Phương án triển khai tổng đài đa dịch vụ trong mạng thế hệ mới - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Phương án triển khai tổng đài đa dịch vụ trong mạng thế hệ mới



1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5
1.1 Công nghệ chuyển mạch 5
1.1.1 IP 6
1.1.2 ATM 7
1.1.3 MPLS 7
1.1.4 Vấn đề tiêu chuẩn hoá 10
2. GIẢI PHÁP CỦA CÁC HÃNG 12
2.1 Giải pháp của Ericsson 13
2.1.1 Các loại serie thiết bị 14
2.1.1.1 Dòng AXD 14
2.1.1.2 Dòng AXI 15
2.1.2 Kết nối với mạng hiện thời 16
2.1.3 Độ mềm dẻo và tính tương thích 16
2.2 Giải pháp của SIEMENS 16
2.2.1 Cấu trúc chung 16
2.2.2 Các loại serie thiết bị 17
2.2.3 Kết nối với mạng hiện thời 17
2.2.4 Độ mềm dẻo và tính tương thích 17
2.3 Giải pháp của Alcatel 18
2.3.1 Cấu trúc chung 18
2.3.2 Các loại serie thiết bị 20
2.3.2.1 Alcatel 7770 Routing Core Platform (RCP) 20
2.3.2.2 Alcatel 7670 Routing Switch Platform 20
2.3.3 Kết nối với mạng hiện thời 21
2.3.4 Độ mềm dẻo và tính tương thích 21
2.4 Giải pháp của Nortel 21
2.4.1 Cấu trúc chung 21
2.4.2 Các loại serie thiết bị 22
2.4.2.1 Tổng đài đa dịch vụ Passport15000 23
2.4.2.2 Tổng đài đa dịch vụ Passport15000-BSN 23
2.4.2.3 Tổng đài đa dịch vụ Passport15000-VSS 23
2.4.2.4 Tổng đài đa dịch vụ Passport7400 24
2.4.3 Kết nối với mạng hiện thời 24
2.4.4 Độ mềm dẻo và tính tương thích 24
2.5 Giải pháp của Cisco 24
2.5.1 Cấu trúc chung 24
2.5.1.1 Mạng chuyển mạch lõi 25
2.5.1.2 Điểm truy cập dịch vụ - PoP 26
2.5.1.3 Mạng thành thị 26
2.5.2 Các loại serie thiết bị 27
2.5.2.1 Mạng chuyển mạch lõi 27
2.5.2.2 Service POP 27
2.5.2.3 Mạng thành thị 28
2.5.3 Kết nối với mạng hiện thời 28
2.5.4 Độ mềm dẻo và tính tương thích 28
2.6 Giải pháp của Lucent 29
2.6.1 Cấu trúc chung 29
2.6.2 Các loại serie thiết bị 30
2.6.2.1 MSC 25000 Multiservice Packet Core Switch 30
2.6.2.2 The Metropolis Multiservice Transmission (MetroMSX) 30
2.7 Đánh giá và kết luận 31
3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÁC TỔNG ĐÀI ĐA DỊCH VỤ 32
3.1 Những khái niệm cơ bản 32
3.2 Nguyên tắc tổ chức và cung cấp dịch vụ 33
3.3 Kết nối với mạng hiện thời 35
4. PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ TRIỂN KHAI CÁC TỔNG ĐÀI ĐA DỊCH VỤ 36
4.1 Hiện trạng các nút chuyển mạch và khả năng chuyển đổi 36
4.1.1 Hệ thống chuyển mạch kênh 36
4.1.2 Các mạng chuyển mạch gói truyền số liệu 36
4.1.3 Mạng Internet quốc gia 36
4.2 Các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết 37
4.2.1 Xác định nhu cầu và lưu lượng truyền tải qua mạng 37
4.2.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ 37
4.2.2.1 Các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng 37
4.2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật đối với giao thức 37
4.2.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện 37
4.2.3 Giải quyết vấn đề kết nối với mạng hiện tại 38
4.2.4 Tổ chức mạng truy nhập băng rộng 38
4.3 Phương án và lộ trình triển khai 39
4.3.1 Phương án 1 39
4.3.1.1 Nội dung 39
4.3.1.2 Ưu điểm 39
4.3.1.3 Nhược điểm 39
4.3.2 Phương án 2 39
4.3.2.1 Nội dung 39
4.3.2.2 Ưu điểm 40
4.3.2.3 Nhược điểm 40
4.3.3 Phương án 3 40
4.3.3.1 Nội dung 40
4.3.3.2 Ưu điểm 40
4.3.3.3 Nhược điểm 41
4.3.4 Phương án 4 41
4.3.4.1 Nội dung 41
4.3.4.2 Ưu điểm 41
4.3.4.3 Nhược điểm 41
4.3.5 Lựa chọn phương án và kế hoạch triển khai 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quan trọng quyết định khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng của công nghệ đó.
Các tiêu chuẩn liên quan đến IP và ATM đã được xây dựng và hoàn thiện trong một thời gian tương đối dài đặc biệt là ATM đã được các tổ chức tiêu chuẩn lớn như ITU-T, ATM-F, IETF... quan tâm nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn. Nói chung cho đến thời điểm hiện nay, các tiêu chuẩn về IP, ATM đã tương đối hoàn chỉnh kể cả tiêu chuẩn MPOA ( Đa giao thức qua ATM) hay IPv6.
Các tiêu chuẩn về MPLS chủ yếu được IETF phát triển (các tiêu chuẩn RFC) hiện đang tiếp tục hoàn thiện. Nhóm làm việc MPLS là một tập các nhóm làm việc bao gồm các phạm vi ‘sub-IP’ mà IESG thành lập gần đây. Tất cả các nhóm làm việc sub-IP tạm thời đang được đặt trong General Area cho đến khi IESG quyết định cấu trúc quản lý cuối cùng cho việc quản lý các nhóm này.
Nhóm làm việc MPLS chịu trách nhiệm chuẩn hoá các công nghệ cơ sở cho sử dụng chuyển mạch nhãn và cho việc thi hành các đường chuyển mạch nhãn trên các loại công nghệ lớp liên kết, như Frame Relay, ATM và các công nghệ LAN (Ethernet, Token Ring, v.v..). Nó bao gồm các thủ tục và các giao thức cho việc phân phối nhãn giữa các bộ định tuyến, xem xét về đóng gói và multicast.
Các mục tiêu khởi đầu của nhóm làm việc đã gần như hoàn thành. Cụ thể, nó đã xây dựng một số các RFC (xem liệt kê phía dưới) định nghĩa Giao thức phân phối nhãn cơ sở (LDP), kiến trúc MPLS cơ sở và đóng gói gói tin, các định nghĩa cho việc truyền MPLS qua các đường liên kết ATM, Frame Relay.
Các mục tiêu gần đây của nhóm làm việc là:
1. Hoàn thành các chỉ mục còn tồn tại;
2. Phát triển các tiêu chuẩn đề nghị của nhóm làm việc MPLS thành các bản Dratf Standard. Bao gồm: LDP, CR-LDP, và các tiêu chuẩn kỹ thuật RSVP-TE cũng như vấn đề đóng gói;
3. Định rõ các mở rộng phù hợp với LDP và RSVP cho việc xác nhận LSP nguồn;
4. Hoàn thành các công việc trên MPLS-TE MIB;
5. Xác định các cơ chế chấp nhận lỗi cải tiến cho LDP;
6. Xác định các cơ chế phục phồi MPLS cho phép một đường chuyển mạch nhãn có thể được sử dụng như là một bản dự trữ cho một tập các đường chuyển mạch nhãn khác bao gồm các trường hợp cho phép sửa cục bộ;
7. Cung cấp tài liệu về các cách đóng gói MPLS mở rộng cho phép hoạt động trên các đường chuyển mạch nhãn trên các công nghệ lớp thấp hơn, như phân chia theo thời gian (SONET ADM), độ dài bước sóng và chuyển mạch không gian;
8. Hoàn tất các công việc đang tiến hành cho việc xác định cơ cấu với IP Multicast qua các đưòng chuyển mạch nhãn;
Bảng sau mô tả các tiêu chuẩn RFC đã được IETF công bố:
Bảng 1: Các tiêu chuẩn RFC về MPLS.
STT
Tên RFC
Carrying Label Information in BGP-4
Definitions of Managed Objects for the Multiprotocol Label Switching, Label Distribution Protocol (LDP)
LDP State Machine
RSVP-TE: Extensions to RSVP for LSP Tunnels
Constraint-Based LSP Setup using LDP
MPLS Traffic Engineering Management Information Base Using SMIv2
MPLS Support of Differentiated Services
Framework for IP Multicast in MPLS
MPLS Label Switch Router Management Information Base Using SMIv2
ICMP Extensions for MultiProtocol Label Switching
Applicability Statement for CR-LDP
Applicability Statement for Extensions to RSVP for LSP-Tunnels
LSP Modification Using CR-LDP
LSP Hierarchy with MPLS TE
Link Management Protocol (LMP)
Framework for MPLS-based Recovery
Multiprotocol Label Switching (MPLS) FEC-To-NHLFE (FTN) Management Information Base Using SMIv2
Fault Tolerance for LDP and CR-LDP
Generalized MPLS - Signaling Functional Description
MPLS LDP Query Message Description
Signalling Unnumbered Links in CR-LDP
LDP Extensions for Optical User Network Interface (O-UNI) Signaling
Signalling Unnumbered Links in RSVP-TE
Requirements for support of Diff-Serv-aware MPLS Traffic Engineering
Extensions to RSVP-TE and CR-LDP for support of Diff-Serv-aware MPLS Traffic Engineering
Generalized MPLS Signaling - CR-LDP Extensions
Generalized MPLS Signaling - RSVP-TE Extensions
Như vạy có thể nhận thấy công việc tiêu chuẩn hoá MPLS để các hãng có thể đưa ra các thiết bị thương mại đã được tiến hành rất nhanh chóng và thuận lợi. Các sản phẩm thương mại MPLS đã xuất hiện nhiều trên thị trường và bảo đảm độ tương thích tuân theo các tiêu chuẩn RFC.
ITU-T cũng không đứng ngoài cuộc trong quá trình xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn MPLS. Bảng sau chỉ ra những nghiên cứu và kế hoạch của ITU trong việc xây dựng các tiêu chuẩn MPLS.
Bảng 2: Các nghiên cứu đón đầu của ITU-T về MPLS.
Tiêu đề
Cập nhật
N1/Q.20: Mô tả và tiêu chuẩn đo cho IP qua ATM trong B-ISDN
06/98
N2/Q.20: Cấu trúc IP qua ATM trong B-ISDN
06/98
N3/Q.20: Hỗ trợ IP QoS
06/98
N4/Q.20: Hỗ trợ IP Multicast
06/98
N5/Q.20: Hỗ trợ VPN
06/98
N6/Q.20: Sử dụng dịch vụ tên miền IP qua ATM trong B-ISDN
06/98
N7/Q.20: Bản tin cấu trúc giao thức lõi.
06/98
N8/Q.20: Mô tả sơ bộ về giao thức lõi
09/98
N9/Q.20: Sử dụng cấu trúc MPLS trong IP qua ATM trong B-ISDN
09/98
GIẢI PHÁP CỦA CÁC HÃNG
Với quá trình phát triển rất nhanh của công nghệ và nhu cầu của thị trường đòi hỏi, các hãng đều đưa ra những giải pháp của mình đối vớithiết bị chuyển mạch đa dịch vụ trong mạng tương lai.
Giải pháp của Ericsson
Tầm nhìn của Ericsson cho các mạng tương lai nhắm tới cơ sở hạ tầng mạng đa dịch vụ dựa trên các công nghệ chuyển mạch gói mới và được thiết kế cho các dịch vụ thời gian thực. Nó có khả năng truyền lưu lượng với cường độ lớn đáp ứng những đòi hỏi kết nối mạng của môi trường viễn thông cạnh tranh. Các công nghệ sử dụng trong kiến trúc này được tối ưu hoá để đạt được chi phí vận hành thấp nhất tới mức có thể và cơ hội thu lợi lớn nhất có thể cho nhà vận hành.
Vào cuối thế kỉ 20, mạng cố định, di động và truyền số liệu cùng đồng thời tồn tại riêng rẽ. Những mạng này chia sẻ các loại phương tiện truyền dẫn (cáp quang, SDH/SONET) và một phần tăng trưởng của lưu lượng thoại là cho truy cập internet quay số dial up. Truy nhập băng rộng hầu hết tồn tại dưới hình thức các kênh dữ liệu tốc độ cao cho các doanh nghiệp lớn.
Mỗi mạng có một hệ thống quản lý của mình, các tài nguyên chuyển mạch, truyền dẫn và truy nhập của mình và cả các loại thiết bị đầu cuối riêng. Mỗi nhà vận hành chịu trách nhiệm tất cả trong việc cung cấp toàn bộ dây chuyền từ truy nhập thuê bao đến phân phối và cung cấp dịch vụ qua cơ sở hạ tầng mạng của họ. Tình trạng này vẫn còn tồn tại với hầu hết các nhà vận hành hiện nay, nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi.
Ericson đưa ra giải pháp Engine cho mạng thế hệ sau với cấu trúc mạng mới là khá khác biệt. Đó là một kiến trúc mở, ở đây các chức năng viễn thông được phân chia theo các lớp như sau:
Các ứng dụng người sử dụng nằm tại biên của mạng, có thể truy nhập thông qua các dịch vụ mạng.
Các ứng dụng điều khiển liên lạc trong mạng, bao gồm
Sử dụng và cung cấp các dịch vụ điều khiển lớp cao hơn, ví dụ như truy nhập dịch vụ, di động, các chức năng AAA.
Các tài nguyên cơ sở hạ tầng mạng điều khiển lớp thấp hơn
Liên kết (ví dụ, mạng truy nhập và truyền gói tin)
Các loại serie thiết bị
Dòng AXD
AXD301
Tổng đài đa dịch vụ chất lượng cao AXD 310 được thiết kế sử dụng tất cả các kinh nghiệm của ericsson trong quá trình hỗ trợ các giải pháp cho mạng viễn thông công cộng. H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status