus cúm cũng góp phần tạo nên cấu trúc kháng nguyên mới, tạo các loại biến chủng mới với các đặc tính gây bệnh mới.
Các loại protein kháng nguyên: Protein nhân (Nucleoprotein-NP), Protein đệm (matrix protein – M1), Protein hemagglutimin – HA, Protein enzyme cắt thụ thể (Neutraminidase – NA) là những protein kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất.
Một trong đặc tính kháng nguyên quan trọng của virus cúm là khả năng gây ngưng kết hồng cầu của nhiều loài động vật mà thực chất là sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA trên bề mặt của virus với thụ thể có trên bền mặt hồng cầu làm cho hồng cầu ngưng kết với nhau tạo mạng ngưng kết qua các cầu nối virus. Từ đặc tính kháng nguyên này có thể sử dụng các phản ứng ngưng kết hòng cầuHA và ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibitory test) trong chẩn đoán cúm gia cầm.
Theo Ito và Kawaoka (1998) [40], sự phức tạp trong diến biến kháng nguyên mà virus cúm có được là do sự biến đổi và trao đổi kháng nguyên trong nội bộ gene và giữa gene hemagglutinin (HA) và gene neutraminidase (NA).
Sự biến đỏi chính nội bộ gene hay biến dị ngẫu nhiên (drift) mà bản chất là sự thay đổi nucleotid trong đoạn gene là biến dị xảy ra liên tục thường xuyên trong quá trình tồn tại của virus cúm. Chính nhờ sự biến đổi này cho phép virus cúm A tạo nên 15 biến thể gene HA (H1 đến H15) và 9 biến thể gene NA (N1 đến N9).
Cũng nhờ hiện tượng Drift của virus cúm có thể lí giải được không phải mọi H1, H5 hay Hx hay N1, N2, hay Nx đều giống nhau. Sự khác nhau trong chính các Hx hay Nx do biến dị ngẫu nhiên tạo nên tính thích ứng với từng loài vật chủ khác nhau và mức độ độc lực gây bệnh khác nhau ở chính mỗi loại hình tái tổ hợp HA và NA. (Suarez và cộng sự, 1998)[48].
Bên cạnh hiện tượng Drift, sự biến đổi hệ gene của virus cúm A còn được diễn ra nhờ hiện tượng tái tổ hợp gene – hiện tượng thay ca (Shift) ít xảy ra hơn, hiện tượng này chỉ xảy ra khi hai hay nhiều virus cúm cùng nhiễm vào tế bào. Tuy nhiên chỉ xuất hiện với tần xuất rất thấp nhưng khi hiện tượng tái tổ hợp gene (thay ca) xảy ra sẽ gây ra dịch lớn cho người và động vật, với mức độ nguy hiểm không thể lường trước được. Hiện tượng Shift ở virus cúm A cho thấy nguy cơ của sự lưu hành đồng thời nhiều loại virus cúm với số lượng lớn trong cùng một không gian và thời gian kéo dài.
Một điều không thể không nói đến trong nghiên cứu về đặc tính khang nguyên của virus cúm là giữa các biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtyp về huyết thanh học không hay rất ít có phản ứng chéo. Vì thế đực điểm này sẽ gây một trở ngại lớn cho các nghiên cứu nhằm tạo ra vaccine cúm cho người và động vật. (Kawaoka, 1992) [42], (Ito và cộng sự, 1998) [41].
Về mặt lý thuyết, khi xâm nhập vào cơ thể động vật, virus cúm A sẽ tạo nên sự hình thành của các kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng HA, chỉ có loại kháng thể này mới có thể trung hòa virus cho bảo hộ miễn dịch. Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus: Kháng thể kháng NA có tác dụng ngăn cản giải phóng virus, kháng thể kháng M2 có tác dụng ngăn cản chức năng protein M2 không cho quá trình bao gói virus xảy ra (Lu và cộng sự, 1999) [43], (Seo và Webster, 2000) [47].
2.3.3.Thành phần hóa học và sức kháng của virus
Bên cạnh các đặc tính về cấu trúc và đực tính kháng nguyên thành phần hóa học của virus cúm gia cầm cũng được nghiên cứu khá kĩ: RNA của virus chiếm 0,8 – 1,1%; protein chiếm 70 – 75%; lipid chiếm 20 – 24%và hydratcacbon chiếm 5 – 8% khối lượng của hạt virus.
Protein cấu tạo virus chủ yếu là glycoprotein, còn lipid tập chung chủ yếu ở màng virus là loại lipid có gốc phospho, số còn lại là cholesterol và glucolipid.
Về sức kháng của virus, các kết quả khảo sát cho thấy rằng, nhìn chung sức kháng của virus tương đối yếu. Virus cúm rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở 50 – 60oC chỉ trong vài phút virus mất độc tính. Các dung môi hòa tan lipid, các chất sát trùng, các chất oxy hóa mạnh, fomaldehyt đều có khả năng bất hoạt virus. Điểm đẳng điện virus tương ứng với pH = 5,3. Ở vùng pH thấp (có tính acid) độc tính viru...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status