Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên



MỤC LỤC
Trang
Phần 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
2.1.1. Thành phần và đặc điểm sinh học của các loài sán ký sinh ở gà 3
2.1.1.1. Thành phần của các loài sán dây ký sinh ở gà 3
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo các loài sán dây gây bệnh 6
2.1.2. Dịch tễ học bệnh sán dây gà 16
2.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây gà 20
2.1.4. Chẩn đoán bệnh sán dây gà 22
2.1.5. Điều trị và phòng bệnh cho gà 23
2.1.5.1. Điều trị 23
2.1.5.2. Phòng bệnh 25
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 28
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 31
PHẦN 3 35
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG 35
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 35
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 35
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 35
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại TP Thái Nguyên 35
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên 36
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá cường độ nhiễm sán dây 36
3.4.1.1. Phương pháp thu thập mẫu 36
3.4.1.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 37
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm đốt và trứng sán dây ở mẫu đất bề mặt nền chuồng và khu vực chăn thả 37
3.4.3. Phương pháp mổ khám, thu thập bệnh phẩm làm tiêu bản vi thể 37
3.4.4. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn 38
3.4.4.1. Lứa tuổi gà 38
3.4.4.2. Mùa vụ trong năm 38
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà 38
3.4.5.1. Phương pháp xác định sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh 39
3.4.5.2. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định các chỉ số huyết học của gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ 39
3.4.5.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu hoá do sán dây gây ra 39
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 40
3.5.2. Đối với các tính trạng định lượng 40
3.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa hai số trung bình 41
PHẦN 4 43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC DIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TP. THÁI NGUYÊN 43
4.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại 4 xã phường của TP Thái Nguyên 43
4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các phường xã 43
4.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà 45
4.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ 47
4.1.2. Sự phát tán đốt sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà 49
4.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ 50
4.2.1. Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh 50
4.1.2. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây 53
4.1.3. Sự thay đổi chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây 55
4.1.4. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bệnh 60
4.1.5. Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra 62
PHẦN 5 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
5.1. KẾT LUẬN 67
5.2. ĐỀ NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 68
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n pháp phòng chống các bệnh giun sán. Tác giả cho rằng biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh giun sán ở gia cầm là biện pháp phòng trừ tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán ở môi trường cũng như trong cơ thể vật chủ. Như vậy, khâu quan trọng trong biện pháp phòng trừ tổng hợp là tẩy sán dây cho gà. Có thể tẩy sán non và sán trưởng thành. Nhưng thực tế trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, mầm bệnh luôn tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, ngay trong bản thân con vật cũng tồn tại sán ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó nên chọn các loại thuốc diệt được sán ở tất cả các giai đoạn phát triển để tránh mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.
Nguyễn Xuân Bình và CS (2002) [1] cho rằng, việc phòng bệnh sán dây cho gà cần thực hiện các bước sau:
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ, đặc biệt là dọn phân thường xuyên để đốt.
- Dùng các loại thuốc diệt ký chủ trung gian kiến, ruồi…
- Sắp đặt chuồng nuôi và sân nuôi xoay vòng.
Để phòng chống bệnh sán dây có hiệu quả, đồng thời với việc tẩy sán phải sử dụng các biện pháp sau:
- Chuồng nuôi sân chơi phải khô ráo, sạch sẽ, vì đây là nơi tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh. Do đó có thể thường xuyên thay đệm lót chuồng.
- Vườn chăn thả phải luôn sạch sẽ, đồng thời diệt ký chủ trung gian để tránh cho gà không có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian gây bệnh.
- Xử lý phân để diệt đốt sán và trứng sán, làm cho môi trường sạch hơn. Hàng ngày phải thu dọn phân ở chuồng và vườn thả gà, tập trung ủ nhiệt sinh học, sau 3- 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 - 70 ºC sẽ làm trứng chết. Có thể cho thêm tro bếp, vôi bột và lá xanh vào để thêm nhiệt độ cho đống ủ.
- Luôn đảm bảo khẩu phần ăn đủ về số lượng và chất lượng. Bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin, nguyên tố vi lượng.
- Cho gà uống nguồn nước sạch.
Nhiều tác giả khi nói đến việc phòng trừ bệnh giun sán nói chung và bệnh sán dây nói riêng đều thống nhất cho rằng cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau:
- Định kỳ dùng thuốc tẩy sán dây cho gà.
- Tập trung phân để ủ diệt trứng sán dây, định kỳ làm vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng trại và sân chơi.
- Không chăn thả gà ở những vườn chăn thả ẩm thấp.
- Cách ly gà con, nuôi ở chuồng và sân chơi sạch sẽ.
- Áp dụng các biện pháp diệt côn trùng như: Xịt thuốc diệt côn trùng, nhưng phải chú ý không gây độc cho gà, giữ sạch thức ăn và ngồn nước uống cho gà.
- Nuôi dưỡng theo khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó cần bổ sung đạm, khoáng và các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B.
Bên cạnh đó việc dùng thuốc tẩy phòng bệnh là biện pháp có ý nghĩa quan trọng để tiêu diệt sán dây ngay từ khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể ký chủ, hay khi sán còn chưa đạt đến giai đoạn trưởng thành, chưa có đốt sán già thải ra ngoài nên chưa có khả năng phát tán mầm bệnh ra môi trường (Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1978; Phạm Văn Khuê và cs, 1996; Soulsby, 1982; Hansen, 1994; Urquhart, 1996; Kaufmann, 1996…)
Ngoài ra còn có các phương pháp tấn công ký sinh trùng ở từng giai đoạn:
- Chống giai đoạn thứ nhất: Ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký chủ cuối cùng. Có thể tiêu diệt chúng bằng hai phương pháp:
+ Dùng thuốc đặc hiệu để diệt ký sinh trùng.
+ Tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết tất cả những vật mắc bệnh (phương pháp này triệt để nhưng tốn kém).
- Chống giai đoạn thứ hai - trứng:
+ Tiêu diệt hầu hết trứng bằng cách thu nhặt phân đem chôn.
+ Có thể ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, đối với gia súc chăn thả phải ngăn không cho trứng lên đồng cỏ phát triển bằng cách làm cho đồng cỏ luôn khô ráo.
- Chống giai đoạn thứ ba và thứ tư (phôi thai và ấu trùng):
Diệt toàn bộ phôi thai và ấu trùng tự do ngoài đồng cỏ và ao tù bằng vôi bột, sunfat sắt, sunfat đồng với lượng 400kg vôi bột/ha đồng cỏ và 5 kg vôi bột/100 m³ nước ao.
Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm nhập vào cơ thể ký chủ.
Hàng ngày, dọn sạch phân chuồng và ủ, dùng sức nóng khi ủ diệt trứng sán. Theo dõi sức khỏe gà, nếu thấy có triệu chứng nghi ngờ cần kịp thời tẩy sán. Trong thời gian tẩy nhốt gà lại 2-3 ngày, thu hết phân thải vì trong phân có nhiều đốt chứa trứng sán.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các loài giun sán. Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam đã được bắt đầu hơn một thế kỷ nay, do các bạn sỹ y học, thú y học người Pháp thực hiện. Năm 1870, Cande.J lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán ký sinh ở người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và động vật hoang dã.
Năm 1927, Joyeux và Houdemer đã xuất bản công trình nghiên cứu khu hệ giun sán ở Đông Dương, các tác giả đã phát hiện được ở động vật Việt Nam 13 loài sán dây, trong đó có 8 loài được tìm thấy lần đầu tiên: R. tetrragona, R.frayi, R. echinobothrida, Amoebotania cuneata.
Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đây, trong đó có thêm 23 loài nữa, ở gà nhà có các loài: Cotugnia, digonopora, C. cuneata, R. cesticillus, Hymenolepis carioca, Davainea proglottina.
Năm 1969, Bùi Lập và CS phát hiện được gà ở Hà Bắc nhiễm 4 loài sán dây: C. digonopora, R. tetragona, R. cesticillus và R. echinobothrida.
Năm 1972, Oschmarin và CS nghiên cứu mẫu sán dây thu được ở một số động vật sống hoang dại tại ven biển Vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được 57 loài sán dây, trong đó có 26 loài lần đầu gặp ở Việt Nam: R. penetrans norva, R. penetrans, R. peradenica, R. georgiensis…
Năm 1978, Nguyễn Thị Kỳ và CS đã xem xét lại toàn bộ mẫu thu được ở gà rừng và gà nhà Việt Nam từ năm 1962 tại Viện Động vật học Petersburg đã phát hiện được 9 loài sán dây, trong đó R.(paroniella) tinguiana được phát hiện lần đầu.
Đến năm 1994 và 1995 trên cơ sở mẫu, tư liệu và tài liệu thu thập được tử năm 1962, Nguyễn Thị Kỳ đã đi sâu vào nghiên cứu khu hệ sán dây ở động vật Việt Nam, thống kê và phát hiện được 148 loài, sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại (Đặng Ngọc Thanh và CS, tập 13, 2003) [17].
Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8] cho biết: Gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm sán dây Raillietina spp. Nhưng gà con bị nhiễm sán với tỷ lệ và cường độ cao, phát bệnh ở thể cấp tính và chết nhiều, nhất là gà từ 1 - 3 tháng tuổi. Gà trưởng thành nhiễm sán đôi khi không thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng chỉ thấy gà gầy dần, tăng trọng giảm, giảm đẻ trứng (đối với gà mái). Các giống gà thịt và gà hướng trứng cao sản nhập nội chưa thích nghi với điều kiện sinh thái nước ta nên bị nhiễm sán nặng hơn các giống gà nội.
Đỗ Hồng Cường và CS (1999) [2] khi mổ khám 511 gà (trong đó có 305 gà Ri và 206 gà Lơgo) cho biết, thành phần các lớp giun sán ký sin...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status